//gn-ix.net/rss_feed/ Sat, 19 Oct 2024 21:25:07 +0700 //gn-ix.net/lo-hong-trong-quy-trinh-quan-ly-tai-san-gui-cua-khach-hang-719332.html Liên quan đến việc nhân viên ngân hàng TPBank tham ô 246 lượng vàng SJC chơi chứng khoán trao đổi với PetroTimes Luật sư Đặng Xuân Cường Trưởng ban Hình sự Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng hiện tượng này phản ánh lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng cho ngân hàng đồng thời cũng phản ánh tình trạng một bộ phận cán bộ nhân viên thiếu trung thực suy thoái về đạo đức Luật sư Đặng Xuân Cường, Trưởng ban Hình sự - Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú.

Theo Luật sư Đặng Xuân Cường, trong một vài năm gần đây, những vụ việc theo mô típ khách hàng gửi tài sản tại các ngân hàng sau đó bị mất tiền với lý do nhân viên của ngân hàng lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt không còn là sự việc hy hữu. Hiện tượng này phản ánh lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng, đồng thời cũng phản ánh tình trạng một bộ phận cán bộ, nhân viên thiếu trung thực, suy thoái về đạo đức.

Luật sư Cường cho biết, trong vụ việc xảy ra tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội vừa mới ban hành bản kết luận điều tra vụ án, với việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố Nguyễn Văn Linh - cán bộ kho quỹ về tội "Tham ô tài sản” thì có thể xác định rằng, trong vụ án này TPBank được xác định tư cách tố tụng là “Người bị hại” còn khách hàng gửi tài sản cho ngân hàng được xác định tư cách tố tụng là “Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”.

Từ việc xác định tư cách tố tụng trọng vụ án như trên thì vấn đề trách nhiệm dân sự trọng vụ án này được giải quyết, đó là Nguyễn Văn Linh phải có trách nhiệm hoàn trả cho TPBank số tài sản đã chiếm đoạt mà không phải bồi thường cho phía khách hàng gửi vàng.

Trong khi đó, TPBank là bên có trách nhiệm trả cho khách hàng số tài sản mà ngân hàng đã nhận của khách hàng thông qua hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định của pháp luật. "Như vậy, TPBank đã phải gánh chịu một rủi ro rất lớn do không có một quy trình quản lý tài sản, giám sát chặt chẽ, cũng như rủi ro xuất phát từ việc tuyển dụng và sử dụng cán bộ, nhân viên thiếu trung thực, suy thoái về đạo đức", Luật sư Cường nhấn mạnh.

Nhân viên TPBank tham ô 246 lượng vàng SJC (Ảnh minh họa)

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), đề nghị truy tố Nguyễn Văn Linh, cựu cán bộ kho quỹ ngân hàng, về tội "Tham ô tài sản".

Theo điều tra, TPBank đã thiết lập kho quỹ tập trung để bảo quản tài sản quý giá như vàng, tiền và giấy tờ. Linh, trong vai trò thủ quỹ, đã lợi dụng quy trình kiểm kê vàng chỉ diễn ra 2 lần một năm để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Cụ thể, vào tháng 7/2017, Linh đã lấy 246 lượng vàng SJC từ kho và bán cho một doanh nghiệp, thu về hơn 8,8 tỷ đồng. Số tiền này sau đó được Linh chuyển vào tài khoản chứng khoán để đầu tư.

Để che giấu hành vi, Linh đã thay thế số vàng đã lấy bằng vàng cầm cố từ khách hàng khác, khiến việc kiểm kê không phát hiện ra thiếu hụt. Hành vi này kéo dài cho đến khi Linh không còn khả năng hoàn trả số vàng đã chiếm đoạt.

Ngoài ra, Linh cũng bị cáo buộc nhận giữ hộ 70 tỷ đồng từ một kế toán trưởng của ngân hàng, trong đó 40 tỷ đồng đã được trả lại, còn lại 30 tỷ đồng cùng với tiền thu được từ việc bán vàng được dùng để đầu tư vào tiền ảo và xổ số nhưng đã thua lỗ.

Nhìn từ vụ việc này và hàng loạt các vụ việc khách hàng mất tiền trong tài khoản tại các ngân hàng thời gian qua, nhiều người dân lo ngại về tính bảo mật cũng như quy trình quản lý tài sản của các ngân hàng.

]]>
//gn-ix.net/lo-hong-trong-quy-trinh-quan-ly-tai-san-gui-cua-khach-hang-719332.html Huy Tùng Sat, 19 Oct 2024 12:34:35 +0700
//gn-ix.net/tu-vi-ngay-20102024-tuoi-dan-tinh-toan-tai-tinh-tuoi-than-than-trong-loi-noi-719333.html Tử vi hàng ngày của 12 con giáp dự báo Chủ Nhật ngày 20 10 2024 hôm nay tuổi Dần cho thấy khả năng tính toán tài tình và thu về khoản lợi nhuận không nhỏ Việc làm ăn diễn ra khá thuận lợi trong thời điểm này Con giáp này có thể tìm được những mối đầu tư đem lại lợi nhuận kha khá Tuổi Tý

Tử vi ngày mới của 12 con giáp nói rằng, Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, tuổi Tý đón nhận một vài thông tin tích cực từ gia đình, người thân. Đây là cơ hội để mọi người gặp gỡ nhau và có những phút giây thật sự vui vẻ. Tuy nhiên, bản mệnh cũng sẽ phải đối mặt thẳng thắn với một vài chủ đề mọi người luôn né tránh.

Tuổi Tý được khuyên nên quan tâm hơn đến người xung quanh, đặc biệt là gia đình của mình. Ai đó có thể âm thầm trách giận con giáp này vì sự thờ ơ đối với họ, vậy thì hãy nhân cơ hội này lắng nghe họ chia sẻ, tâm tình một chút. Như thế, mọi người trong gia đình sẽ gần gũi nhau hơn.

Giờ tốt trong ngày: 21h - 23h

Quý nhân phù trợ: Thân, Tỵ

Tuổi Sửu

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, tuổi Sửu không được chín chắn, điềm đạm như mọi khi, rất dễ nổi nóng. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, bản mệnh sẽ khiến bầu không khí làm việc căng thẳng không đáng có, khiến mọi người thấy khó chịu.

May mắn là mối quan hệ giữa con giáp này và người nhà khá hài hòa, yên ấm. Tuổi Sửu có một người bạn đời biết thấu hiểu và sẻ chia, vì thế đừng ngại kể những chuyện khó khăn với nửa kia, bản mệnh sẽ thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn nhiều.

Người độc thân có thể được giới thiệu cho những đối tượng triển vọng. Bản mệnh nên cởi mở hơn trong các cuộc trò chuyện, đừng nên thu mình trong thế giới riêng. Có lẽ đã đến lúc tuổi Sửu cần một người ở bên cạnh để bầu bản mệnh, chia sẻ nỗi niềm rồi.

Giờ tốt trong ngày: 17h - 19h

Quý nhân phù trợ: Tý, Dậu

Tuổi Dần

Tử vi hàng ngày của 12 con giáp dự báo Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, tuổi Dần cho thấy khả năng tính toán tài tình và thu về khoản lợi nhuận không nhỏ. Việc làm ăn diễn ra khá thuận lợi trong thời điểm này. Con giáp này có thể tìm được những mối đầu tư đem lại lợi nhuận kha khá.

Người làm công ăn lương tự tin hơn với những gì mình theo đuổi. Con giáp này làm việc bằng thái độ cầu tiến, trách nhiệm hết mình nên thành quả nhận lại rất xứng đáng. Có điều, dù tuổi Dần có tham vọng song vẫn có lúc e dè, hãy tăng tốc nếu muốn nhận được kết quả tốt hơn.

Trên phương diện tình cảm, người độc thân cơ duyên gặp được người phù hợp với mình. Đôi bên đều nghiêm túc trong vấn đề tình cảm nên quá trình tìm hiểu diễn ra rất thuận lợi. Ngày này cũng mang đến những cảm xúc ngọt ngào trong chuyện tình cảm cho các cặp đôi tuổi Dần.

Giờ tốt trong ngày: 19h - 21h

Quý nhân phù trợ: Ngọ, Mão

Tuổi Mão

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, quý nhân hỗ trợ cho tuổi Mão về tiền bạc trong thời gian này. Một số khó khăn liên quan tới tiền bạc của bản mệnh cũng dễ dàng được tháo gỡ hơn bao giờ hết.

Về phương diện tình cảm, con giáp này rất hòa hợp với nửa kia của mình. Cho dù gặp phải chuyện gì đi nữa, con giáp này cũng sẽ tâm sự và thảo luận nghiêm túc cùng với đối phương để đưa ra những quyết định thống nhất.

Giờ tốt trong ngày: 19h - 21h

Quý nhân phù trợ: Thìn, Ngọ

Tuổi Thìn

Tử vi ngày mới của 12 con giáp cho hay Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, trên phương diện sự nghiệp, tuổi Thìn dễ bị cấp trên chèn ép, gây khó dễ nên khó có điều kiện để phát huy bản lĩnh của mình.

Trên phương diện tình cảm, tuổi Thìn độc thân biết thể hiện sức hút của mình nên nhận được sự chú ý của rất nhiều người khác giới. Con giáp này có thể trở thành tâm điểm của đám đông, dù xuất hiện ở bất kì đâu.

Người đã lập gia đình rất có trách nhiệm với mái ấm của mình. Dù công việc có vất vả đến mấy, bản mệnh cũng vẫn luôn dành thời gian để ở bên người thân, hỗ trợ nửa kia các công việc nhà. Nhờ những hành động nhỏ nhặt thường ngày, quan hệ của hai người ngày càng khăng khít.

Giờ tốt trong ngày: 23h - 1h

Quý nhân phù trợ: Thân, Dậu

Tuổi Tỵ

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, vận trình của tuổi Tỵ có khá nhiều biến động. Điềm báo có tiểu nhân phá hoại, bản mệnh cần hết sức lưu ý để không rơi vào bẫy. Con giáp này có tài nhưng quá chủ quan, tin vào nhận định của mình mà bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn.

Các mối quan hệ xã hội của tuổi Tỵ cũng không mấy hòa hợp. Bản mệnh có thể gặp phải những kẻ xu nịnh, tiếp cận mình với ý đồ lợi dụng. Chính vì vậy, bản mệnh cần phải luôn giữ vững lý trí của mình, biết phân biệt ai là người tốt, kẻ xấu để không rơi vào tròng của kẻ tiểu nhân.

Vận trình tình duyên kém sắc, người độc thân dù rất cố gắng nhưng mãi vẫn chưa thoát được tình cảnh cô đơn, lẻ loi bởi chưa tìm được người thực sự ưng ý với mình. Tình yêu chưa tới cũng đừng quá lo lắng, thay vào đó, bản mệnh nên dành thời gian hoàn thiện và yêu thương bản thân nhiều hơn.

Giờ tốt trong ngày: 19h - 21h

Quý nhân phù trợ: Sửu, Ngọ

Tuổi Ngọ

Tử vi hàng ngày của 12 con giáp nhận định Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, tuổi Ngọ có thể gặp phải sai sót nếu không đủ tập trung. Con giáp này cần phải cố gắng vượt qua bản thân nếu không muốn công lao của mình đổ ra sông bể chỉ vì những sai lầm không đáng có.

Tử vi hôm nay còn cho thấy con giáp này đang trông đợi quá nhiều từ những người xung quanh và rõ ràng ai cũng cảm nhận được điều đó. Bản mệnh nên hiểu rằng không phải lúc nào mọi thứ cũng có thể diễn ra đúng thời gian, đúng theo cách mình mong muốn.

Giờ tốt trong ngày: 15h - 17h

Quý nhân phù trợ: Sửu, Thân

Tuổi Mùi

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, công sức của tuổi Mùi bấy lâu nay có thể đổ sông đổ bể, khiến bản mệnh lâm vào tình trạng trắng tay do có kẻ tiểu nhân gây hại. Con giáp này cần cẩn trọng khi làm bất cứ việc gì, chớ nên để kẻ xấu tìm ra sơ hở để hãm hại.

Một số người có thể gặp phải khúc mắc với lãnh đạo. Khi đôi bên có suy nghĩ bất đồng, bản mệnh cần tìm cách diễn đạt ý của mình sao cho gãy gọn, thuyết phục, chứ không nên đề cao quan điểm cá nhân hoặc có những lời lẽ kích động.

May mắn là con giáp này nhận được sự sẻ chia của người thân trong gia đình. Những người giàu kinh nghiệm sẽ đưa cho bản mệnh những lời khuyên đáng quý. Nếu biết áp dụng những điều này vào cuộc sống, bản mệnh sẽ thấy không có khó khăn nào là quá khó để vượt qua.

Giờ tốt trong ngày: 5h - 7h

Quý nhân phù trợ: Mão, Ngọ

Tuổi Thân

Tử vi ngày mới của 12 con giáp cho thấy Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, tuổi Thân có họa thị phi bủa vây, nên thận trọng hơn trong lời ăn tiếng nói cũng như từng hành động. Muốn sự nghiệp tăng tiến thì bản mệnh cần có thái độ khiêm tốn, ham học hỏi và không ngừng nỗ lực.

Về mặt tình cảm, các cặp đôi nảy sinh mâu thuẫn bởi hai người không có nhiều thời gian ở bên nhau. Cả hai đều có lý do cho sự bận rộn của mình nhưng thực tế cũng bởi đang cố trốn tránh những vết rạn nứt phát sinh bấy lâu. Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu dài, tình yêu khó có thể tiếp tục tồn tại.

Giờ tốt trong ngày: 7h - 9h

Quý nhân phù trợ: Tý, Thìn

Tuổi Dậu

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, nếu tuổi Dậu cố gắng đi ngược lại với cách làm của tập thể có thể gây ra những mâu thuẫn, những căng thẳng không đáng có. Con giáp này đôi khi cần phải học cách tương đồng và sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu.

Bù lại, quý nhân xuất hiện là dấu hiệu tốt cho tuổi Dậu đang có tình cảm với ai đó. Con giáp này có thể bật đèn xanh để xem có cơ hội nào thực sự cho mình hay không và hứa hẹn kết quả rất khả quan. Những cặp đôi cũng có thể đón nhận tin vui trong những ngày này.

Giờ tốt trong ngày: 19h - 21h

Quý nhân phù trợ: Mùi, Tuất

Tuổi Tuất

Tử vi ngày mới của 12 con giáp chỉ ra rằng Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, tuổi Tuất có thể nhận được một khoản thưởng hậu hĩnh. Con giáp này nên có cách sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, tốt nhất là chi tiêu tiết kiệm, tránh phung phí cho những mục đích không thực sự cần thiết.

Người độc thân có thể nhận ra rằng mình đang có tình cảm với một người nào đó. Con giáp này nên chủ động hơn trong việc giữ quan hệ với đối phương. Còn nếu cứ chần chừ, do dự, bản mệnh sẽ để mối nhân duyên tốt lành trôi qua mất.

Người đã lập gia đình luôn biết cách giữ khoảng cách với những người khác giới, nhờ vậy mà bản mệnh có thể duy trì được thanh danh của mình cũng như hạnh phúc gia đình. Con giáp này và nửa kia luôn tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn cuộc sống.

Giờ tốt trong ngày: 11h - 13h

Quý nhân phù trợ: Dần, Ngọ

Tuổi Hợi

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ Nhật ngày 20/10/2024 hôm nay, tuổi Hợi có thể sẽ gặp chút thử thách trong công việc, tuy nhiên nếu vượt qua được trở ngại lần này, bản mệnh sẽ rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm đáng quý và có nhiều bước tiến mới trong tương lai. Con giáp này nên coi đó như một cơ hội để rèn giũa bản lĩnh.

Về sức khỏe, tuổi Hợi cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn. Con giáp này nên quan tâm tới sức khỏe của mình. Dù bận rộn đến đâu cũng chớ nên bỏ bê cơ thể, sức khỏe một khi đã mất thì rất khó lấy lại được. Bản mệnh nên có chế độ tập luyện hàng ngày dù bận rộn tới cỡ nào.

