Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

TKV: Tìm phương án khai thác cho 3 mỏ lộ thiên lớn

07:00 | 25/12/2015

1,270 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vừa qua, tại Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi về phương án trình tự khai thác hợp lý 3 mỏ lộ thiên Cao Sơn - Cọc Sáu - Đèo Nai. Tổng giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của các kỹ sư thuộc Công ty Tư vấn Đầu tư mỏ và Công nghiệp - Vinacomin (đơn vị làm chủ đề tài), mặc dù đã có quy hoạch, đề án, phương án khai thác, đổ thải các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả được duyệt, nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập và vướng mắc. Ranh giới và tài nguyên còn nhiều chồng lấn; công tác bóc đất khu vực chồng lấn còn nhiều bất cập; các thông số của hệ thống khai thác không đồng bộ với dây chuyền thiết bị có công suất lớn hiện có, dẫn đến chưa phát huy được năng suất; quy trình đổ thải và tiến độ khôi phục môi trường chưa được quan tâm một cách đầy đủ; hệ thống đường sá và thoát nước chung trong vùng chưa được kết nối hoàn chỉnh; các công trình hạ tầng dùng chung còn nhiều vướng mắc.

tkv tim phuong an khai thac cho 3 mo lo thien lon
Bốc xúc đất đá trên khai trường mỏ than Đèo Nai

Tất cả những vấn đề đó đã, đang và sẽ làm cho các công ty quản lý các mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai bị động và gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mỗi đơn vị nói riêng và cả Tập đoàn nói chung. Để khắc phục những bất cập và vướng mắc trên cần phải có phương án trình tự khai thác hợp lý giữa các mỏ này về công tác khai thác, đổ thải và thoát nước 3 mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai.

Cụ thể, với mục tiêu lựa chọn được sự trình tự khai thác hợp lý giữa 3 mỏ; hoàn thiện được các thông số của hệ thống khai thác phù hợp cho từng mỏ; đề xuất được quy trình, giải pháp đổ thải và phục hồi môi trường hợp lý nhằm nâng cao năng suất thiết bị và hiệu quả sản xuất, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, an toàn trong quá trình sản xuất và giảm thiểu đến môi trường sinh thái, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp đã đưa ra 4 phương án liên thông 3 mỏ Cọc Sáu - Đèo Nai - Cao Sơn như sau:

Cụ thể, phương án 1: Các mỏ cùng tồn tại song song với nhau, có sự thiết kế trình tự khai thác chung. Phương án 2, tương tự phương án 1, tăng cường khai thác mỏ Đèo Nai để sớm kết thúc mỏ Đèo Nai rồi sáp nhập mỏ này với Cao Sơn. Phương án 3, tương tự phương án 1, tăng cường khai thác mỏ Cọc Sáu. Phương án cuối cùng, chuyển hướng khai thác mỏ Đèo Nai từ Cọc Sáu sang và tạm dừng khai trường hiện tại để làm bãi thải tạm. Các đại biểu đã cho ý kiến tham gia về các ưu điểm cũng như nhược điểm của 4 phương án trên. Đa số các ý kiến nghiêng về tính khả thi của phương án 1.

Nhiều ý kiến tham gia tại hội nghị đã nêu bật sự cần thiết phải có một thiết kế chung về trình tự khai thác hợp lý 3 mỏ lộ thiên này nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất tài nguyên và đảm bảo môi trường trong khai thác. Ý tưởng này thể hiện vai trò quan trọng trong công tác điều hành chung của lãnh đạo Tập đoàn trước diễn biến mới của thời đại. Tuy nhiên, để thực hiện, Tập đoàn cần quan tâm nhiều đến yếu tố về áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, đảm bảo an sinh xã hội, không gây xáo trộn về tổ chức v.v…

Tiếp thu các ý kiến góp ý, Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải nhấn mạnh: Đây chỉ là một quy hoạch về trình tự khai thác hợp lý chung của cả 3 mỏ, nên các bước triển khai rất thận trọng, sẽ điều chỉnh hài hòa, đảm bảo đặt lợi ích quốc gia, đặt lợi ích chung của người lao động lên trên hết. Trong quá trình thiết kế vừa qua, có nhiều phương án được đặt ra và Tập đoàn đã lựa chọn phương án tối ưu để vừa triển khai ngay trong năm 2016”.

Tổng giám đốc TKV cũng yêu cầu phía công ty tư vấn tiếp tục tính toán, rà soát lại tính hiệu quả kinh tế của các phương án nhằm tìm ra phương án hiệu quả nhất, trình với lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt để đạt được mục tiêu của phương án là nhằm tối ưu hóa trình tự khai thác, đổ thải và thoát nước chung cho cả 3 mỏ với các thông số của hệ thống khai thác hợp lý, phù hợp cho từng mỏ, nhằm nâng cao năng suất thiết bị và hiệu quả sản xuất cũng như công tác đổ thải và phục hồi môi trường, giảm thiểu đến môi trường sinh thái. Khi 3 mỏ khai thác độc lập, mỗi đơn vị phải thiết kế khu vực đổ thải, thiết kế đường vận chuyển đất đá, hay hệ thống thoát nước riêng cho mỗi mỏ.

Cung độ vận chuyển đất đá của các đơn vị cũng độc lập nên có thể đơn vị này đi qua đơn vị kia chồng lấn và làm dài cung độ, gây lãng phí về chi phí sản xuất chung. Khi thiết kế trình tự hợp lý kỹ thuật sẽ khắc phục tối đa hạn chế này. Các xe máy thiết bị của cả 3 mỏ sẽ được điều động bố trí hợp lý. Đất đá bóc của bất cứ đơn vị nào, ở khu vực nào sẽ được vận chuyển cung độ gần nhất, đến bãi thải được quy hoạch chung. Tương tự hệ thống bãi đổ thải cũng vậy sẽ được thiết kế cơ bản đạt tiêu chuẩn và đáp ứng cho tất cả các mỏ. Hệ thống thoát nước cũng sẽ được đưa ra những phương án tối ưu hơn. Việc làm này sẽ mang lại ích chung cho cả 3 mỏ và cho cả Tập đoàn.

Với trình tự khai thác như vậy, trong tương lai không xa, khi moong than của các mỏ hiện nay chập lại sẽ tạo ra một moong chung khổng lồ. Đây là tiền đề để các nhà kỹ thuật sẽ tiến hành thiết kế hệ thống bãi thải trong để giảm cung độ vận chuyển đất đá cũng như thiết kế ứng dụng các loại máy móc hiện đại hơn trong khai thác v.v... Theo quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, trong vùng Cẩm Phả có khoảng 16 mỏ và công trường khai thác than lộ thiên hoạt động. Sản lượng than khai thác 14-16 triệu tấn/năm, tương ứng khối lượng đất bóc từ 180-200 triệu m3/năm. Hiện tại, bãi thải lớn nhất vùng Cẩm Phả là bãi thải Đông Cao Sơn (dung tích 295 triệu m3) đang được 3 mỏ lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn sử dụng.

Tính đến 31/12/2012, tổng khối lượng đất đá thải còn lại vùng Cẩm Phả là 3,7 tỉ m3 (bao gồm đất đá thải của các mỏ và công trường lộ thiên, đất đá thải đào lò và đất đá thải của các cơ sở sàng tuyển). Trong đó, khối lượng đất đá thải của các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu, Khe Chàm II và Đông Đá Mài chiếm trên 94% tổng khối lượng đất đá thải toàn vùng. Giai đoạn 2013-2020, khối lượng đất đá thải của vùng dự kiến khoảng 1,9 tỉ m3.

Nguyễn Kiên

Năng lượng Mới 485