Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tuyến đường Vàng Danh - Uông Bí: Quá tải do nhiều nguyên nhân

10:00 | 12/01/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
Gần đây, dư luận lại lên tiếng về việc tuyến đường Vàng Danh - Uông Bí bị nhiều xe quá tải chạy làm hỏng đường và ảnh hưởng môi trường gây bức xúc trong nhân dân.

Trước đây, tuyến đường chuyên dùng Uông Bí - Vàng Danh được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đầu tư với mục đích là vận chuyển than từ các mỏ than Vàng Danh, Nam Mẫu ra cảng Điền Công. Ngoài ra, tuyến đường còn phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân từ Uông Bí vào Vàng Danh và ngược lại. Hiện nay, tuyến đường được TKV giao cho Công ty Kho vận Đá Bạc quản lý, Công ty Môi trường duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nhằm từng bước hiện đại hóa khâu vận chuyển than, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường, trong những năm gần đây, Tập đoàn đã triển khai đầu tư mở rộng, nâng công suất vận tải bằng đường sắt để vận chuyển than từ Vàng Danh, Nam Mẫu ra cảng Điền Công thay thế cho việc vận chuyển than bằng ôtô. Tuyến đường sắt được hoàn thành từ đầu năm 2015 và Tập đoàn đã dừng vận chuyển than cám bằng ôtô, tập trung vận chuyển bằng đường sắt, chỉ còn số ít than cục và vật liệu xây dựng vận chuyển bằng ôtô chuyên dùng.

qua tai do nhieu nguyen nhan
Kiểm tra xe quá tải trọng tại Quảng Ninh

Tuy nhiên, hiện nay với nhiều đơn vị tham gia sản xuất than trong khu vực, nên việc vận chuyển than tham gia vào tuyến đường ôtô này khá phức tạp. Theo báo cáo từ lãnh đạo thành phố Uông Bí, chỉ tính riêng Công ty PT Vietmindo đã vận chuyển các loại than bằng ôtô trên tuyến đường này với sản lượng lên tới gần 1 triệu tấn/năm (do Vietmindo chưa làm được tuyến đường sắt đấu nối từ đường sắt của Công ty Kho vận Đá Bạc - TKV đến cảng của công ty). Đấy là chưa kể sản lượng vận chuyển của các đơn vị nhỏ lẻ cũng được tỉnh Quảng Ninh, thành phố Uông Bí cấp phép khai thác, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn tham gia vào việc vận chuyển than trên tuyến đường này...

Do quá nhiều phương tiện tham gia giao thông, thêm vào đó, nhiều đơn vị để xe quá tải hoạt động nên tuyến đường bị xuống cấp nhanh. TKV đã chỉ đạo Công ty Môi trường - TKV liên tục sửa chữa, bảo dưỡng, nhưng dường như không thể đáp ứng kịp. Đường sửa đến đâu, xe quá tải lại phá vỡ đến đó. Qua thí điểm kiểm tra, xử lý phương tiện ôtô quá tải, quá khổ trên đường chuyên dùng vận chuyển than của đoàn công tác liên ngành thành phố Uông Bí, đã phát hiện nhiều trường hợp xe quá tải, vi phạm kích thước thành, thùng xe. Chỉ trong 1 tuần ra quân, đoàn công tác liên ngành thành phố đã phát hiện hàng chục phương tiện vi phạm về kích thước thùng xe, quá tải, phạt tiền trên 100 triệu đồng.

Theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 12-5-2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc sắp xếp cảng, bến thủy nội địa tiêu thụ than và tuyến đường vận chuyển than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020, các đơn vị chỉ được phép vận chuyển than bằng đường bộ đến ngày 1-1-2016. Như vậy, TKV đã hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện Quyết định 1268 và làm tất cả trong việc bảo vệ môi trường trên tuyến đường này thông qua việc hoàn thành sớm việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt thay thế cho vận chuyển than bằng đường bộ.

Không chỉ vùng than Uông Bí, trước đó, tại nhiều khu vực Cẩm Phả, Hòn Gai, TKV cũng đã chủ động xây dựng các tuyến đường chuyên dùng xa dân cư như tuyến Bắc Cọc Sáu - Khe Dây để vận chuyển than; đầu tư lắp đặt tuyến băng tải ống Mạo Khê - cảng Bến Cân để giải phóng cho các tuyến đường bộ nhằm bảo vệ môi trường... Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đơn vị tham gia sản xuất, chế biến kinh doanh than tại vùng Quảng Ninh, không chỉ riêng các đơn vị của TKV. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn để có giải pháp đồng bộ, quy hoạch tổng thể, bình đẳng, thống nhất giữa các đơn vị để việc khai thác, vận chuyển và chế biến kinh doanh than đạt được hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo môi trường...

Hà Trang

Năng lượng Mới 490