Giờ tốt trong ngày: 13h - 15h

Quý nhân phù trợ: Mão, Mùi

* Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

]]>
//gn-ix.net/tu-vi-ngay-20102024-tuoi-dan-tinh-toan-tai-tinh-tuoi-than-than-trong-loi-noi-719333.html Hạ Chi Sat, 19 Oct 2024 12:28:31 +0700
//gn-ix.net/thu-tuong-tinh-toan-gia-dien-khi-phu-hop-theo-thi-truong-tinh-hinh-cu-the-hai-hoa-loi-ich-giua-nha-nuoc-doanh-nghiep-va-nguoi-dan-719330.html Để đảm bảo phát triển điện khí Thủ tướng yêu cầu đón dòng khí đầu tiên từ dự án khí Lô B Ô Môn vào cuối năm 2026 tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường tình hình cụ thể lợi ích hài hòa rủi ro chia sẻ hài hòa lợi ích giữa Nhà nước doanh nghiệp và người dân Sáng 19/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương liên quan; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực năng lượng.

Đại diện Petrovietnam có ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn.

Thủ tướng: Để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhất là khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải có chuẩn bị từ sớm, từ xa.

Cung ứng điện năm 2025 cơ bản vẫn được đáp ứng nhu cầu

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, theo tính toán, cứ tăng trưởng kinh tế 1%, thì nhu cầu điện tăng 1,5%. Năm 2024, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng trên 7% và với mục tiêu tăng trưởng của những năm sắp tới, nhu cầu điện cũng tăng ít nhất khoảng 10%.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh bài học trong năm 2023, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt về đảm bảo điện, tổng thể nguồn điện không thiếu song việc thực hiện còn chưa quyết liệt, điều hành có hạn chế nên xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số thời điểm, một số nơi; gây ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống người dân, ảnh hưởng uy tín đối với các nhà đầu tư.

Do đó, để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhất là khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải có chuẩn bị từ sớm, từ xa.

Theo EVN, trong 9 tháng năm 2024, EVN đã đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, với tổng số điện sản xuất và nhập khẩu đạt 232,8 tỷ kWh, tăng gần 11%; điện thương phẩm đạt hơn 208 tỷ kWh, tăng hơn 11%.

EVN tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ giao để đảm bảo cung cấp đủ điện các tháng cuối năm 2024, với điện sản xuất và nhậu khẩu đạt hơn 77 tỷ kWh; điện thương phẩm ước đạt 67,7% tỷ kWh.

Theo tính toán, với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các giải pháp từ sớm, từ xa, việc cung ứng điện năm 2025 cơ bản vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn rủi ro ở khu vực miền Bắc trong cao điểm cuối mùa khô nếu nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành thảo luận phân tích kỹ tình hình sản xuất, nhập khẩu điện; nhu cầu sử dụng điện; rà soát năng lực cung ứng điện của các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời; việc triển khai các dự án điện về nguồn điện, lưới điện; việc chuẩn bị cung ứng các nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất điện như than, khí…

Đại diện các bộ, ngành đề xuất cùng với tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án hiện có, cần bổ sung thêm các dự án nguồn điện, lưới điện mới, tăng nguồn cung điện để chủ động hơn, bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Dứt khoát không để thiếu điện năm 2025 trong bất cứ hoàn cảnh nào

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực hiện đúng cam kết đã đề ra về bảo đảm cung ứng điện, đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định năm 2024 không thiếu điện dù mức tiêu thụ tăng khoảng 11-13% so với năm 2023. Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam giải ngân 17 tỷ USD vốn FDI, cao nhất trong nhiều năm.

Thủ tướng hoan nghênh các Tập đoàn: Điện lực, Dầu khí, Than - Khoáng sản, các tổng công ty trong lĩnh vực năng lượng, các cơ quan có liên quan đã nỗ lực, góp phần vào kết quả nói trên, trong bối cảnh các nguồn điện không có nhiều thay đổi nhưng điều hành đã tốt hơn từ việc rút kinh nghiệm của năm 2023 và các biện pháp về cán bộ đã mang lại hiệu quả.

Đặc biệt, Thủ tướng biểu dương thời gian qua, EVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhất là "thần tốc" hoàn thành đường dây 500 kV Quảng Trạch - Phố Nối trong hơn 6 tháng, góp phần bổ sung nguồn cho miền Bắc.

Về năm 2025, theo các báo cáo, với nhu cầu điện tăng khoảng 12-13%, cần phải tăng thêm từ khoảng 2.200- 2.500MW công suất, Thủ tướng cho rằng đây không phải là vấn đề lớn và yêu cầu dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025 với các giải pháp cụ thể.

Theo đó, khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được Chính phủ ban hành; trong ngày hôm nay (19/10) phải ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho sản xuất điện theo nhu cầu hệ thống; trong đó đẩy mạnh khai thác than nội địa với kế hoạch dài hạn, đồng thời nghiên cứu việc nhập khẩu than từ Lào, giảm nhập khẩu từ các nguồn khác.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 và sửa đổi các thông tư liên quan

Thủ tướng cũng chỉ đạo các biện pháp nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc, các đường dây tải điện từ Lào và Trung Quốc về phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, trong đó đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên phải hoàn thành trong thời hạn 6 tháng, đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống phải hoàn thành trong năm 2024.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 và sửa đổi các thông tư liên quan.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Điện lực theo hướng vừa quản lý được chặt chẽ, vừa kiến tạo không gian phát triển, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ xin cho, quan liêu bao cấp, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ.

Với giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty căn cứ ước tính nhu cầu điện tăng khoảng 12-14% để xây dựng, triển khai các kịch bản về nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và giá điện phù hợp, với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong đó, Thủ tướng lưu ý một số nội dung cụ thể liên quan việc đa dạng hóa các nguồn điện, bảo đảm các nguồn điện nền, chuyển dần từ điện than sang sản xuất điện sạch, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Cùng với đó, hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tích cực phát triển hệ thống tích điện, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan các dự án điện tái tạo đang gặp vướng mắc.

Về thủy điện, Thủ tướng yêu cầu điều tiết các hồ chứa hài hòa giữa nhu cầu tưới tiêu và bảo đảm phát điện cho cao điểm mùa khô tại miền Bắc.

Về điện khí, Thủ tướng yêu cầu đón dòng khí đầu tiên từ dự án khí Lô B-Ô Môn vào cuối năm 2026; tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; tiếp tục hoàn thiện các quy định, thể chế và cập nhật, điều chỉnh quy hoạch điện VIII.

Cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Petrovietnam, EVN…, Thủ tướng tin tưởng rằng với các giải pháp đồng bộ, cách làm đổi mới, tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể liên quan, chúng ta sẽ đồng thời thực hiện được các mục tiêu: Vừa bảo đảm đủ điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2026-2030 và những năm tiếp theo; vừa đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, quyết tâm, quyết liệt chuyển sang điện sạch, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu; vừa bảo đảm giá điện phù hợp với điều kiện nền kinh tế, thu nhập, khả năng chi trả của doanh nghiệp và người dân.

Văn Hà

]]>
//gn-ix.net/thu-tuong-tinh-toan-gia-dien-khi-phu-hop-theo-thi-truong-tinh-hinh-cu-the-hai-hoa-loi-ich-giua-nha-nuoc-doanh-nghiep-va-nguoi-dan-719330.html Sat, 19 Oct 2024 08:34:12 +0700
//gn-ix.net/gia-vang-hom-nay-1910-thi-truong-the-gioi-tiep-da-tang-manh-719323.html Giá vàng thế giới hôm nay 19 10 kéo dài đà tăng khi nhờ kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được nới lỏng và nhu cầu trú ẩn an toàn do bất ổn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và xung đột ở Trung Đông Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 19/10, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2720,25 USD/ounce, tăng 13,55 USD so với cùng thời điểm ngày 18/10.

Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 79,23 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 4,77 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 11/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2725,6 USD/ounce, tăng 30,1 USD trong phiên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giá vàng thế giới hôm nay (19/10) kéo dài đà tăng khi nhờ kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được nới lỏng và nhu cầu trú ẩn an toàn do bất ổn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và xung đột ở Trung Đông.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (18/10) cho biết có thể chấm dứt xung đột giữa Israel và Iran trong một thời gian.

Trong chuyến thăm Berlin, ông Biden nói rằng ông hiểu rõ cách thức và thời điểm Israel sẽ đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran, đây là điều mà các nhà đầu tư vẫn đang nóng lòng chờ đợi.

Sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, nhóm chiến binh Hezbollah của Lebanon tuyên bố hôm rằng họ sẽ chuyển sang giai đoạn mới khi giao tranh với quân đội Israel.

Các nhà phân tích dự đoán, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất thêm lần nữa vào tháng 12 trừ khi dữ liệu kinh tế mạnh. Theo công cụ Fedwatch của CME, các nhà giao dịch cũng đang định giá 92% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ đầu năm 2023 trong quý III, dù mức tiêu thụ và sản lượng công nghiệp trong tháng 9 của nước này đều vượt dự báo.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã triển khai hai chương trình tài trợ ban đầu là bơm 800 tỷ nhân dân tệ (112,38 tỷ đô la) vào thị trường chứng khoán thông qua các công cụ chính sách tiền tệ mới được tạo ra.

Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), giá vàng tiếp tục hưởng lợi khi tình hình kinh tế toàn cầu xấu đi và căng thẳng địa chính trị leo thang.

Ryan McIntyre, chuyên gia của Sprott Asset Management, cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn, một phần do tình hình tài chính bấp bênh của nhiều quốc gia phương Tây.

Hiệp hội Thị trường Vàng London (LBMA) dự đoán, giá vàng có thể tăng lên 2.941 USD/ounce trong 12 tháng tới.

Chuyên gia cứu hàng hóa toàn cầu Max Layton của Citi dự đoán giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce trong 6-12 tháng tới nhờ được thúc đẩy bởi lực cầu trú ẩn trong thời kỳ bất ổn, nhu cầu đầu tư và các quỹ hoán đổi danh mục tăng lên.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 19/10, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 84-86 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 18/10.

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 84-86 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 18/10.

Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 84-86 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 18/10.

Giá vàng hôm nay (14/10): Thị trường trong nước và thế giới trái chiềuGiá vàng hôm nay (14/10): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
Giá vàng hôm nay (16/10): Đồng loạt tăng mạnhGiá vàng hôm nay (16/10): Đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng hôm nay (17/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnhGiá vàng hôm nay (17/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnhGiá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh
]]>
//gn-ix.net/gia-vang-hom-nay-1910-thi-truong-the-gioi-tiep-da-tang-manh-719323.html Minh Đức Sat, 19 Oct 2024 06:21:38 +0700
//gn-ix.net/thao-go-co-che-cho-dien-lng-tu-bai-hoc-nha-may-dien-nhon-trach-34-719319.html Việc phân tích những khó khăn trong quá trình triển khai dự án Nhơn Trạch 3 4 mang lại những bài học thực tiễn quan trọng tạo cơ sở cho các kiến nghị nhằm tháo gỡ các rào cản đối với ngành điện LNG trong tương lai trong quá trình dự thảo Luật Điện lực sửa đổi Thách thức trong quá trình triển khai dự án NMĐ Nhơn Trạch 3&4
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 đang chuẩn bị cho quá trình đốt lửa lần đầu vào quý 4 năm 2024 và toàn bộ dự án dự kiến sẽ đi vào vận hành thương mại vào năm 2025.
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 đang chuẩn bị cho quá trình đốt lửa lần đầu vào quý 4 năm 2024 và toàn bộ dự án dự kiến sẽ đi vào vận hành thương mại vào năm 2025.

Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là dự án trọng điểm quốc gia, do PV Power là chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, công suất 1.624 MW. Đây là dự án nhà máy điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, có công nghệ (turbine khí) hiện đại do GE (Hoa Kỳ) cung cấp với công suất và hiệu suất cao nhất hiện nay. Dự kiến khi chính thức phát điện thương mại, dự án sẽ bổ sung hơn 9 tỷ kWh điện thương phẩm/năm cho hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Được triển khai từ năm 2017, dự án này không chỉ đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam sử dụng khí LNG nhập khẩu trong sản xuất điện mà còn phản ánh những thách thức về cơ chế, tài chính và thủ tục pháp lý.

Hiện tại, nhà máy đang chuẩn bị cho quá trình đốt lửa lần đầu vào quý 4 năm 2024 và toàn bộ dự án NMĐ Nhơn Trạch 3&4 dự kiến sẽ đi vào vận hành thương mại vào năm 2025. Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam xây dựng hai nhà máy cùng lúc. Tuy nhiên, mặc dù thành công về mặt kỹ thuật và xây dựng, Nhơn Trạch 3&4 gặp phải nhiều trở ngại liên quan đến thủ tục pháp lý và cơ chế.

Một trong những thách thức lớn nhất là thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lý kéo dài. Từ việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA), mua bán khí (GSA), đấu thầu EPC cho đến thu xếp vốn và xây dựng, quá trình này mất tới 8 năm. Trong đó, riêng phần thủ tục pháp lý đã tiêu tốn đến 2/3 tổng thời gian triển khai dự án. Điều này cho thấy, cần phải có cơ chế chính sách và tạo hành lang pháp lý hợp lý để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả cho các dự án điện LNG khác.

Thay vì sử dụng mô hình project finance (mô hình tài trợ dự án), đối với Nhơn Trạch 3&4, PV Power áp dụng một mô hình kinh doanh khác, chủ yếu dựa vào việc sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế mà không cần bảo lãnh của Chính phủ. Mô hình này khác biệt so với các dự án trước đây, trong đó các doanh nghiệp như Petrovietnam hay EVN thường dựa vào bảo lãnh Chính phủ để thu hút vốn vay.

PV Power đã thành công trong việc thu xếp vốn cho NT3&4 với tỷ lệ 25% vốn chủ sở hữu và 75% vốn vay. Cụ thể, PV Power đã ký kết với SMBC/SACE khoản vay trị giá 200 triệu USD, khoản vay Vietcombank trị giá 4.000 tỷ đồng và mới đây là Hợp đồng tín dụng trị giá 521,5 triệu USD ký với tổ hợp hai Ngân hàng Citi & ING được bảo hiểm bởi KSURE & SERV.

Ông Nguyễn Duy Giang, Phó Tổng giám đốc PV Power chia sẻ về những thách thức trong quá trình triển khai dự án NMĐ Nhơn Trạch 3&4.
Ông Nguyễn Duy Giang, Phó Tổng giám đốc PV Power chia sẻ về những thách thức trong quá trình triển khai dự án NMĐ Nhơn Trạch 3&4.

Ông Nguyễn Duy Giang, Phó Tổng giám đốc PV Power cho biết “Những hợp đồng vay vốn cho Dự án Nhơn Trạch 3&4 là những hợp đồng đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam vay tín dụng xuất khẩu, không có bảo lãnh của Chính phủ. Trước đây, tất cả các dự án điện đều có bảo lãnh Chính phủ. PV Power đã dùng những nguồn lực hiện có để đẩy được dự án và đảm bảo được khả năng trả nợ.”

Cũng theo ông Giang, hợp đồng mua bán điện (PPA) không phải là hợp đồng tiêu chuẩn để các bên cho vay quốc tế thừa nhận. Theo ông, Hợp đồng mua bán điện phải thỏa mãn về chuyển ngang giá điện và cam kết sản lượng bao tiêu khí hàng năm. Tuy nhiên, tất cả vẫn đang dừng lại ở cấp nghiên cứu sửa đổi, chưa có một cơ chế chính sách.

Bên cạnh đó, việc đàm phán PPA và GSA gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá LNG trên thị trường quốc tế. Đồng thời, mặc dù quy chế tài chính của dự án Nhơn Trạch 3&4 được Chính phủ duyệt nhưng không được bảo lãnh cho vay nước ngoài khiến PV Power cũng gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, vấn đề cam kết bàn giao đất cũng như đảm bảo môi trường sinh thái là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc vay vốn nước ngoài. Đối với các dự án LNG, tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam chỉ đạt khoảng 7% so với tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của các nhà tài trợ quốc tế, PV Power đã phải thực hiện các quy trình đánh giá môi trường rất nghiêm ngặt. Để hoàn thiện đánh giá môi trường cho dự án LNG, thông thường phải mất khoảng hai năm.

“Chúng tôi đã phải thuê các đơn vị tư vấn hàng đầu từ Mỹ để đảm bảo mọi quy trình đánh giá tác động môi trường được tiến hành một cách toàn diện và chính xác. Từ việc đo lường đa dạng sinh học, theo dõi từ đầu nguồn đến cuối nguồn các hệ sinh thái xung quanh khu công nghiệp… quá trình này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Mà phê duyệt tín dụng phụ thuộc hoàn toàn vào tác động môi trường của dự án điện khí LNG.” – ông Giang cho biết thêm.

Ông Lê Như Linh, Tổng Giám đốc PV Power và ông Lê Khắc Hưng, Giám đốc EVNEPTC ký kết Hợp đồng PPA Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4.
Ông Lê Như Linh, Tổng Giám đốc PV Power và ông Lê Khắc Hưng, Giám đốc EVNEPTC ký kết Hợp đồng PPA Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4.

Mới đây, PV Power đã chính thức ký kết hợp đồng PPA Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, việc này mở ra “cánh cửa mới” cho các dự án điện LNG khi có thể thúc đẩy thể sớm ký Hợp đồng GSA gắn với khối lượng LNG mua hàng năm, thời hạn xác nhận, kế hoạch giao nhận khí ổn định với giá khí hợp lý nhất. Ngoài ra, Hợp đồng PPA của dự án còn là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng quốc tế xem xét cho PV Power nói riêng, các doanh nghiệp kinh doanh điện trong thời gian tới có thể vay vốn triển khai dự án tương tự.

Từ bài học thực tiễn đến việc sửa đổi Luật Điện lực

Từ những khó khăn mà Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 gặp phải, PV Power đã đưa ra các kiến nghị thực tiễn nhằm tháo gỡ những khó khăn, rào cản, đóng góp vào Luật Điện lực sửa đổi để phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dự án điện khí trong tương lai.

Từ thống kê thực tế đầu tư các NMĐ cho thấy, thời gian đầu tư cho một nhà máy điện kể từ lúc lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) cho tới khi hoàn thành kéo dài từ 6 đến 8 năm. Nay khi Chính phủ không bảo lãnh vốn vay thì tổng thời gian có thể lên tới 10 năm. Do đó, việc lập quy hoạch, kế hoạch cần đi trước khoảng 10 năm để đảm bảo tính khả thi và triển khai theo kịp tiến độ.

Theo kinh nghiệm từ dự án NMĐ Nhơn Trạch 3&4, các doanh nghiệp cho rằng thời gian 6 tháng quy định trong dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cho việc chuẩn bị, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi là không thực tế, nên kéo dài lên 14 tháng, bao gồm cả thời gian cần thiết cho việc chủ đầu tư phê duyệt và trình các cơ quan chuyên môn thẩm định.

Một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện gặp phải là việc thu xếp vốn do không có bảo lãnh Chính phủ. Do đó, cần có các cơ chế tín dụng hoặc bảo lãnh Chính phủ để tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính quốc tế tham gia và hỗ trợ vốn cho các dự án điện khí, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Cuối cùng, việc có Qc dài hạn trong các hợp đồng mua LNG có ý nghĩa rất quan trọng, Nếu không có Qc có thể dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất điện và gây rủi ro lớn cho các dự án LNG trong tương lai. Việc cam kết sản lượng sẽ giúp đơn vị phát điện có cơ sở để thu xếp và mua LNG dài hạn, đảm bảo nguồn cung ổn định và giá thành sản xuất hợp lý.

Từ những thách thức, khó khăn của NMĐ Nhơn Trạch 3&4 sẽ đưa ra hướng đi cần thiết để tháo gỡ các rào cản trong ngành điện khí LNG Việt Nam. Và từ những thực tiễn này để có hướng mở đường cho các dự án tiếp theo; đóng góp tích cực vào Luật điện lực sửa đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án điện khí trong tương lai, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững cho ngành điện cũng như bức tranh tổng thể năng lượng quốc gia.

]]>
//gn-ix.net/thao-go-co-che-cho-dien-lng-tu-bai-hoc-nha-may-dien-nhon-trach-34-719319.html Hằng Nga Sat, 19 Oct 2024 04:35:54 +0700
//gn-ix.net/ly-do-gia-dien-tu-nang-luong-tai-tao-cua-chau-au-giam-719279.html Lạm phát vừa phải và biến động thị trường giảm so với năm 2022 và 2023 đã dẫn đến giá điện từ năng lượng tái tạo trong các hợp đồng mua điện trên khắp Châu Âu thấp hơn Ảnh: Internet Ảnh: Internet

Trong thời gian Quý III năm 2024, giá điện - các hợp đồng mua điện (PPA) có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo đã giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo dữ liệu từ nền tảng theo dõi giá LevelTen được Reuters trích dẫn.

Người mua doanh nghiệp và người sử dụng điện ngày càng muốn ký kết PPA với các nhà đầu tư năng lượng tái tạo để đảm bảo nguồn cung năng lượng xanh lâu dài.

"Với điều kiện thị trường hiện tại tương đối ổn định, người mua có thể khôn ngoan khi sớm tham gia thị trường để ký kết được các hợp đồng họ cần", các nhà phân tích tại LevelTen viết trong báo cáo Quý III năm 2024.

Ngoài ra, có rất nhiều ưu đãi cho những người mua PPA tiềm năng, LevelTen cho biết "có lẽ chưa bao giờ tuyệt vời như vậy".

Đầu năm nay, tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember cho biết sản lượng điện mặt trời và điện gió tăng vọt đã thay thế một phần năm sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch của Liên minh Châu Âu trong giai đoạn 2019-2023.

Theo báo cáo của Ember, công suất lắp đặt tăng vọt 65% trong giai đoạn đó, với công suất điện gió tăng 31% lên 219 gigawatt (GW) và công suất điện mặt trời tăng gấp đôi lên 257 GW.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công suất lắp đặt điện gió kể từ năm 2019 đã dẫn đến một cột mốc quan trọng tại Liên minh Châu Âu. Cụ thể, vào năm ngoái, điện gió đã vượt qua điện khí đốt tự nhiên để trở thành nguồn điện lớn thứ hai của EU.

Năm nay, Châu Âu đã chứng kiến ​​giá điện âm do sự gia tăng sản xuất điện tái tạo.

Thị trường điện bán buôn Châu Âu đã chứng kiến ​​giá điện bằng không hoặc âm trong nhiều giờ nhất được ghi nhận trong năm nay, trong bối cảnh sản xuất năng lượng tái tạo tăng vọt và sự không cân xứng giữa giờ cung và giờ cầu đối với điện mặt trời.

Một phân tích của Reuters chỉ ra rằng, giá điện bán buôn bằng không hoặc âm đã bắt đầu làm chậm quá trình đầu tư vào việc bổ sung công suất và đưa ra lý do cần đầu tư nhiều hơn vào lưu trữ năng lượng. Thông qua đó các nhà sản xuất điện sẽ tránh cắt giảm sản lượng điện hoặc phải trả tiền để giảm tải điện.

]]>
//gn-ix.net/ly-do-gia-dien-tu-nang-luong-tai-tao-cua-chau-au-giam-719279.html Bình An Sat, 19 Oct 2024 03:10:14 +0700
//gn-ix.net/viec-du-thua-tau-cho-lng-co-giup-ha-nhiet-gia-khi-dot-719281.html Các tàu chở LNG đang được chế tạo nhanh hơn tốc độ cung cấp nhiên liệu LNG mới ra thị trường giúp giảm chi phí vận chuyển và giúp người tiêu dùng không phải trả nhiều tiền hơn cho năng lượng trong mùa đông năm nay Singapore và Hàn Quốc hướng tới Chương trình mua chung khí đốtSingapore và Hàn Quốc hướng tới Chương trình mua chung khí đốt Châu Âu nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên từ MexicoChâu Âu nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên từ Mexico
Ảnh minh họa

Chi phí thuê tàu chở LNG trong thời gian ngắn đã giảm xuống mức thấp nhất trong thời điểm này kể từ ít nhất năm 2018, dữ liệu từ công ty môi giới tàu Fearnleys A/S cho thấy. Giá cước vận chuyển thường tăng vọt vào thời điểm trước mùa sưởi ấm. Nhưng thay vào đó, giá cước đã giảm kể từ tháng 8.

“Các tàu sẵn có hơn so với hàng hóa”, Thomas Thorkildsen, Giám đốc thương mại tại công ty chủ tàu Höegh Evi cho biết. “Khi bạn đặt làm một con tàu ở Hàn Quốc hay Trung Quốc, thường thì họ sẽ giao hàng đúng hạn, nhưng có lúc hàng sẽ bị giao chậm hơn”.

Sự thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu cũng là một yếu tố khiến thị trường có sẵn nhiều tàu LNG hơn, do các tàu chở LNG ngày càng ở lại trong khu vực Đại Tây Dương hoặc Thái Bình Dương, vì chúng tránh các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Biển Đỏ. Điều đó có nghĩa là khí đốt đang được tiêu thụ gần nơi sản xuất hơn, góp phần vào tình trạng dư thừa tàu.

Trong khi tình trạng dư thừa tàu chở phản ánh sự mất cân bằng tạm thời trên thị trường, thì đây lại là tin tốt cho người tiêu dùng. Tại châu Âu, giá khí đốt đang ở mức gần cao nhất trong năm nay — thậm chí trước khi mùa sưởi ấm mùa đông bắt đầu — một phần là do xung đột địa chính trị ở Ukraine, Nga và Trung Đông.

Châu Âu và Châu Á cạnh tranh để giành được một lượng hạn chế nguồn cung cấp LNG toàn cầu, và cả hai khu vực đều dựa vào nhiên liệu này như một cầu nối từ nhiên liệu hóa thạch bẩn hơn sang năng lượng tái tạo.

Để phục vụ nhu cầu này, các tàu mới đã được đưa ra thị trường với tốc độ ngày càng tăng. Tổng cộng có 36 tàu chở ghi nhận lần tải đầu tiên từ đầu năm đến nay, so với 30 tàu vào năm 2023, theo dữ liệu theo dõi tàu của Bloomberg. Số lượng đặt hàng tàu chở mới cũng đang tăng lên trước sự mong đợi về sự bùng nổ nguồn cung LNG vào cuối thập kỷ này.

Trong khi đó, một số nguồn cung mới vẫn tiếp tục bị trì hoãn. Việc khởi động dự án xuất khẩu LNG Golden Pass tại Texas, do QatarEnergy LNG và Exxon Mobil Corp. đồng sở hữu, đã bị trì hoãn cho đến ít nhất là cuối năm 2025, sau một cuộc tranh chấp với nhà thầu.

Kế hoạch mở rộng Corpus Christi của Cheniere Energy Inc. sẽ bắt đầu sản xuất LNG trong năm nay nhưng sẽ kéo dài thời gian tăng tốc đến cuối năm 2026. Dự án Costa Azul của Sempra tại Mexico hiện dự kiến ​​sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2026, chậm hơn một năm so với mục tiêu ban đầu. Dự án Plaquemines LNG của Venture Global tại Louisiana vẫn đang trong quá trình đưa vào vận hành, mặc dù dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.

Kết quả là, giá cước vận chuyển giao ngay trong quý IV ở cả lưu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã giảm xuống dưới 50.000 đô la một ngày lần đầu tiên trong 5 năm, theo dữ liệu từ Spark Commodities. Giá cước vận chuyển ở Đại Tây Dương của công ty là 30.250 đô la một ngày tính đến thứ Năm 17/10, mức thấp nhất cho đến nay trong năm 2024.

Giá khí đốt cao hơn ở châu Âu cũng thúc đẩy nhiều LNG của Hoa Kỳ được vận chuyển qua Đại Tây Dương. Trong khi đó, nguồn cung LNG của Qatar cho châu Âu đã giảm, với khối lượng lớn hơn được chuyển đến châu Á, dữ liệu theo dõi tàu cho thấy.

]]>
//gn-ix.net/viec-du-thua-tau-cho-lng-co-giup-ha-nhiet-gia-khi-dot-719281.html Yến Anh Sat, 19 Oct 2024 03:09:22 +0700
//gn-ix.net/nhan-vien-tpbank-tham-o-246-luong-vang-sjc-de-choi-chung-khoan-719310.html Trong quá trình thực hiện công việc Nguyễn Văn Linh cựu cán bộ Kho quỹ Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPBank đã mang 246 lượng vàng SJC từ kho ra bán để chơi chứng khoán Lấy vàng của khách đi cầm cố để đầu tư chứng khoán

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội vừa hoàn tất kết luận điều tra, vụ án xảy ra tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã chứng khoán: TPB), đề nghị truy tố Nguyễn Văn Linh (cựu cán bộ Kho quỹ TPBank) về tội "Tham ô tài sản”.

Theo kết luận điều tra, Ngân hàng TPBank thành lập Kho quỹ tập trung để lưu giữ các tài sản gồm vàng, tiền, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng… Riêng với vàng, ngân hàng này chia 3 trạng thái để quản lý bao gồm: Loại một là vàng giữ hộ, TPBank nhận giữ hộ vàng SJC, DOJI có thu phí; bao gồm giữ hộ nguyên seri (khi hoàn trả sẽ nhận nguyên trạng số đã gửi) và không seri; vàng giao dịch (mua bán), tức vàng SJC được TPBank lưu trữ, sử dụng để giao dịch mua bán với khách hàng. Hai loại trên được Ban Quản lý kho kiểm kê hằng ngày và vàng cầm cố, TPBank cho khách hàng vay tiền và sử dụng tài sản đảm bảo là vàng miếng SJC.

Ảnh minh hoạ

Sau khi nhận cầm cố, vàng được niêm phong theo quy định của TPBank và bảo quản trong kho tiền. Riêng loại này được kiểm kê định kỳ vào các ngày 30/6 và 31/12 hằng năm.

Khoảng năm 2017, Nguyễn Văn Linh là thủ quỹ, thành viên Ban quản lý kho kiểm kê hằng ngày, nhận thấy vàng cầm cố trong kho chỉ được kiểm đếm 2 lần/năm, có thông báo trước. Do đó, Linh nảy đã sinh ý định chiếm đoạt vàng ở trong két vàng mua bán, giữ hộ, rồi lấy vàng ở két vàng cầm cố thay thế vào phần thiếu hụt, qua mặt việc kiểm kê hằng ngày.

Từ thông tin sổ sách, Nguyễn Văn Linh thấy có khách hàng tên C. thế chấp 246 lượng vàng SJC nhưng chỉ tất toán trên giấy tờ và gửi lưu vàng cố định trong kho. Ngày 5/7/2017, sau khi hoàn tất việc kiểm kê vàng cuối ngày, Linh lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa vàng mua bán, giữ hộ cho vào túi nilon đen, cất trong một thùng tôn.

Sáng hôm sau, trong quá trình mở kho tiếp quỹ đầu ngày cho các chi nhánh, Linh mang thùng tôn trên ra để ở kho đệm - là không gian phía ngoài kho tiền, việc ra vào không được giám sát. Vào thời gian cuối giờ sáng, lợi dụng thời điểm các nhân viên kho quỹ đi tiếp quỹ ở cây ATM, Nguyễn Văn Linh vào kho đệm lấy 246 lượng vàng SJC và bán cho bà T.T.H.K. (Công ty Vàng bạc G.B.) được hơn 8,8 tỉ đồng. Sau đó, Linh đã nộp toàn bộ tiền được Linh gửi vào tài khoản chứng khoán của bị can.

Thủ đoạn tinh vi

Đến cuối ngày làm việc hôm 6/7/2017, trong quá trình kiểm kê cùng Ban Quản lý kho, Linh đặt túi vàng có chứa 246 lượng vàng SJC của khách hàng Đ.Tr.C. vào két vàng mua bán, giữ hộ để thay thế vào số vàng đã lấy. Vì vậy, các thành viên khác trong Ban quản lý kho không phát hiện tài sản bị thiếu hụt.

Ngày 22/3/2019, ông C. tất toán khoản vay và nhận lại đủ 246 lượng vàng SJC từ Ngân hàng TPbank. Để tránh bị phát hiện việc hụt két, Linh cắt niêm phong bao đựng vàng của Công ty Doji trong kho tiền, lấy ra 246 lượng vàng SJC rồi để vào két sắt chứa vàng mua bán của TPBank. Khi đặt vào, bị can còn dặn mọi người số vàng này do "khách VIP gửi", không ai được chi nếu không có sự đồng ý của Linh.

Đến tháng 1/2021, Linh được giao quản lý 561 lượng vàng được khách hàng tên Tr.Th.H. thế chấp. Bị can nhận thấy dùng số vàng này bù vào 246 lượng vàng SJC đã chiếm đoạt sẽ an toàn hơn sử dụng lượng vàng của Công ty Doji trong kho nên quyết định thay thế.

Trong quá trình thay thế vàng, Linh làm hỏng một chiếc khóa và phải mua thay. Khi bà H. tất toán khoản vay và nhận lại 561 lượng vàng SJC, bà phát hiện một thùng vàng không mở được bằng chìa khóa của mình nhưng do đã nhận đủ vàng nên không có ý kiến.

Theo kết luận điều tra, để che giấu hành vi phạm tội, trước mỗi kỳ kiểm tra tài sản, Linh đều hoàn trả 246 lượng vàng SJC vào két chứa vàng mua bán.Trong quá trình kiểm tra, kiểm kê, bị can là người chủ động thực hiện kiểm kê vàng, đọc số liệu cho các thành viên trong đoàn kiểm kê ghi chép, đối chiếu sổ sách nên trong thời gian dài, thành viên Ban Quản lý kho quỹ cùng các tổ kiểm tra không phát hiện sự thiếu hụt. Chỉ đến khi khách hàng H. tất toán, trong kho không còn vàng phù hợp để thay thế mỗi khi báo cáo, đồng thời Linh cũng không có khả năng trả lại nên không thể che giấu tiếp, bị can mới ra công an đầu thú.

Ngoài hành vi trên, Nguyễn Văn Linh khai được bà L.C.T. (kế toán trưởng) nhờ giữ hộ hơn 70 tỉ đồng, cất trong kho tiền của Ngân hàng TPBank. Ngày 16/9/2023, Linh đưa lại bà T. 40 tỉ đồng. 30 tỉ đồng còn lại và số tiền thu được từ việc bán 246 lượng vàng SJC, Linh dùng để mua tiền ảo USDT nhằm đầu tư ngoại hối (Forex), mua xổ số Vietlott và hiện đã thua lỗ, không thể hoàn trả.

Theo kết luận điều tra, bà T.T.H.K. phủ nhận việc mua lại vàng từ bị can và khẳng định bà không trực tiếp liên lạc, trao đổi hay trả lời Linh. Trong khi đó, bị can Linh cũng không quen biết với người nhận vàng, giao tiền cho mình nên cảnh sát cho rằng không đủ cơ sở xác định bà K. phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc đồng phạm với Linh trong hành vi tham ô tài sản.

N.H

Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?Tài sản thế chấp tại các ngân hàng biến động ra sao trong nửa đầu năm 2024?
Gia đình doanh nhân Đỗ Minh Phú sở hữu bao nhiêu cổ phần tại TPBank?Gia đình doanh nhân Đỗ Minh Phú sở hữu bao nhiêu cổ phần tại TPBank?
]]>
//gn-ix.net/nhan-vien-tpbank-tham-o-246-luong-vang-sjc-de-choi-chung-khoan-719310.html Sat, 19 Oct 2024 01:50:17 +0700
//gn-ix.net/diem-tin-ngan-hang-ngay-1910-khoi-to-mot-truong-phong-giao-dich-abbank-719313.html Lợi nhuận quý III 2024 của Mộc Châu Milk giảm 55 LPBank đạt 84 mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng NHNN bổ nhiệm hai phó Tổng giám đốc Agribank mới là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật Khởi tố một trưởng phòng giao dịch ABBank

Ngày 18/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh thông báo đã khởi tố và bắt tạm giam Trần Văn Tài, Trưởng phòng giao dịch Mạo Khê thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank), về tội "Tham ô tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".

Điểm tin ngân hàng ngày 19/10: Khởi tố trưởng phòng giao dịch ABBank
Ảnh minh họa

Theo thông tin ban đầu, Tài đã sử dụng giấy tờ giả, bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng vay vốn, để chiếm đoạt khoảng 80 tỷ đồng từ ngân hàng. Tài lập ra các phương án vay vốn "khống" và tự phê duyệt giải ngân, lợi dụng chức vụ được giao để thực hiện hàng loạt sai phạm.

Qua điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã xác định Tài sử dụng 21 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả và 4 sổ tiết kiệm giả. Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng phát hiện Phạm Ngọc Hưng, một đối tượng khác, đã cho Tài vay tiền với lãi suất lên đến 123,42%/năm, gấp 6,17 lần lãi suất quy định. Hưng cũng đã bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Cơ quan công an tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật.

Lợi nhuận quý 3/2024 của Mộc Châu Milk giảm 55%

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, mã chứng khoán MCM) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh 55% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lợi nhuận đạt 42,6 tỷ đồng, giảm so với 94,9 tỷ đồng của quý 3/2023.

Doanh thu trong quý III/2024 cũng ghi nhận giảm 9%, đạt 739,6 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm này được cho là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 9,4% cùng với doanh thu hoạt động tài chính giảm 43,8% do lãi suất tiền gửi thấp hơn so với năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Mộc Châu Milk đạt doanh thu 2.174 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 148,8 tỷ đồng, giảm 48,5%. Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.367 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 332 tỷ đồng cho cả năm 2024, tuy nhiên, sau 9 tháng, Mộc Châu Milk mới hoàn thành 64,5% kế hoạch doanh thu và 44,8% kế hoạch lợi nhuận.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MCM giảm 0,68% trong phiên giao dịch sáng 18/10, xuống còn 36.650 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, Mộc Châu Milk có hai cổ đông lớn là Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) sở hữu 59,3% và Vinamilk sở hữu 8,85%. Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Mộc Châu Milk.

LPBank đạt 84% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (HOSE: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, ghi nhận lãi trước thuế tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý thứ 3 liên tiếp trong năm 2024, LPBank đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, thực hiện được 84% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

LPBank đạt 84% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng

Cụ thể, lãi trước thuế quý III của LPBank đạt gần 2.900 tỷ đồng, tăng 134% so với cùng kỳ năm trước. Điều này chủ yếu nhờ vào sự gia tăng đáng kể của thu nhập lãi thuần, tăng 43%, và lãi thuần từ dịch vụ, gấp 6,2 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của LPBank đạt hơn 8.818 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ, nhờ vào sự tăng trưởng đồng đều của cả nguồn thu lãi và thu nhập ngoài lãi.

Năm 2024, LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 10.500 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng gần 50% so với năm 2023. Đến cuối quý 3, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 456 ngàn tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm, với dư nợ cho vay khách hàng tăng 16% lên gần 320 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 1,34% lên 1,96%.

Ngoài ra, nợ phải trả cũng tăng theo tổng tài sản, với tiền gửi khách hàng tăng 14% so với đầu năm, lên hơn 271 ngàn tỷ đồng, trong khi phát hành giấy tờ có giá giảm nhẹ 1%, còn hơn 47 ngàn tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước​​​​​​​ bổ nhiệm hai phó Tổng giám đốc Agribank mới

Ngày 18/10/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về công tác nhân sự.

Theo đó, NHNN quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Đức Thành - Trưởng Ban Tổ chức Nhân sự giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Agribank; đồng thời bổ nhiệm ông Phạm Chí Thành - Chánh Văn phòng Trụ sở chính giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Agribank.

Bên cạnh đó, NHNN cũng bổ nhiệm ông Phạm Văn Minh - Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Thành viên giữ chức vụ Thành viên Ban Kiểm soát Agribank.

Trước đó, 2 Phó Tổng giám đốc Agribank là bà Nguyễn Thị Phượng và ông Tô Đình Tơn đã nghỉ hưu theo chế độ. Hiện Ban Điều hành của Agribank có 10 thành viên, trong đó ông Phạm Toàn Vượng giữ chức Tổng Giám đốc.

Sau khi bổ sung nhân sự mới, Ban Kiểm soát Agribank sẽ có 5 thành viên, với ông Trần Trọng Dưỡng giữ vị trí Trưởng Ban Kiểm soát.

BAC A BANK triển khai cho vay phát triển nông nghiệp đến 10 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Cho vay sản xuất kinh doanh nông nghiệp dành cho khách hàng cá nhân, với hạn mức lên tới 10 tỷ đồng. Đây là một phần trong nỗ lực của ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và góp phần ổn định kinh tế nông thôn.

BAC A BANK triển khai cho vay phát triển nông nghiệp đến 10 tỷ đồng/Ảnh minh họa

Trong suốt 30 năm hoạt động, BAC A BANK đã theo đuổi triết lý kinh doanh "Vì con người", tập trung vào các lĩnh vực tạo ra giá trị cốt lõi và thân thiện với môi trường. Ngân hàng luôn chú trọng hỗ trợ nông, lâm, ngư nghiệp, nhằm phát huy thế mạnh của Việt Nam và hướng tới phát triển bền vững.

Tỷ trọng cho vay nông nghiệp của BAC A BANK luôn duy trì ở mức cao, bên cạnh việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp và tổ chức. Ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi lãi suất và các sản phẩm đặc thù, như cho vay trồng rau, hoa quả và cây công nghiệp, cũng như hỗ trợ lãi suất cho khách hàng gặp khó khăn sau bão Yagi.

Bắt đầu từ ngày 1/10/2024, BAC A BANK mong muốn tiếp thêm nguồn lực tài chính cho người dân, giúp họ nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn.

]]>
//gn-ix.net/diem-tin-ngan-hang-ngay-1910-khoi-to-mot-truong-phong-giao-dich-abbank-719313.html Huy Tùng (T/h) Sat, 19 Oct 2024 01:48:25 +0700
//gn-ix.net/diem-tin-xay-dung-bat-dong-san-ngay-1910-loat-du-an-o-tp-hcm-cho-tham-dinh-gia-dat-719314.html Nghệ An thu hồi hơn 48 000 m2 đã cấp cho doanh nghiệp Đồng Nai chuyển đổi hơn trăm ha đất lúa làm dự án hơn 72 000 tỷ đồng FLC đề nghị Quảng Ngãi hoàn trả hơn 80 5 tỷ đồng cho 6 dự án bị thu hồi là nhứng tin tức xây dựng bất động sản đáng chú ý Loạt dự án bất động sản ở TP HCM chờ thẩm định giá đất

TP HCM dự kiến thu ngân sách khoảng 25.483 tỷ đồng từ 22 dự án bất động sản đang chờ thẩm định giá đất. Hiện tại, nhiều dự án lớn tại TP HCM bị “ách tắc” do chưa xác định được giá đất, gây khó khăn cho việc triển khai.

Ảnh minh họa

Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đã trình Sở Tài chính để thẩm định giá cho 22 dự án trong quý 4/2024. Trong đó, các dự án như khu phức hợp Thủ Thiêm Eco Smart (số tiền sử dụng đất 16.000 tỷ đồng) và khu đất 14,8 ha phường An Phú (3.500 tỷ đồng) được kỳ vọng đóng góp lớn vào ngân sách.

Tình trạng vướng mắc này không chỉ ảnh hưởng đến các chủ đầu tư mà còn làm giảm nguồn thu ngân sách của TP HCM, với chỉ 5.900 tỷ đồng thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm 2024. Các khoản thuế từ giao dịch đất đai cũng giảm mạnh, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của thành phố.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM, có 148 dự án bất động sản gặp vướng mắc về pháp lý, chủ yếu trong công tác thẩm định giá đất. Điều này khiến nhiều dự án không thể triển khai hoặc cấp sổ hồng cho người mua nhà.

Thời gian qua, dù Chính phủ đã nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, nhưng tiến trình này vẫn diễn ra chậm. Trong 8 tháng đầu năm 2024, chỉ 9 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận, chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp.

Nghệ An thu hồi hơn 48.000 m2 đã cấp cho doanh nghiệp

Ngày 16/10, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 384/QĐ-UBND về việc thu hồi đất tại xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.

Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An thu hồi 48.278,5 m2 đất của Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu Thủy sản Nghi Sơn (khu đất được UBND tỉnh giao cho Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An tại Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 và Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam cho thuê tại Quyết định số 146/QĐ-KKT ngày 17/7/2020), thuộc thửa đất số 194 và 195, tờ bản đồ số 12 tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.

Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu Thủy sản Nghi Sơn không còn nhu cầu sử dụng đất và có đơn tự nguyện trả lại số diện tích đất trên.

Hiện, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mã số CX 268359 và CX 268360 ngày 26/3/2021 cấp cho Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu Thủy sản Nghi Sơn để quản lý theo quy định; bàn giao đất tại thực địa cho UBND xã Quỳnh Vinh để quản lý, đưa vào sử dụng theo quy hoạch được duyệt; Chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định.

Giao UBND xã Quỳnh Vinh quản lý, bảo toàn toàn bộ diện tích đất thu hồi nêu trên. Đồng thời yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu Thủy sản Nghi Sơn chấp hành quyết định thu hồi đất; thực hiện bàn giao đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Đồng Nai chuyển đổi hơn trăm ha đất lúa làm dự án hơn 72.000 tỷ đồng

Tại kỳ họp thứ 20 của HĐND tỉnh Đồng Nai, các đại biểu đã thông qua nghị quyết chuyển đổi hơn 163 ha đất trồng lúa tại các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và TP Biên Hòa để thực hiện 6 dự án, trong đó nổi bật nhất là Khu đô thị Hiệp Hòa.

Đồng Nai chuyển đổi hơn trăm ha đất lúa làm dự án hơn 72.000 tỷ đồng/Ảnh minh họa

Khu đô thị Hiệp Hòa, với diện tích hơn 290 ha, sẽ chuyển đổi hơn 141 ha đất lúa và có tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 72.290 tỷ đồng. Dự án tọa lạc tại vị trí chiến lược trên cù lao Phố giữa sông Đồng Nai, kết nối với trung tâm TP Biên Hòa qua các cây cầu. Chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư dự kiến khoảng 16.700 tỷ đồng.

Dự án sẽ cung cấp hai loại hình nhà ở: nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư thương mại, với 20% tổng diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở. Khu đô thị Hiệp Hòa dự kiến hoàn thành sau 12 năm, từ 2023 đến 2035, với quy mô dân số khoảng 31.600 người.

Trước đó, vào tháng 9/2024, UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận cho liên danh 5 nhà đầu tư thực hiện dự án, bao gồm các công ty lớn trong ngành bất động sản.

Đồng Nai hiện là một trong những địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất tại Việt Nam, với 39 khu công nghiệp đã được phê duyệt và tỷ lệ lấp đầy khoảng 86%. Tỉnh cũng là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, với 2.092 dự án từ 44 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tập đoàn FLC đề nghị Quảng Ngãi hoàn trả hơn 80,5 tỷ đồng cho 6 dự án bị thu hồi

Công ty CP Tập đoàn FLC vừa gửi văn bản đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi, và Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, đề nghị hoàn trả hơn 80,5 tỷ đồng cho 6 dự án đã bị thu hồi tại khu đô thị mới Vạn Tường, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Tập đoàn FLC đã triển khai các dự án này trên tổng diện tích 137 ha, bao gồm các khu đô thị và khu du lịch sinh thái. Mặc dù đã hoàn tất nhiều thủ tục pháp lý như khảo sát địa hình, quy hoạch chi tiết và thiết kế cơ sở, nhưng sau nhiều năm, cả 6 dự án vẫn trong tình trạng dở dang, gây lãng phí tài nguyên.

Theo FLC, tỉnh Quảng Ngãi đã kêu gọi chủ đầu tư tự nguyện trả lại dự án để thực hiện quy trình lựa chọn nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, sau hơn một năm kể từ khi tự nguyện chấm dứt hoạt động, Tập đoàn FLC và các đồng chủ đầu tư vẫn chưa nhận được thông tin hoặc phản hồi về việc hoàn trả chi phí đầu tư.

Theo Tập đoàn FLC, hơn 80,5 tỷ đồng là số tiền lớn và cần thiết đối với Tập đoàn FLC cùng các công ty trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, Tập đoàn FLC thay mặt các chủ đầu tư đề nghị tỉnh Quảng Ngãi sớm có giải pháp hoàn trả chi phí mà tập đoàn đã chi trả cho việc triển khai các dự án hoặc có phương án để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ đầu tư dự án.

Tập đoàn FLC khẳng định, nếu tỉnh Quảng Ngãi không hoàn trả số tiền này thì chưa thể tổ chức lựa chọn nhà đầu tư mới để tiếp tục thực hiện, triển khai các dự án liên quan.

Bình Thuận còn hai dự án chưa thực hiện do vướng xác định giá đất

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, năm 2024, toàn tỉnh có 22 công trình và dự án cần xác định giá đất, với tổng diện tích khoảng 1.140 ha. Đến đầu tháng 10/2024, tỉnh đã hoàn tất hồ sơ cho 20/22 dự án, gửi đến hội đồng thẩm định và đang trong quá trình phê duyệt.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hai dự án còn lại, gồm Khu đô thị mới Bờ Sông Dinh và khu đất cạnh Nhà khách tỉnh Ninh Thuận, vẫn chưa thực hiện hồ sơ xác định giá đất do dính pháp lý. Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận cho biết, dự án Khu đô thị mới Bờ Sông Dinh sẽ thuê đơn vị tư vấn để xác định giá đất sau khi UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất cho nhà đầu tư.

Đối với khu đất cạnh Nhà khách tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đang xây dựng phương án đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất, nhằm tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau đó, giá khởi điểm sẽ được xác định để tổ chức đấu giá theo quy định.

Tính đến đầu tháng 10/2024, tỉnh Ninh Thuận đã thu được gần 418 tỷ đồng từ việc xác định giá đất cho các công trình và dự án, đạt khoảng 66% kế hoạch năm. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục xem xét, ban hành quy định liên quan đến định giá đất và đôn đốc thu nộp theo quy định cho các dự án đã triển khai.

]]>
//gn-ix.net/diem-tin-xay-dung-bat-dong-san-ngay-1910-loat-du-an-o-tp-hcm-cho-tham-dinh-gia-dat-719314.html Huy Tùng (T/h) Sat, 19 Oct 2024 01:39:14 +0700
//gn-ix.net/duc-no-luc-cung-co-nganh-cong-nghiep-dien-gio-719305.html Chính phủ Đức hôm thứ Năm 17 10 cho biết đang có kế hoạch bảo lãnh chính phủ cho sản xuất năng lượng gió như một phần trong gói biện pháp thúc đẩy ngành công nghiệp điện gió của nước này Đức nỗ lực củng cố ngành công nghiệp điện gió (Ảnh: Reuters)

Bộ Kinh tế Đức cho biết, Berlin sẽ mở rộng quy mô chương trình chuyển đổi bền vững của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) để bao gồm các khoản bảo lãnh, do cần khoảng 16 tỷ euro (17,34 tỷ USD) tiền bảo lãnh để tăng sản lượng vào năm 2030.

Các biện pháp này cũng sẽ mở rộng quy mô của các công ty có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng để các công ty này có thể truy cập vào các cơ sở phát điện.

Người phát ngôn của Bộ Kinh tế cho biết, các biện pháp sẽ được triển khai ngay lập tức và có kế hoạch đánh giá hiệu quả ban đầu vào đầu năm 2025.

"Chúng ta phải tiếp tục cải thiện các điều kiện để duy trì sức cạnh tranh của ngành này và đảm bảo tạo ra giá trị trong tương lai tại Đức và châu Âu. Các biện pháp này là một bước đi quan trọng", Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết trong một tuyên bố, sau cuộc họp với các đại diện trong ngành tại Berlin vào thứ Tư (16/10).

Kế hoạch này cũng nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các thành phần quan trọng như nam châm vĩnh cửu, trong đó hơn 90% hiện có xuất xứ từ quốc gia này. Bộ này cho biết ngành công nghiệp sẽ xây dựng lộ trình để đạt được mục tiêu vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.

Chính phủ Đức có kế hoạch sử dụng các công cụ pháp lý hiện có của EU như: Quy định về trợ cấp nước ngoài và các biện pháp bảo hộ thương mại truyền thống như quy định chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo cạnh tranh công bằng.

Căng thẳng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và EU, thị trường điện gió lớn nhất thế giới. Ủy ban châu Âu đã mở cuộc điều tra vào tháng 4/2024 về việc liệu các công ty Trung Quốc có được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp “không công bằng hay không”.

Các chuyên gia trong ngành cho biết việc sử dụng tuabin Trung Quốc là điều tất yếu để đáp ứng mục tiêu năng lượng tái tạo năm 2030 của EU. Brussels ước tính rằng ít nhất 37 GW điện gió mới cần được bổ sung hàng năm, so với 17 GW được bổ sung vào năm 2023.

Tuy nhiên, châu Âu, với kinh nghiệm trong quá khứ khi các ngành công nghiệp quan trọng bị rơi vào tay đối thủ cạnh tranh nước ngoài được trợ cấp mạnh, quyết tâm tránh kết cục tương tự trong lĩnh vực điện gió.

]]>
//gn-ix.net/duc-no-luc-cung-co-nganh-cong-nghiep-dien-gio-719305.html D.Q Sat, 19 Oct 2024 01:36:31 +0700
//gn-ix.net/quy-dinh-moi-ve-hop-tac-dau-tu-cua-nuoc-ngoai-trong-linh-vuc-giao-duc-719309.html Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 124 2024 NĐ CP ngày 5 10 2024 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 86 2018 NĐ CP ngày 06 6 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục Ảnh minh họa

Nghị định số 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tập trung vào các quy định về liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài.

Sửa đổi, bổ sung đối tượng thực hiện liên kết giáo dục

Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 6 về đối tượng liên kết giáo dục.

Cụ thể, bên Việt Nam: Cơ sở giáo giáo dục mần non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Bên nước ngoài: Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục.

Công khai đầy đủ chương trình giáo dục, kết quả kiểm định, số lượng giáo viên người nước ngoài

Bên cạnh đó, Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 7 về chương trình giáo dục. Theo đó, chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh.

Nghị định 124/2024/NĐ-CP yêu cầu các bên liên kết có trách nhiệm công khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng cho học sinh, cha mẹ học sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục các thông tin về chương trình giáo dục và kết quả kiểm định, số lượng giáo viên người nước ngoài, số lượng học sinh nước ngoài, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.

Sửa quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Nghị định 124/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Theo đó, đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ gồm: Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Về chương trình đào tạo, Nghị định 124/2024/NĐ-CP nêu rõ: Chương trình đào tạo của nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Là chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng hợp pháp cấp.

Không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024.

]]>
//gn-ix.net/quy-dinh-moi-ve-hop-tac-dau-tu-cua-nuoc-ngoai-trong-linh-vuc-giao-duc-719309.html Sat, 19 Oct 2024 01:32:59 +0700
//gn-ix.net/ky-luat-2-nguyen-chu-tich-ubnd-tinh-lam-dong-719308.html Ngày 18 10 2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các Quyết định thi hành kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Ông Đoàn Văn Việt, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng bị kỷ luật cảnh cáo.

Cụ thể, tại Quyết định 1217/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Hòa, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2004-2011 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật Đảng; thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 1662-QĐ/UBKTTW ngày 14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tại Quyết định 1218/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Đoàn Văn Việt, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật Đảng; thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 1663-QĐ/UBKTTW ngày 14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Các Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 18/10/2024.

]]>
//gn-ix.net/ky-luat-2-nguyen-chu-tich-ubnd-tinh-lam-dong-719308.html P.V Sat, 19 Oct 2024 01:31:17 +0700
//gn-ix.net/thu-tuong-chi-dao-day-manh-khoi-phuc-san-xuat-nong-nghiep-sau-bao-so-3-719311.html Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh phục hồi sản xuất nông nghiệp ổn định đời sống nhân dân góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Công điện nêu: Bão số 3 đã gây thiệt hại hết sức nặng nề cả về người, tài sản của Nhân dân và cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Sau bão, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã chủ động chỉ đạo, tổ chức lực lượng xuống cơ sở để hướng dẫn phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc khôi phục sản xuất nông nghiệp, nhất là lâm nghiệp, thủy sản còn chậm và gặp nhiều khó khăn.

Để đẩy nhanh phục hồi sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2024, hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo: Tổ chức các đoàn công tác, huy động chuyên gia, lực lượng chuyên môn, cán bộ khuyến nông cơ sở đến từng hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để trực tiếp hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất.

Chỉ đạo, tổ chức quan trắc, giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản tại các khu vực bị ảnh hưởng do bão, lũ, kịp thời khuyến cáo, thông tin để người dân nhanh chóng khôi phục sản xuất khi điều kiện cho phép; hướng dẫn lựa chọn giống, loài thủy, hải sản phù hợp với điều kiện nuôi thay cho những giống, loài có thời gian nuôi dài, không có sẵn nguồn giống.

Đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa các địa phương, cơ sở sản xuất, cung cấp giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, trang thiết bị, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp với các địa phương, người dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để cung ứng, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với lực lượng hải quan và cơ quan có liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc nhập khẩu con giống, vật tư để phục vụ sản xuất trong trường hợp nguồn cung trong nước không bảo đảm (đặc biệt là giống nhuyễn thể).

Chỉ đạo, hướng dẫn vệ sinh vườn ươm, xử lý diện tích rừng bị thiệt hại, khai thác tận thu gỗ rừng trồng bị thiệt hại theo quy định; sẵn sàng giống, phân bón, nhân lực để tổ chức khôi phục hoặc trồng lại rừng ngay khi thời tiết thuận lợi. Đẩy mạnh công tác phòng, chống cháy rừng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bị ảnh hưởng của bão, lũ vừa qua, nhất là tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng tăng cường chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp khôi phục sản xuất, đẩy nhanh tốc độ khôi phục sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản, trong đó:

Khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ theo quy định của pháp luật để người dân có nguồn vốn nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường, nguồn cung vật tư đầu vào cho sản xuất và hàng hóa nông sản trên địa bàn, kịp thời phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp kiểm soát giá cả, không để xảy ra đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, lợi dụng để trục lợi.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi không bị ảnh hưởng của bão, lũ vừa qua, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân đẩy mạnh sản xuất, tập trung vào các lĩnh vực, sản phẩm còn dư địa phát triển (nhất là lúa, cà phê, cao su, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ...), phấn đấu đạt mức tăng sản lượng và giá trị cao hơn 10% so với kế hoạch đã đề ra nhằm bù đắp sụt giảm, nhất là việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các khu vực, địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai.

Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc phát sinh.

]]>
//gn-ix.net/thu-tuong-chi-dao-day-manh-khoi-phuc-san-xuat-nong-nghiep-sau-bao-so-3-719311.html P.V Sat, 19 Oct 2024 01:30:08 +0700
//gn-ix.net/video-tiem-nang-van-tai-bien-719312.html Các liên minh hàng hải chia tách nhiều hãng tàu coi Việt Nam là điểm đến quan trọng Cảng nước sâu được thiết kế để đón các tàu trọng tải lớn nhất thế giới Đã có những đội tàu của Việt Nam gần 90% hoạt động tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn kém cạnh tranh trong cước vận tải, vẫn có những khâu chưa đạt chuẩn toàn cầu về tự động hóa. Cần nâng cấp, hoàn thiện để sẵn sàng với những biến động của thị trường, phát triển tiềm năng vận tải biển.

Xung quanh câu chuyện này, mời Quý độc giả cùng theo dõi nội dung trao đổi của ông Phạm Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí trong Chương trình Vấn đề hôm nay trên VTV1:

Theo VTV1

]]>
//gn-ix.net/video-tiem-nang-van-tai-bien-719312.html Sat, 19 Oct 2024 01:28:03 +0700
//gn-ix.net/ptsc-9-thang-dau-nam-tap-trung-cao-do-trong-cong-tac-dau-tu-719307.html Ngày 18 10 2024 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam triển khai chương trình giám sát thường niên đối với các đơn vị thành viên Tại Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PTSC cuộc họp được chủ trì bởi ông Phạm Tuấn Anh – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Tham gia đoàn công tác Petrovietnam có ông Phan Tử Giang, Phó Tổng Giám đốc, cùng đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn.

Cuộc họp tập trung các nội dung chính về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) 9 tháng đầu năm 2024, kế hoạch năm 2025; tình hình thực hiện kế hoạch SXKD và tái cấu trúc 5 năm giai đoạn 2021-2025; công tác đầu tư, quản lý tài chính, công tác quản trị, tái cơ cấu của PTSC và tình hình thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Tập đoàn.

PTSC 9 tháng đầu năm: Tập trung cao độ trong công tác đầu tư
Toàn cảnh cuộc họp.

Báo cáo của PTSC cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động SXKD, tổ chức đưa nhiều phương tiện, thiết bị đi làm việc ở nước ngoài cũng như đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án cơ khí năng lượng tái tạo ngoài khơi và triển khai các công tác chuẩn bị thực hiện các Gói thầu - Dự án Lô B đã được trao thầu. Các hoạt động SXKD được tổ chức an toàn, hiệu quả, góp phần tạo thuận lợi cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch năm 2024 của PTSC được giao: Doanh thu hợp nhất ước thực hiện 9 tháng đầu năm đạt 13.800 tỷ đồng, tương đương 127% kế hoạch 9 tháng, 89% kế hoạch năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước thực hiện 9 tháng đạt 858 tỷ đồng, bằng 143% kế hoạch 9 tháng, 100% kế hoạch năm, tăng 11% so với thực hiện cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, dự kiến tổng doanh thu hợp nhất của PTSC đạt 20.000 tỷ đồng. Đơn vị sẽ tiếp tục bám sát, đẩy mạnh các hoạt động SXKD trong 3 tháng cuối năm, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận được giao. Với dự kiến kết quả ước thực hiện năm 2024 và kế hoạch SXKD năm 2025 được cập nhật đến thời điểm hiện tại, PTSC dự kiến sẽ thực hiện thắng lợi, hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch 5 năm đã được Tập đoàn phê duyệt.

PTSC 9 tháng đầu năm: Tập trung cao độ trong công tác đầu tư
Ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng giám đốc PTSC trình bày báo cáo tại cuộc họp.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, PTSC đã tập trung nguồn lực triển khai nhiều hạng mục đầu tư quan trọng như: Dự án Bến số 3 - Cảng tổng hợp Dung Quất; Nhà văn phòng dự án; các phương tiện thiết bị phục vụ thi công dự án NLTTNK và dầu khí; hoàn thành đầu tư 01 tàu dịch vụ dầu khí. Ước thực hiện cả năm 2024, dự kiến giá trị thực hiện đầu tư của PTSC đạt 649 tỷ đồng, tăng 56% so với thực hiện năm 2023, thể hiện bước đột phá lớn trong hoạt động đầu tư.

Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi (NLTTNK), PTSC đã dần gây dựng uy tín, thương hiệu, ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư và cung cấp dịch vụ. PTSC đang tiếp tục bám sát, đẩy mạnh hợp tác với đối tác Singapore trong việc đầu tư, xuất khẩu NLTT ra nước ngoài. PTSC cũng đã được khách hàng Châu Âu là nhà đầu tư về NLTT hàng đầu thế giới đánh giá, phê duyệt vào danh sách nhà cung cấp dịch vụ và có nhiều cơ hội được trao thầu các dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian tới. Ngoài ra, PTSC cũng đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để có thể tham gia dự án với tư cách là nhà đầu tư/ đồng đầu tư đối với các dự án LNG, LPG.

Hiện tại, nhu cầu vốn đầu tư của PTSC cho giai đoạn 2024-2030 rất cấp thiết. Đơn vị đang gấp rút tiến hành điều chỉnh Kế hoạch SXKD giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2026-2030 nhằm cập nhật các chỉ tiêu liên quan đến nhu cầu đầu tư, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu phù hợp với kế hoạch tăng vốn nêu trên. Tại cuộc họp, PTSC cũng đã kiến nghị Tập đoàn xem xét thông qua chủ trương thực hiện Vốn chủ sở hữu/Vốn điều lệ của Công ty mẹ PTSC đến năm 2030.

Bên cạnh đó, PTSC cũng kiến nghị, đề xuất hỗ trợ từ Tập đoàn đối với một số vấn đề liên quan đến đất đai, thu hồi công nợ, tái cấu trúc/ tháo gỡ khó khăn tại một số đơn vị/ dự án hoạt động kém hiệu quả.

Dưới sự chủ trì của Thành viên HĐTV Petrovietnam Phạm Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Phan Tử Giang và các thành viên đoàn công tác đã cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác đầu tư, quản lý tài chính, nguồn nhân lực và các dự án trọng điểm mà PTSC đang triển khai, cũng như làm rõ các kiến nghị của đơn vị; tìm phương hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

PTSC 9 tháng đầu năm: Tập trung cao độ trong công tác đầu tư
Ông Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV Petrovietnam đánh giá cao kết quả SXKD của PTSC trong 9 tháng đầu năm.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, ông Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV Petrovietnam đánh giá cao PTSC đã ứng phó tốt trước các biến động trong nước, quốc tế, các điều kiện bất lợi về kinh tế, chính trị,… nỗ lực trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch do HĐTV giao. Trong đó có một số lĩnh vực tăng trưởng mạnh như dịch vụ căn cứ cảng, cơ khí chế tạo, NLTTNK và đặc biệt đã mở rộng ra thị trường nước ngoài với cơ cấu doanh thu chiếm 51%. Công tác đầu tư, đầu tư tài chính tại các công ty con, công ty liên kết đạt kết quả tốt. Công tác quản lý tài chính, bảo đảm dòng tiền cho hoạt động SXKD an toàn, đúng quy định.

Bên cạnh biểu dương các kết quả đạt được, ông Phạm Tuấn Anh cũng đồng thời yêu cầu PTSC tiếp tục bám sát, tập trung phân tích, dự báo, đánh giá thị trường để có kịch bản ứng phó phù hợp, bảo đảm SXKD hiệu quả và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực nếu có; tập trung cao độ trong công tác đầu tư dự án; rà soát, đánh giá kỹ danh mục đầu tư gắn với định hướng trong ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn; bảo đảm các kế hoạch đầu tư để giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí; đồng thời mở rộng đầu tư về công nghệ chế tạo, dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực NLTT, ĐGNK.

Ngoài ra, ông Phạm Tuấn Anh cũng đề nghị PTSC nghiên cứu tham gia chuỗi cung ứng các lĩnh vực mới như thu hồi, sử dụng, chôn lấp CO2, chuỗi NLTT hydrogen,…; đặc biệt phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực cho chuỗi dự án Lô B - Ô Môn đảm bảo đúng tiến độ, cũng như sẵn sàng cho dự án xuất khẩu NLTT sang Singapore. Ông cũng nhấn mạnh yêu cầu PTSC tập trung vào việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025 và kế hoạch 2026-2030 và đặc biệt là hoàn thành chiến lược phát triển của Tổng công ty phù hợp với Kết luận 76 của Bộ Chính trị; có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới.

PTSC 9 tháng đầu năm: Tập trung cao độ trong công tác đầu tư
Chủ tịch HĐQT PTSC Phan Thanh Tùng tiếp thu ý kiến, kết luận cuộc họp.

Thay mặt lãnh đạo PTSC, Chủ tịch HĐQT PTSC Phan Thanh Tùng tiếp thu các ý kiến trao đổi, chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn, đồng thời cam kết PTSC sẽ phát huy tinh thần, nhiệt huyết, thành công của những năm qua để triển khai tốt nhất nhiệm vụ của năm 2024 và các năm tiếp theo./.

]]>
//gn-ix.net/ptsc-9-thang-dau-nam-tap-trung-cao-do-trong-cong-tac-dau-tu-719307.html Tr.L Sat, 19 Oct 2024 01:25:36 +0700
//gn-ix.net/bo-truong-nguyen-hong-dien-thuc-day-tien-do-cac-du-an-luoi-dien-cho-nha-may-nhon-trach-3-va-4-719280.html Chiều ngày 17 10 2024 tại trụ sở Bộ Công Thương Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình công trình dự án quan trọng quốc gia trọng điểm ngành năng lượng viết tắt là Ban Chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp với Lãnh đạo một số Bộ ngành địa phương Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số đơn vị liên quan về tình hình triển khai các dự án lưới điện phục vụ nhập khẩu điện từ Lào dự án lưới điện đồng bộ ... Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long; đại diện Bộ Công an, lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) và Sở Công Thương các tỉnh: Đồng Nai, Thanh Hóa, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan; Lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng).

Nhân Trạch 3&4
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn trạch 3 và 4.

Phát biểu định hướng nội dung cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), đến năm 2030, tổng công suất điện phải đạt gấp gần 2 lần so với công suất toàn hệ thống hiện nay. Do đó, việc tăng cường đầu tư và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án truyền tải, nhất là dự án truyền tải liên miền và truyền tải công suất lớn để giải tỏa công suất các nhà máy phát điện là rất cấp thiết, góp phần nâng cao tính chủ động trong việc cung ứng điện cho đất nước.

Tại cuộc họp, sau khi nghe ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng Giám đốc EVN báo cáo về tình hình triển khai, cũng như những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án lưới điện nhập khẩu điện Lào, dự án đồng bộ Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 và dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên, đã có 14 ý kiến phát biểu của đại diện các Bộ, ngành, địa phương, EVNNPT và các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện các dự án điện tại các địa phương và cùng chủ đầu tư trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, với quyết tâm cao nhất để đảm bảo tiến độ các dự án đã được phê duyệt.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của 03 dự án lưới điện nêu trên, góp phần bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh; đồng thời, đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc khẩn trương triển khai thực hiện các Dự án;

Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Các dự án lưới điện nhập khẩu điện từ Lào đã cơ bản giải quyết được các khó khăn, vướng mắc về mặt bằng; dự án lưới điện đồng bộ giải tỏa công suất các dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 đã có những chuyển biến tích cực trong công tác phê duyệt, bổ sung quy hoạch và công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều công việc vẫn chưa đạt tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo.

Nhân Trạch 3&4
Toàn cảnh cuộc họp.

Để có thể sớm hoàn thành các dự án nêu trên, bảo đảm tiến độ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã giao, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành, địa phương liên quan, EVN và EVNNPT tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Đối với các dự án lưới điện đồng bộ giải tỏa công suất các dự máy nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chủ động báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh sớm có Nghị quyết bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2024 và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn tỉnh cho các dự án để có căn cứ triển khai các thủ tục tiếp theo về bồi thường giải phóng mặt bằng; đồng thời, sớm ban hành quy định về trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, giá đất, giá cây trồng, vật kiến trúc theo quy định của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành để có cơ sở triển khai các công việc liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án.

Tập trung chỉ đạo UBND các huyện có tuyến đường dây đi qua khẩn trương triển khai sớm các thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng; đồng thời, huy động cả Hệ thống chính trị vào cuộc để tuyên truyền, vận động các hộ dân ủng hộ và đồng thuận với công tác đầu tư xây dựng các dự án, khẩn trương bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư và nhà thầu để triển khai thi công trong tháng 10/2024.

Nhân Trạch 3&4
Các địa phương tham dự cuộc họp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng sẽ tổ chức họp giao ban định kỳ 2 tuần/lần với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan để kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Dự án năng lượng nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, thúc đẩy tiến độ các dự án; trước mắt tập trung vào 3 dự án lớn: dự án lưới điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam; dự án 500KV Nậm Sum - Nông Cống; lưới điện giải toả công suất của dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4; dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

]]>
//gn-ix.net/bo-truong-nguyen-hong-dien-thuc-day-tien-do-cac-du-an-luoi-dien-cho-nha-may-nhon-trach-3-va-4-719280.html Sat, 19 Oct 2024 00:20:16 +0700
//gn-ix.net/viet-nam-lot-top-20-quoc-gia-duoc-du-khach-yeu-thich-nhat-the-gioi-719258.html Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveler vừa công bố Giải thưởng Readers Choice Awards 2024 trong đó Việt Nam lọt top quốc gia được du khách toàn cầu yêu thích nhất Việt Nam lọt top 20 quốc gia được du khách yêu thích nhất thế giới

Việt Nam được đánh giá là điểm đến văn hóa đa dạng, hấp dẫn du khách phiêu lưu với vị trí thứ 15 trong danh sách 20 quốc gia được yêu thích nhất với số điểm 89,11/100. Kết quả được thống kê dựa trên đánh giá của hơn 575.000 độc giả về các trải nghiệm du lịch ở mỗi quốc gia, xét theo các tiêu chí về văn hóa, cảnh quan, dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng.

Độc giả của Condé Nast Traveler nhận xét, Việt Nam thu hút khách du lịch nhờ vẻ đẹp mộc mạc và quyến rũ.

Ngày càng đông khách du lịch quốc tế quan tâm và lựa chọn khám phá những “viên ngọc ẩn” của dải đất hình chữ S, từ các thị trấn, bản làng để trải nghiệm bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi địa phương đến cảnh sắc thiên nhiên đa dạng miền nhiệt đới. Cũng vì thế mà 9 tháng qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn con số 12,6 triệu lượt cả năm 2023.

Condé Nast Traveler cũng nhắc đến những giải thưởng danh giá mà du lịch Việt Nam giành được tại World Travel Awards vừa qua. Trong đó, Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, cùng các danh hiệu như “Điểm đến di sản hàng đầu châu Á” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á”. Những danh hiệu này một lần nữa khẳng định vị thế, thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam là điểm đến đa sắc màu, đa trải nghiệm, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

“Việt Nam không còn là một điểm đến đáng chú ý nữa, mà là điểm đến nhất định phải ghé thăm”, tạp chí Condé Nast Traveler khẳng định.

Bên cạnh Việt Nam, những quốc gia khác trong danh sách 20 quốc gia được du khách toàn cầu yêu thích nhất bao gồm: Nhật Bản, Thụy Sĩ, Thái Lan, Pháp, New Zealand, Maldives, Italy, Bồ Đào Nha, Canada, Sri Lanka, Hy Lạp, Croatia, Tây Ban Nha, Costa Rica, Australia, Malta, Ireland, Mexico, Seychelles.

Theo Tổng cục Thống kê dự đoán với đà tăng trường như hiện nay, Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024.

N.H

Khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở HuếKhám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Huế
Suôi Thầu - Thảo nguyên xanh bao la ở Hà GiangSuôi Thầu - Thảo nguyên xanh bao la ở Hà Giang
Săn mây trên đỉnh Hòn ÉnSăn mây trên đỉnh Hòn Én
]]>
//gn-ix.net/viet-nam-lot-top-20-quoc-gia-duoc-du-khach-yeu-thich-nhat-the-gioi-719258.html Sat, 19 Oct 2024 00:00:24 +0700
//gn-ix.net/phu-nu-pvep-dieu-ky-va-manh-me-719306.html Chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 10 1930 – 20 10 2024 chiều ngày 17 10 2024 Ban Nữ công Công đoàn Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP đã tổ chức gặp mặt nữ CBNV đang làm việc tại PVEP ở hai điểm cầu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tham dự sự kiện, về phía Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) có bà Lương Thị Hồng Nhung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo – Nữ công CĐ DKVN.

Về phía PVEP có ông Nguyễn Thiện Bảo, Chủ tịch HĐTV; ông Trần Hồng Nam, Tổng Giám đốc; ông Kiều Ngọc Anh, Chủ tịch Công đoàn PVEP; cùng các thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các ban và CBCNV Tổng công ty.

Ban Lãnh đạo PVEP gửi tặng những bông hoa tươi thắm, cùng lời chúc tốt đẹp nhất đến các nữ cán bộ CĐ DKVN và đại diện Ban Nữ công Công đoàn PVEP

Tại sự kiện, tập thể ban lãnh đạo và CBCNV PVEP, đặc biệt là chị em PVEP đã cùng nhau ôn lại truyền thống, những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ PVEP nói riêng. Từ đó, giúp các lãnh đạo, CBCNV nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của phái nữ trong cuộc sống hiện đại, phát huy tinh thần đoàn kết, lạc quan, sáng tạo và tích cực hơn, thành công hơn góp phần vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch SXKD của đơn vị và Tổng công ty.

Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công CĐ DKVN Lương Thị Hồng Nhung gửi tặng những bông hoa tươi thắm, cùng lời chúc tốt đẹp nhất đến phái đẹp PVEP

Được xem như hoạt động thường niên, mỗi dịp 20/10, Ban Nữ công – Công đoàn PVEP tổ chức chuỗi chương trình nhằm tạo không khí vui tươi, đoàn kết trong Tổng công ty với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa như: Tổ chức hoạt động ngoại khóa, chương trình an sinh xã hội, các lớp đan thêu… Thông qua hoạt động này, tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của phụ nữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, tinh thần đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ.

Chủ tịch HĐTV PVEP Nguyễn Thiện Bảo chúc mừng các nữ cán bộ, nhân viên, người lao động PVEP

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch HĐTV PVEP Nguyễn Thiện Bảo đã đại diện ban lãnh đạo Tổng công ty gửi tới chị em những lời chúc tốt đẹp nhất. Chủ tịch HĐTV PVEP ghi nhận nỗ lực của chị em PVEP đã linh hoạt, khắc phục khó khăn, cống hiến hết mình cho gia đình, Tổng công ty và xã hội. Những bóng hồng nữ tính nhưng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch SXKD và đều là những đoàn viên công đoàn ưu tú “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”, là chỗ dựa vững chắc cho gia đình và xã hội.

Lãnh đạo và toàn thể CBCNV PVEP hết sức trân trọng và ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực vượt khó, hết lòng vì gia đình và xã hội của chị em. Những đóng góp của chị em đã cùng kiến tạo nên sự phát triển của PVEP nói riêng và đất nước nói chung.

Tập thể Ban Lãnh đạo và CBCNV chụp ảnh lưu niệm

Trong buổi gặp mặt, với chủ đề “Duyên dáng và Mạnh mẽ”, các chị em đã chia sẻ về hạnh phúc của mình, đó là được sống vui khỏe, vun vén và chăm lo cho gia đình, được làm việc cống hiến cho Tổng công ty, xã hội. Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhịp sống hiện đại, các chị em đã thay đổi về tư duy, tầm nhìn, cải tiến cách làm việc, cập nhật khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để không ngừng rèn mới bản thân, nâng tầm giá trị trong cuộc sống.

]]>
//gn-ix.net/phu-nu-pvep-dieu-ky-va-manh-me-719306.html PV Fri, 18 Oct 2024 15:38:01 +0700
//gn-ix.net/cong-doan-pvfcco-to-chuc-ky-niem-ngay-phu-nu-viet-nam-2010-719296.html Ngày 18 10 tại trụ sở Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí PVFCCo Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thành viên Khối Văn phòng Tổng Công ty đã tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 10 1930 20 10 2024 với chủ đề Phụ nữ PVFCCo Trao gửi yêu thương Tham dự chương trình, về phía Công đoàn Dầu khí Việt Nam có bà Nghiêm Thùy Lan - Ủy viên BTV Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Nguyễn Văn Tá - Trưởng ban Tổ chức - Kiểm tra Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Bà Nghiêm Thùy Lan - Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá cao các hoạt động do Công đoàn PVFCCo tổ chức.

Về phía PVFCCo có ông Nguyễn Xuân Hòa – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty; ông Phan Công Thành – Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty; ông Tống Xuân Phong - Ủy viên BTV Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty; ông Trịnh Văn Khiêm – Thành viên HĐQT, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; ông Hồ Quyết Thắng - Thành viên HĐQT Tổng Công ty; ông Đào Văn Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty; ông Đặng Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty, Chủ tịch Công đoàn Khối Văn phòng. Đặc biệt là sự hiện diện của gần 100 nữ cán bộ nhân viên khối cơ quan Tổng Công ty.

Ông Nguyễn Xuân Hòa – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVFCCo phát biểu chúc mừng các chị em phụ nữ Tổng Công ty nhân ngày 20/10.

Đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm chăm lo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nữ cán bộ công nhân viên – lao động (CBCNV-LĐ); Tăng cường giao lưu, đoàn kết, chia sẻ, kịp thời nắm bắt tình hình đời sống, việc làm, hoàn cảnh các nữ CBCNV-LĐ PVFCCo. Đồng thời, chung tay giúp đỡ phụ nữ, trẻ em các địa phương đã và đang rất khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 - Yagi.

Bà Nguyễn Thị Hà, Trưởng Ban Nữ công Tổng Công ty, Phó Chủ tịch Công đoàn Khối Văn phòng phát biểu tại chương trình.

Chương trình cũng đẩy mạnh tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của các thế hệ phụ nữ Việt Nam; Khích lệ nữ CBCNV-LĐ phát huy những phẩm chất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam trong lao động sản xuất và cuộc sống; Góp phần đẩy mạnh, tăng cường hiệu quả các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, giỏi việc nước, đảm việc nhà trong nữ CBCNV-LĐ PVFCCo.

Các chị em phụ nữ PVFCCo thướt tha trong tà áo dài mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Hà, Trưởng Ban Nữ công Tổng Công ty, Phó Chủ tịch Công đoàn Khối Văn phòng bày tỏ niềm vui vì lãnh đạo Tổng Công ty cũng như Công đoàn Tổng Công ty đã quan tâm đến nữ CBCNV nhân dịp 20/10. Bà Hà cũng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, toàn Tổng Công ty đã ủng hộ gần 200 bộ áo dài cho cô giáo vùng cao và gần 50 triệu đồng cho quỹ vì phụ nữ khó khăn do Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động.

Nữ CBCNV-LĐ PVFCCo nhận hoa và quà chúc mừng ngày 20/10.

Bà Nghiêm Thùy Lan đánh giá, đây là một chương trình ý nghĩa và ấm áp, nhất là các món quà ý nghĩa được chính tay nam CBCNV PVFCCo làm dành tặng cho một nửa thế giới. Bà Nghiêm Thùy Lan cũng đánh giá cao sự sáng tạo của Công đoàn PVFCCo trong các hoạt động.

"Chị em phụ nữ PVFCCo luôn chia sẻ, lan tỏa nghĩa tình của người phụ nữ Dầu khí. Đặc biệt là các món quà hết sức ý nghĩa mà chị em phụ nữ PVFCCo đã dành tặng chị em phụ nữ trên cả nước thông qua chương trình tặng áo dài và quỹ phụ nữ Dầu khí”, bà Nghiêm Thùy Lan nói.

Đại diện 4 công đoàn bộ phận thuyết trình về tác phẩm dự thi của mình.

Ông Nguyễn Xuân Hòa cho biết, năm vừa qua là một năm có nhiều khó khăn, song bằng sự nỗ lực của tập thể người lao động PVFCCo đã giúp đơn vị vượt qua những khó khăn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nữ CBCNV. Thay mặt cho lãnh đạo Tổng Công ty, ông Nguyễn Xuân Hòa gửi lời cảm ơn và chúc mừng nữ CBCNV- LĐ PVFCCo nhân ngày 20/10.

Tại chương trình, gần 100 nữ CBCNV-LĐ Khối Văn phòng Tổng Công ty được nhận hoa, quà chúc mừng.

Dịp này, nam CBCNV đến từ 4 công đoàn bộ phận cũng tham gia cuộc thi trưng bày, trang trí trái cây/bánh/hoa. Đây cũng là món quà tinh thần ý nghĩa mà các anh dành tặng cho chị em phụ nữ Khối Văn phòng PVFCCo nhân ngày 20/10.

Ấm áp Ấm áp "Bữa cơm Công đoàn" PVFCCo, Tống Xuân Phong đại diện nhóm tác giả (PVFCCo)
PVFCCo kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thốngPVFCCo kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống
[PetroTimesTV] PVFCCo kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống[PetroTimesTV] PVFCCo kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống
]]>
//gn-ix.net/cong-doan-pvfcco-to-chuc-ky-niem-ngay-phu-nu-viet-nam-2010-719296.html Phương Ngân - An Chi Fri, 18 Oct 2024 15:32:54 +0700
//gn-ix.net/19-tap-doan-tong-cong-ty-do-uy-ban-lam-dai-dien-chu-so-huu-but-pha-manh-me-719298.html Trong 9 tháng đầu năm 2024 19 Tập đoàn Tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Ủy ban đã có những bước bứt phá mạnh mẽ tập trung phát triển các ngành lĩnh vực kinh doanh chính đạt được những kết quả ấn tượng về doanh thu lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế đồng thời bảo đảm đời sống việc làm thu nhập cho người lao động Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cùng đoàn công tác của Ủy ban kiểm tra tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào ngày 10/5/2024

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch cả năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu Công ty mẹ của 19 Tập đoàn, Tổng công ty ước đạt 971.593 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch năm và bằng 115% so với cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế ước đạt 50.360 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch năm; Giá trị nộp ngân sách nhà nước ước đạt 62.904 tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch năm và bằng 100% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo đó, tính đến hết tháng 9/2024, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất ước đạt hơn 1.538.000 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch năm và bằng 112% so với cùng kỳ năm trước; Lợi nhuận trước thuế ước đạt gần 857 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, cụ thể:

Lĩnh vực điện: Điện sản xuất lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 232,9 tỷ kWh, bằng 75% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Điện thương phẩm lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 209,2 tỷ kWh, bằng 80% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng điện truyền tải lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 186,56 tỷ kWh, bằng 80% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Chủ tịch Hồ Sỹ Hùng cùng đoàn công tác Ủy ban kiểm tra tiến độ thi công Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu vào ngày 22/5/2024

Lĩnh vực dầu khí: Sản lượng dầu thô lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 7,45 triệu tấn, bằng 90% kế hoạch năm và bằng 94% so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng khai thác khí lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 4,8 tỷ m3, bằng 94% kế hoạch năm và bằng 83% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đích chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách cả năm 2024

Lĩnh vực xăng dầu: Sản lượng xăng dầu hợp nhất lũy kế 9 tháng năm 2024 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) (không bao gồm nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn) ước đạt 4.900.300 tấn, bằng 84% kế hoạch năm và bằng 90% so với cùng kỳ. Sản lượng xăng dầu hợp nhất lũy kế 9 tháng năm 2024 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ước đạt 11.518.000 m3, tấn, bằng 88% kế hoạch năm và bằng 105% so với cùng kỳ năm 2023.

Lĩnh vực than: Than nguyên khai sản xuất lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 27.694.000 tấn, bằng 71% kế hoạch năm và bằng 97% so với cùng kỳ. Than thành phẩm sản xuất lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 37.405.000 tấn, bằng 72% kế hoạch năm và bằng 102% so với cùng kỳ. Than tiêu thụ lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 34.365 nghìn tấn, bằng 71% kế hoạch và bằng 94% so với cùng kỳ.

Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh cùng đoàn công tác của Ủy ban thị sát công trường, kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vào ngày 13/9/2024

Lĩnh vực vận tải, hàng không: Đối với lĩnh vực hàng không, thông qua toàn bộ mạng lưới các cảng hàng không của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), sản lượng vận chuyển hành khách ước đạt 83,52 triệu khách, bằng 73% kế hoạch năm và bằng 96% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng vận chuyển hàng hóa bưu kiện ước đạt 1.112 nghìn tấn, bằng 81% kế hoạch năm và bằng 122% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, riêng sản lượng vận chuyển hành khách của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ước đạt 17,2 triệu khách, bằng 76% kế hoạch năm và bằng 109% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 225,3 nghìn tấn, bằng 82% kế hoạch năm và bằng 142% so với cùng kỳ năm 2023.

Vận tải hành khách 9 tháng đầu năm 2024 đạt cao so với cùng kỳ năm 2023

Lĩnh vực đường sắt: Tính đến hết tháng 9/2024, vận chuyển hành khách ước đạt 5.421.210 lượt khách, bằng 88% kế hoạch năm và bằng 120% so với cùng kỳ; 2.101.639 nghìn hành khách/kilomet, bằng 92% kế hoạch năm và bằng 117% so với cùng kỳ; vận chuyển hàng hóa ước đạt 3.405,39 nghìn tấn xếp, bằng 70% kế hoạch năm và bằng 114% so với cùng kỳ năm trước.

Lĩnh vực vận tải biển có nhiều khởi sắc

Lĩnh vực đường biển cũng có nhiều khởi sắc, theo đó, sản lượng vận tải biển ước đạt 13,5 triệu tấn, bằng 85% kế hoạch năm và bằng 88% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng thông qua cảng ước đạt 109,39 triệu tấn, bằng 88% kế hoạch năm và bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Chủ tịch Ủy ban Đỗ Hữu Huy trao Cờ thi đua của Ủy ban cho những đơn vị xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua của Tổng công ty Lương thực miền Bắc

Ở một số lĩnh vực khác như thuốc lá, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp, sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu cũng có những kết quả đáng chú ý, cụ thể: Tổng sản lượng tiêu thụ thuốc lá điếu ước đạt 3.590 triệu bao, bằng 83% kế hoạch năm và bằng 106% so với cùng kỳ năm trước.

Về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp: Trồng rừng mới ước đạt 2.428 ha, bằng 83% kế hoạch năm và bằng 100% so với cùng kỳ. Khai thác gỗ lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 2.327 ha, bằng 87% kế hoạch năm và bằng 163% so với cùng kỳ năm 2023.

Sản lượng gạo của Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) ước đạt 1.439.954 tấn gạo, bằng 100% kế hoạch năm và bằng 105% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng gạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) lũy kế 9 tháng năm 2024 ước đạt 912.606 tấn gạo, bằng 97% kế hoạch năm và bằng 74% so với cùng kỳ năm trước.

Về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Phân lân chế biến ước đạt 738.637 tấn, bằng 88% kế hoạch năm và bằng 130% so với cùng kỳ. Sản xuất phân đạm Ure đến hết tháng 9/2024 ước đạt 664.967 tấn, bằng 86% kế hoạch năm và bằng 120% so với cùng kỳ. Sản xuất phân hỗn hợp NPK đến hết tháng 9/2024 ước đạt 1.002.342 tấn, bằng 84% kế hoạch năm và bằng 115% so với cùng kỳ. Khai thác quặng Apatit đến hết tháng 9/2024 ước đạt 1.487.189 tấn, bằng 83% kế hoạch năm và bằng 122% so với cùng kỳ. Sản xuất pin các loại đến hết tháng 9/2024 ước đạt 1576.067 nghìn viên, bằng 61% kế hoạch năm và bằng 97% so với cùng kỳ. Sản xuất ắc quy các loại đến hết tháng 9/2024 ước đạt 1.637.291 Kwh, bằng 80% kế hoạch năm và bằng 120% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhiều dự án lớn, trọng điểm có giá trị thực hiện cao so với kế hoạch

9 tháng đầu năm 2024, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và kế hoạch công tác năm 2024, Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty đã cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng tối đa những cơ hội, hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ được giao.

Ủy ban đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật và ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu, khắc phục tình trạng trước đây nhiều nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa được thực hiện đầy đủ hoặc tồn đọng qua nhiều năm.

Các Tập đoàn, Tổng công ty tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt, phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng, đặc biệt là vấn đề có liên quan đến an ninh năng lượng; bảo đảm cân đối lớn và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quan trọng cho nền kinh tế như điện, than, xăng dầu, hóa chất cơ bản...

Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng vượt tiến độ trong quý 3 năm 2024

Trong lĩnh vực năng lượng, tính đến hết tháng 9/2024, một số dự án lớn, trọng điểm có giá trị thực hiện đầu tư cao so với kế hoạch năm 2024 như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 (đạt khoảng 42%), dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (đạt khoảng 65%); dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng (đạt khoảng 80%); dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (đạt khoảng 108%); dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II (đạt khoảng 107%); chuỗi dự án điện - khí lô B (đạt khoảng 40%); các dự án đường dây 500 kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối, đường dây 500 kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa, đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu đã hoàn thành trong tháng 8/2024.

Trong lĩnh vực giao thông, hàng không: Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (đạt khoảng 51%); Dự án đầu tư xây dựng các bến container số 3, 4 tại Lạch Huyện, Hải Phòng (đạt khoảng 18,02%); dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi (đạt khoảng 20%); Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giá trị khối lượng nghiệm thu hoàn thành đạt khoảng 38,81%, giá trị khối lượng thực hiện ước đạt khoảng 143%; Dự án thành phần 3 - dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 giá trị khối lượng nghiệm thu hoàn thành ước đạt khoảng 16%, giá trị khối lượng thực hiện ước đạt khoảng 48%.

Tăng tốc phát triển với động lực mới, khí thế mới

Với quyết tâm cao hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời, giúp các doanh nghiệp bảo đảm hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Phó Chủ tịch Nguyễn Cảnh Toàn cùng đoàn công tác Ủy ban khảo sát tại hiện trường Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2) vào ngày 29/3/2024

Theo đó, Ủy ban tập trung chỉ đạo doanh nghiệp khắc phục bằng được những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, kinh doanh; triển khai đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho 3 đột phá chiến lược của đất nước (thể chế, hạ tầng, nhân lực), làm mới 3 động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và bổ sung các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ)…

Bên cạnh đó chú trọng triển khai cơ cấu lại các Tập đoàn, Tổng công ty theo các kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung 3 nội dung: Tái cấu trúc về quản trị, bộ máy theo hướng hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân lực; Tái cấu trúc về tài chính; Tái cấu trúc về ngành nghề, nguyên vật liệu đầu vào… cho phù hợp xu hướng phát triển.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đoàn kết, đồng lòng quyết tâm cao hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao

Thời gian tới, lãnh đạo Ủy ban sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chủ động, tích cực hơn nữa, phát huy tinh thần tấn công mạnh mẽ, bản lĩnh, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, kiên định các vấn đề nguyên tắc nhưng linh hoạt trong thực hiện công việc cụ thể, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường. Cùng với đó, không ngừng phát huy truyền thống, lịch sử phát triển qua nhiều năm của mỗi doanh nghiệp, tạo khí thế mới, động lực mới, kết quả mới, thắng lợi mới. Tích cực, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân, người lao động theo hướng năm sau phải cao hơn năm trước; đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy ban sẽ tiếp tục phát huy kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các đề xuất của doanh nghiệp trên tinh thần tất cả vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty.

Với số lượng hơn 800 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay, 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng lại là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước khi nắm giữ khoảng 65% tổng vốn chủ sở hữu cũng như tài sản của cả khối DNNN.

P.V

]]>
//gn-ix.net/19-tap-doan-tong-cong-ty-do-uy-ban-lam-dai-dien-chu-so-huu-but-pha-manh-me-719298.html Fri, 18 Oct 2024 15:20:18 +0700
//gn-ix.net/dien-tap-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-tai-toa-nha-petrovietnam-719292.html Chiều ngày 18 10 tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam số 18 Láng Hạ Hà Nội Ban Quản lý tòa nhà đã phối hợp với Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Tài sản Dầu Khí PSA cùng Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Ba Đình tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy PCCC và cứu nạn cứu hộ năm 2024 Tình huống giả định, hệ thống báo cháy kích hoạt vào lúc 14h30 tại tầng 7, trụ sở Petrovietnam với nguyên nhân cháy do sự cố chập điện. Các đồ dùng giả định thiệt hại và bén lửa do cháy gồm đồ gỗ, giấy tờ, máy móc văn phòng,... cùng với có 1 người bị mắc kẹt tại sân view và 1 người bị thương.

Đám cháy giả định được thực hiện tại tầng 7 trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) vào thời điểm 14h30
Đám cháy giả định diễn ra tại tầng 7 trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) vào 14h30 ngày 18/10/2024
Người mắc kẹt giả định trong tinh huống diễn tập PCCC năm 2024
Người mắc kẹt giả định tại sân view tầng 7

Ngay sau khi có tín hiệu báo cháy, đội an ninh bảo vệ và kỹ thuật tòa nhà đã xác định vị trí báo cháy và thông tin đến phòng điều khiển trung tâm thông qua bộ đàm và điện thoại intercom báo cháy. Ngay sau khi nhận được thông báo, phóng điều khiển trung tâm các đội viên PCCC đã nhanh chóng thực hiện đầy đủ các bước: Thông báo cho đội chữa cháy tòa nhà; phát thông báo di tản trên hệ thống loa công cộng trong tòa nhà; thông báo cho cảnh sát PCCC 114, Cấp cứu 115, công an cơ động 113 và công an phường.

Lực lượng bảo vệ tòa nhà phối hợp hướng dẫn xe cứu hóa di chuyển vào trụ sở
Lực lượng bảo vệ tòa nhà phối hợp hướng dẫn xe cứu hóa di chuyển vào trụ sở

Sau khi thông báo qua điện thoại khoảng 6 phút, lực lượng công an đã có mặt và phối hợp với lực lượng bảo vệ tòa nhà thiết lập vành đai bảo vệ xung quanh. Và chỉ ngay sau 2 phút, lực lượng và phương tiện cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội đã có mặt tại tòa nhà. Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đã tiếp cận khu vực cháy và giải cứu người mắc kẹt, đồng thời tiến hành dập tắt lửa.

Đối với lực lượng tại chỗ, khi nhận được thông tin có cháy, đội PCCC cơ sở tòa nhà được huy động đã tiếp cận khu vực có cháy triển khai sử dụng các phương tiện chữa cháy. Cùng thời điểm đó, đội sơ tán (bao gồm nhân viên Ban Quản lý tòa nhà, nhân viên tạp vụ vệ sinh và nhân viên tuần tra an ninh bảo vệ làm việc tại các tầng) triển khai và hướng dẫn cán bộ công nhân viên (CBCNV) thoát hiểm qua đường cầu thang bộ gần nhất.

Chỉ sau 9 phút, CBCNV đã sơ tán thành công tại điểm tập trung, ước tính khoảng 386 người.

Thành công cứu người bị kẹt bằng xe thang
Thành công cứu người bị kẹt trong vụ cháy bằng xe thang
Lực lượng PCCC thực hiện nghiệp vụ dập tắt đám cháy
Lực lượng PCCC thực hiện nghiệp vụ dập tắt đám cháy
Tinh huống giả định diễn ra và các đơn vị phối hợp ứng phó một cách bài bản, chuyên nghiệp
Các đơn vị phối hợp chữa cháy một cách bài bản, chuyên nghiệp

Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ diễn ra trong khoảng 15 phút, đã thể hiện được sự khẩn trương, các phương án triển khai đúng quy trình, đạt các yêu cầu cơ bản đã đề ra, hệ thống PCCC tại chỗ của tòa nhà đều hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn, không xảy ra thiệt hại nghiêm trọng nào về người và tài sản. Các đơn vị phối hợp cũng đã họp thảo luận rút kinh nghiệm sau buổi diễn tập.

Các đơn vị phối hợp chữa cháy đã cùng họp thảo luận rút kinh nghiệm sau buổi diễn tập.
Các đơn vị phối hợp chữa cháy và cứu nạn cứu hộ họp thảo luận rút kinh nghiệm sau buổi diễn tập.
]]>
//gn-ix.net/dien-tap-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-tai-toa-nha-petrovietnam-719292.html Trần Trung Fri, 18 Oct 2024 15:17:03 +0700
//gn-ix.net/chan-chay-vpi-pha-ky-luc-o-vpbank-hanoi-international-marathon-2024-719299.html Hai runner của Viện Dầu khí Việt Nam VPI là chị Bùi Thị Ngọc Phương Bộ phận Thí nghiệm và anh Vũ Mạnh Hào Bộ phận Hỗ trợ quản lý và tối ưu khai thác đã tham gia giải Marathon quốc tế Hà Nội VPBank VPIM 2024 và cùng đạt kỷ lục cá nhân PR Personal Records ở cự ly full marathon FM 42 km Chị Bùi Thị Ngọc Phương nhận giải giải Nhất nhóm tuổi 50 - 59 tại VPBank Hanoi International Marathon 2024.

Tham dự giải với mong muốn được trải nghiệm khắp phố phường Hà Nội giữa tiết trời Thu, chị Phương đã có kỷ lục cá nhân mới (PR – Personal Records) với kết quả thành tích 4 giờ 19 phút 6 giaay, đạt giải Nhất nhóm tuổi 50 - 59, vị trí thứ 66 trên 224 vận động viên nữ và vị trí thứ 685 trên 1526 thành viên tham gia chạy cự ly 42 km tại giải.

Chị Bùi Thị Ngọc Phương đã rút được ngắn được thời gian xuống ~3 phút so với kết quả tại giải VPBank VnExpress Marathon Ho Chi Minh City Midnight 2024 diễn ra vào tháng 3/2024 (4 giờ 22 phút 31 giây), giải đấu mà chị cũng giành giải Nhất nhóm tuổi 50 - 59.

Ngoài giải này, chị Bùi Thị Ngọc Phương đã tham gia nhiều giải marathon và cũng đã nhiều lần đạt giải như: Giải Nhất nhóm tuổi cự ly 42 km giải PetroVietnam Cup (Cà Mau), giải Ba nhóm tuổi cự ly 70 km giải Vietnam Trail Marathon (Mộc Châu), giải Nhì nhóm tuổi cự ly 21 km giải Night run Eximbank và giải Nhất nhóm lứa tuổi cự ly 30 km giải Peace Marathon Open (TP. Hồ Chí Minh). Giải Nhất lứa tuổi Giải Xuân Dầu khí lần thứ 3 năm 2024…

“Đi công tác Hà Nội rất nhiều lần rồi, nhưng lần này mình mới cảm nhận được mùi hoa sữa thoang thoảng trên các con phố của Thành phố Hà Nội về khuya. Kết quả tại giải VPBank Marathon lần này cũng hài lòng với PR 4:19:06 và đạt Top 1 lứa tuổi 50 - 59, nhưng bản thân mình vẫn tự nhắc nhở luyện tập để tiếp tục lập PR mới cho các giải lần sau”, chị Bùi Thị Ngọc Phương chia sẻ.

Hai runner VPI là chị Bùi Thị Ngọc Phương và anh Vũ Mạnh Hào tại giải chạy VPBank Marathon

Cùng với chị Bùi Thị Ngọc Phương, 1 thành viên khác của CLB Điền kinh VPI cũng tham gia VPIM 2024 và đạt thành tích tốt là anh Vũ Mạnh Hào với kết quả chiptime là 3 giờ 57 phút 51 giây, xếp vị trí 480 chung cuộc so với 1526 thành viên cự ly 42km, vị trí thứ 433 trên 1500 vận động viên nam và vị trí 158 trong số các runner lứa tuổi 40 - 49. Đây là kết quả tốt với người lần đầu chạy full marathon và trở thành marathoner thứ 8 của CLB Điền kinh VPI.

“Do lần đầu chạy 42km, tôi cũng có đôi chút lo lắng, đặc biệt thời tiết khá oi nóng. Cảm giác khá thú vị khi chạy qua các thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, các cây cầu và cảm giác như bay bay khi xuống dốc. Mặc dù thấm mệt khi chạy những km cuối, nhưng tôi đã vượt qua chính mình. Việc được tham gia khóa tập luyện cùng CLB Điền kinh VPI đã giúp tôi có được nền tảng thể lực tốt, duy trì được tốc độ của mình và có sub4 đầu đời. Tôi sẽ còn tham gia cự ly 42 km ở giải Standard Chartered Hanoi Marathon Heritage Race 2024 diễn ra ngày 3/11/2024, và hy vọng sẽ tiếp tục cải thiện được thành tích của mình”, anh Vũ Mạnh Hào chia sẻ.

Anh Vũ Mạnh Hào đạt thành tích tốt ngay lần đầu tham gia chạy marathon.

Giải chạy Marathon quốc tế Hà Nội VPBank (VPIM 2024), sự kiện thể thao kết hợp âm nhạc, thu hút 11.000 người tham gia từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. VPIM 2024 có 4 cự ly thi đấu 42km, 21km, 10km và 5km, xuất phát từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - địa danh văn hóa du lịch nổi tiếng tại phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và kết thúc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông - cổng Công viên Thống Nhất.

P.V

]]>
//gn-ix.net/chan-chay-vpi-pha-ky-luc-o-vpbank-hanoi-international-marathon-2024-719299.html Fri, 18 Oct 2024 14:23:08 +0700
//gn-ix.net/pvtrans-9-thang-dau-nam-cong-tac-dau-tu-bai-ban-quyet-liet-dat-hieu-qua-cao-719304.html Ngày 18 10 2024 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam triển khai chương trình giám sát thường niên đối với đơn vị thành viên là Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí PVTrans Cuộc họp được chủ trì bởi ông Phạm Tuấn Anh – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Cuộc họp tập trung vào các nội dung chính về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) 9 tháng đầu năm, công tác đầu tư, tình hình thực hiện kế hoạch SXKD và tái cấu trúc 5 năm giai đoạn 2021-2025, công tác quản lý, quản trị của PVTrans và tình hình thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Tập đoàn.

Báo cáo của PVTrans cho thấy, doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng đầu năm của Tổng công ty lần lượt là 8.100 tỷ đồng và 1.200 tỷ đồng, đạt 100% và 109% kế hoạch 9 tháng năm 2024 được Tập đoàn giao. Hoạt động kinh doanh của PVTrans đạt hiệu quả tốt, tăng trưởng qua các năm. Tình hình tài chính lành mạnh, các chỉ số tài chính ở mức tốt và an toàn.

PVTrans 9 tháng đầu năm: Công tác đầu tư bài bản, quyết liệt, đạt hiệu quả cao
Ngày 18/10/2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai chương trình giám sát thường niên đối với PVTrans. Ông Phạm Tuấn Anh – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn chủ trì cuộc họp.

PVTrans đã thực hiện tái cơ cấu toàn diện trong những năm qua. Từ năm 2012 đến nay, tất cả các đơn vị thành viên của PVTrans đều hoạt động có lãi, đạt hiệu quả tốt trong hoạt động SXKD, tập trung và phát triển lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Tổng công ty và các đơn vị thành viên tích cực triển khai công tác đầu tư mở rộng và trẻ hóa đội tàu. Trong 9 tháng đầu năm, Công ty mẹ PVTrans đã ký hợp đồng mua thêm 1 tàu dầu sản phẩm; các đơn vị thành viên cũng đã thực hiện đầu tư thêm 7 tàu; nâng tổng số sở hữu và quản lý đội tàu của PVTrans lên 58 chiếc với tổng tải trọng khoảng 1,6 triệu DWT.

Trong công tác quản trị, PVTrans tiếp tục quản lý việc đầu tư vốn của Công ty mẹ thông qua cơ chế Người đại diện, trong đó nâng cao vai trò định hướng của Công ty mẹ đối với các ĐVTV/Chi nhánh; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro; bám sát thay đổi của thị trường, tăng cường công tác dự báo để quản trị biến động phù hợp với đặc thù thực tiễn hoạt động, đảm bảo hoàn thành cao nhất kế hoạch đề ra. Các chủ trương, chỉ đạo của Tập đoàn được Người đại diện phần vốn tại PVTrans tổ chức triển khai thực hiện đúng theo quy định. Bên cạnh đó, PVTrans cũng đã thành lập Ủy ban ESG để triển khai các công tác và mục tiêu về phát triển bền vững.

PVTrans 9 tháng đầu năm: Công tác đầu tư bài bản, quyết liệt, đạt hiệu quả cao
PVTrans 9 tháng đầu năm: Công tác đầu tư bài bản, quyết liệt, đạt hiệu quả cao
Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ SXKD của cả năm 2024, cũng như phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025 được Tập đoàn giao, Ban lãnh đạo PVTrans đã đề ra một số giải pháp trọng tâm. Trong đó, bên cạnh duy trì ổn định các hoạt động SXKD trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục nâng cao công tác quản trị, đặc biệt quản lý chi phí thông qua việc tối ưu hóa cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý. Ngoài ra, PVTrans cũng sẽ tập trung vào công tác triển khai chuyển đổi số, xây dựng chiến lược tổng thể với việc xác định tầm nhìn số, lộ trình triển khai cụ thể và tích hợp, đồng bộ thông tin/dữ liệu hóa SXKD với Tập đoàn; song song đó là thực hiện công tác an sinh xã hội, truyền thông và văn hóa doanh nghiệp theo đúng các Chỉ thị, Quy định của Tập đoàn, trên cơ sở đảm bảo phù hợp và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Tuấn Anh – Thành viên HĐTV Petrovietnam đánh giá cao và biểu dương kết quả đạt được trong công tác quản trị và hoạt động SXKD của PVTrans không chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024 mà còn trong những năm qua. Theo đánh giá của ông Phạm Tuấn Anh, PVTrans có tình hình tài chính lành mạnh, quản lý dòng tiền và công nợ chặt chẽ, đảm bảo an toàn vốn. Công tác đầu tư được triển khai bài bản, quyết liệt và mang lại hiệu quả cao, nhờ đó PVTrans sở hữu nguồn lực mạnh mẽ cả về tài sản, tài chính, quản trị, thương hiệu và nhân lực. PVTrans đã thực hiện tái cơ cấu thành công và phục hồi một số đơn vị thành viên yếu kém, trở thành một Tổng công ty có tất cả các đơn vị thành viên đều hoạt động hiệu quả.

PVTrans 9 tháng đầu năm: Công tác đầu tư bài bản, quyết liệt, đạt hiệu quả cao
Ông Phạm Tuấn Anh – Thành viên HĐTV Petrovietnam đánh giá cao công tác đầu tư của PVTrans.

Ngoài ra, ông Phạm Tuấn Anh cũng nhấn mạnh PVTrans đã chú trọng công tác quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số và quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt. Trong thời gian tới, đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là tăng cường chuyển đổi số, áp dụng các thông lệ quản trị quốc tế, triển khai mạnh mẽ các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu PVTrans khẩn trương xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2026-2030, đồng thời phát triển chiến lược dài hạn đến năm 2030 với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện.

Trong lời đáp từ, ông Phạm Việt Anh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVTrans, bày tỏ lời cảm ơn và cam kết tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Petrovietnam. Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVTrans khẳng định Tổng công ty sẽ tổ chức triển khai cụ thể các chỉ đạo, đồng thời nỗ lực phấn đấu để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 mà Tập đoàn giao phó./.

]]>
//gn-ix.net/pvtrans-9-thang-dau-nam-cong-tac-dau-tu-bai-ban-quyet-liet-dat-hieu-qua-cao-719304.html Tr.L Fri, 18 Oct 2024 14:21:32 +0700
//gn-ix.net/thiet-ke-noi-that-nha-ga-hanh-khach-san-bay-long-thanh-the-hien-tinh-dan-toc-van-hoa-truyen-thong-719301.html Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 475 TB VPCP ngày 18 10 2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về thiết kế nội thất Nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 Phương án thiết kế Nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành lấy ý tưởng từ hình ảnh hoa sen đặc trưng văn hóa Việt Nam.

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng yêu cầu: Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm; mục tiêu là cảng hàng không trung chuyển của khu vực và quốc tế, là một trong những biểu tượng của đất nước trong giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới.

Thiết kế nội thất là bước quan trọng, để công trình Nhà ga hành khách đáp ứng tiêu chí hiện đại, có bản sắc, tạo ấn tượng tốt cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam, yêu cầu chủ đầu tư Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chịu trách nhiệm toàn diện theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện từ bước đề xuất chủ trương, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đến bước thiết kế kỹ thuật, thiết kế kiến trúc, nội thất công trình; về nội dung, đối tượng của hợp đồng.

Về thiết kế nội thất, Phó Thủ tướng yêu cầu ACV tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, hoàn thiện phương án thiết kế nội thất theo hướng:

Xác định quan điểm, mục tiêu, lập luận, triết lý, tư duy rõ ràng của phương án thiết kế nội thất để triển khai từ tổng thể đến chi tiết trên nguyên tắc triển khai đồng bộ, bài bản, bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt về yêu cầu đối với sân bay là công trình mang tính bản sắc, hiện đại, công trình xanh, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu, lập luận chặt chẽ, có ý tưởng rõ ràng khi đề xuất thiết kế nội thất chi tiết, gắn với thiết kế kiến trúc công trình, thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống.

Chỉ đạo đơn vị tư vấn xác định cụ thể sản phẩm tư vấn về thiết kế kỹ thuật/kiến trúc/nội thất; Nghiên cứu bố trí không gian, vật liệu, màu sắc phù hợp với tính chất công năng của từng khu vực (dịch vụ mua sắm, ẩm thực…); Vật liệu xây dựng sử dụng cho công trình phải được đánh giá về tính đồng nhất với thiết kế chung, bền vững, phù hợp tính chất, cấp độ của công trình.

Nghiên cứu, tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn để sử dụng cây xanh bản địa, bảo đảm thích ứng với môi trường, cảnh quan nội thất; Tham khảo ý kiến các chuyên gia đầu ngành trong quá trình thiết kế nội thất công trình; ACV thực hiện nghiêm túc, bài bản, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong các bước thiết kế, phê duyệt, đầu tư.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng hướng dẫn ACV triển khai công tác thiết kế nội thất Nhà ga hành khách bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.

]]>
//gn-ix.net/thiet-ke-noi-that-nha-ga-hanh-khach-san-bay-long-thanh-the-hien-tinh-dan-toc-van-hoa-truyen-thong-719301.html P.V Fri, 18 Oct 2024 13:29:15 +0700