Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:

Chú trọng đầu tư phát triển

11:00 | 12/10/2024

287 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngay khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam (tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV), công tác đầu tư được các cấp lãnh đạo quan tâm, thúc đẩy, coi đây là “chìa khóa” cho sự tăng trưởng và phát triển của Tổng công ty/ Tập đoàn, được triển khai cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từ đầu tư mỏ mới, đầu tư đổi mới công nghệ đến đầu tư phát triển mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tăng mức độ an toàn và thực hiện tốt công tác môi trường.
 Hoạt động khai thác lộ thiên được TKV đầu tư nghiên cứu, sử dụng nhiều giải pháp; đầu tư đồng bộ  thiết bị công suất lớn, tăng ổn định bờ mỏ, bãi thải, nâng hiệu quả khai thác
Hoạt động khai thác lộ thiên được TKV đầu tư nghiên cứu, sử dụng nhiều giải pháp; đầu tư đồng bộ thiết bị công suất lớn, tăng ổn định bờ mỏ, bãi thải, nâng hiệu quả khai thác

Đối với khai thác lộ thiên

Trong 30 năm qua, TKV đã nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp tăng ổn định bờ mỏ, bãi thải; sử dụng phương pháp nổ mìn tiên tiến (tạo biên, tạo hào chắn sóng…) với các loại thuốc nổ có hiệu suất cao, thân thiện với môi trường. Đầu tư sử dụng đồng bộ thiết bị công suất lớn (ô tô có tải trọng đến 100-130 tấn, máy khoan đường kính đến 230-280 mm, máy xúc thủy lực gàu ngược dung tích gàu 12m3) để thay thế cho thiết bị công suất nhỏ, máy xúc tay gàu kéo cáp chạy điện. Đầu tư hệ thống vận tải liên hợp ôtô - băng tải, ôtô khung mềm…

Đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều   dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ  trong khai thác hầm lò
Đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác hầm lò

Đối với khai thác hầm lò

Về đào chống lò, từ chủ yếu là khoan bắn mìn và xúc bốc thủ công, trong những năm qua, TKV đã từng bước cơ giới hóa các công đoạn. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay đã đầu tư và đưa vào sử dụng 13 dây chuyền cơ giới hóa (CGH) đồng bộ đào lò than bằng máy EBH-45; và các thiết bị phục vụ đào lò như máy khoan xúc đa năng, các chủng loại máy xúc hầm lò và thiết bị chống lò neo. Về khai thác, từ chủ yếu là các lò chợ chống gỗ, chống cột xà sắt ma sát và buồng thượng, đến nay chủ yếu là các lò chợ giá thủy lực di động, lò chợ giàn chống mềm. Trong 10 năm gần đây, TKV đã triển khai áp dụng CGH khai thác, duy trì 11 dây chuyền lò chợ CGH đồng bộ. Tỷ lệ sản lượng khai thác than hầm lò bằng CGH đồng bộ (năm 2023 đạt 4,3 triệu tấn/27,4 triệu tấn, bằng 15,7% tổng sản lượng). Về vận tải thiết bị, vật liệu, từ chủ yếu bằng thủ công bán cơ giới, đến nay đã cơ bản đầu tư cơ giới hóa toàn bộ các khâu vận tải. Các hệ thống tời trục thủy lực, hệ thống monoray diezel, hệ thống monoray khí nén, tời cáp treo vô cực chở người và hệ thống toa xe chở người được kéo bởi đầu tàu điện trên đường ray phủ hầu hết khai trường mỏ để vận chuyển vật tư, thiết bị và chở người.

Đầu tư, sử dụng các hệ thống quan trắc, giám sát khí mỏ tập trung tự động, kiểm soát người ra vào lò, tự động hóa điều khiển hầm bơm trung tâm, tự động hóa điều khiển hệ thống thông gió mỏ, trạm quạt, đóng mở cửa gió, trạm dung dịch nhũ hóa, trạm nén khí, băng tải, trạm điện phân phối...

Đến nay đã cơ bản đầu tư cơ giới hóa  toàn bộ các khâu vận tải với các hệ thống  tời trục thủy lực, hệ thống monoray  diezel, hệ thống monoray khí nén, tời cáp  treo vô cực chở người, hệ thống toa xe  chở người…
Đến nay đã cơ bản đầu tư cơ giới hóa toàn bộ các khâu vận tải với các hệ thống tời trục thủy lực, hệ thống monoray diezel, hệ thống monoray khí nén, tời cáp treo vô cực chở người, hệ thống toa xe chở người…

Đầu tư các nhà máy sàng tuyển, hệ thống vận tải ngoài

TKV đã tổ chức đầu tư duy trì, cải tạo các nhà máy sàng tuyển than hiện có, đồng thời nâng cấp, đầu tư mới các nhà máy sàng tuyển than, nâng cao khả năng tự động hóa và bảo đảm đáp ứng năng lực sàng tuyển than phục vụ sản xuất.

Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các hệ thống băng tải để vận chuyển than từ khu vực khai khác đến các nhà máy sàng tuyển và từ kho than, các nhà máy sàng tuyển đến các điểm tiêu thụ… Hiện nay, hệ thống sàng tuyển, vận tải ngoài của TKV khá hoàn thiện, về cơ bản không còn sử dụng ôtô để vận chuyển than mà được thay thế bằng các hệ thống vận tải băng tải được vận chuyển tự động hóa, điều khiển tập trung, từng bước bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đầu tư phát triển ngành khoáng sản và vật liệu nổ công nghiệp

Từ chỗ trước đây chủ yếu khai thác và sản xuất quặng tinh, phần lớn để xuất khẩu, TKV đã đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khoáng sản, luyện kim. Đầu tư Nhà máy Luyện đồng Lào Cai để sản xuất đồng kim loại công suất 10.000 tấn/năm (đi vào hoạt động năm 2008); Đầu tư Nhà máy Luyện đồng Bản Qua để nâng công suất sản xuất đồng tấm lên 30.000 tấn/năm (đi vào hoạt động năm 2021); Nhà máy điện phân chì kẽm Thái Nguyên công suất 10.000 tấn/năm (đi vào hoạt động năm 2007); Tổ hợp bauxite Nhôm Lâm Đồng công suất 650 nghìn tấn/năm (đi vào hoạt động năm 2013), Tổ hợp bauxite Nhôm Nhân Cơ - Đắk Nông công suất 650 nghìn tấn/ năm (đi vào hoạt động năm 2017). Hai tổ hợp bauxite nhôm hằng năm đạt sản lượng 1,45 triệu tấn alumin quy đổi, vượt 10% công suất thiết kế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, TKV đã đầu tư và bàn giao đưa vào hoạt động Nhà máy Amon Nitrat công suất 200.000 tấn/năm vào năm 2015. Đây là nhà máy sản xuất tiền chất thuốc nổ duy nhất của Việt Nam đến nay. Qua đó góp phần tự chủ nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trong nước.

Đầu tư phát triển công nghiệp điện

Với vai trò là một trong 3 trụ cột bảo đảm an ninh năng lượng Quốc gia, thời gian qua, TKV đã đẩy mạnh đầu tư phát triển các dự án nhiệt điện than. Đến năm 2017, tổng công suất của các nhà máy điện TKV đã đi vào hoạt động đạt 1.730 MW.

 Khởi công Dự án cải tạo mở rộng  nâng công suất mỏ than Cao Sơn
Khởi công Dự án cải tạo mở rộng nâng công suất mỏ than Cao Sơn

Giá trị thực hiện đầu tư 30 năm

Giai đoạn 1995 - 2004: Tổng giá trị thực hiện đạt 11.350 tỷ đồng, trung bình mỗi năm đầu tư 1.135 tỷ đồng. Năm 1995 - năm đầu tiên TVN đi vào hoạt động, giá trị thực hiện đầu tư mới ở mức 500 tỷ đồng; Đến năm 2003, năm cuối giai đoạn này, giá trị đầu tư đã tăng 4.220 tỷ đồng. Đây được xem là năm cao điểm thực hiện đầu tư của TKV với việc đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện đầu tiên của TKV - Nhà máy Nhiệt điện Na Dương, khởi công từ tháng 4/2002.

Giai đoạn 2005 - 2014: Tổng giá trị thực hiện đạt 180.720 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm, TKV đầu tư 18.072 tỷ đồng. Trong đó, năm 2010, TKV đã thực hiện đầu tư đạt giá trị cao nhất kể từ khi thành lập đến nay với giá trị thực hiện đầu tư 33.300 tỷ đồng. Giai đoạn này, TKV đã triển khai khởi công và hoàn thành nhiều dự án lớn thuộc các lĩnh vực kinh doanh chính như than, điện, khoáng sản.

Chú trọng đầu tư phát triển

Giai đoạn 2015 - 2024: Thực hiện đầu tư toàn Tập đoàn giai đoạn 10 năm (từ 2015 - 2024) đạt 118.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm Tập đoàn đầu tư 11.800 tỷ đồng, trong đó: Lĩnh vực công nghiệp than đạt 75.700 tỷ đồng (trung bình 7.570 tỷ đồng/năm), chiếm tỷ trọng 64% so với tổng giá trị đầu tư của toàn Tập đoàn. Lĩnh vực khoáng sản đạt 29.000 tỷ đồng (trung bình 2.900 tỷ đồng/năm), chiếm 25% tổng giá trị đầu tư của Tập đoàn.

 TKV triển khai khởi công và  hoàn thành, phát triển các  dự án nhiệt điện than
TKV triển khai khởi công và hoàn thành, phát triển các dự án nhiệt điện than

Công nghiệp điện đạt 5.000 tỷ đồng (trung bình 500 tỷ đồng/ năm), chiếm 4% tổng giá trị đầu tư của Tập đoàn. Vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất và các lĩnh vực khác đạt 8.300 tỷ đồng (trung bình 830 tỷ đồng/năm), chiếm 7% tổng giá trị thực hiện đầu tư của Tập đoàn.

P.V

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps