Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin Thị trường: Các công ty lọc dầu Trung Quốc tiếp tục mua dầu Nga

16:31 | 16/02/2023

6,614 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các công ty lọc dầu Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô Nga sau khoảng thời gian ngắn gián đoạn; Ai Cập thúc đẩy xuất khẩu LNG sang châu Âu...
Tin Thị trường: Các công ty lọc dầu Trung Quốc tiếp tục mua dầu Nga

Các công ty lọc dầu Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô Nga

Sau một thời gian gián đoạn, các nhà máy lọc dầu quốc doanh lớn của Trung Quốc đã khôi phục việc mua dầu thô Urals của Nga với giá thấp hơn nhiều so với mức trần 60 USD/thùng mà không vi phạm lệnh trừng phạt, các nguồn tin trong ngành nói với Reuters.

Theo các nguồn tin, các công ty lọc dầu nhà nước như PetroChina và Sinopec đã quay trở lại mua dầu Urals giá rẻ thông qua các công ty thương mại xử lý các khoản thanh toán cho các nhà xuất khẩu dầu mỏ của Nga và sắp xếp các dịch vụ vận chuyển cũng như bảo hiểm.

Được biết, các nhà máy lọc dầu nhà nước Trung Quốc không vi phạm các điều khoản của cơ chế giá trần và cũng không sử dụng tàu chở dầu hoặc bảo hiểm của phương Tây.

Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc dự kiến sẽ nhận dầu thô Urals từ Nga ngay trong tháng này, sau khi nhập khẩu lần cuối vào tháng 11 năm ngoái, ngay trước thời điểm giá trần của G7 và lệnh cấm vận của EU có hiệu lực vào ngày 5/12. Mặc dù ban đầu còn thận trọng về cách thức cơ chế trần giá hoạt động, song, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc hiện đang quay lại mua dầu Urals.

Động thái mới của Mỹ với các ngân hàng có liên quan tới Nga

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ chi biết, nước này có thể sẽ có thêm hành động đối với các ngân hàng có quan hệ với Nga nhằm ngăn họ "lách" các biện pháp trừng phạt hiện có của phương Tây.

Người đứng đầu Văn phòng Điều phối Trừng phạt thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, James O’Brien nói: "Chúng tôi đang xem xét thêm các ngân hàng và tổ chức tài chính để xem cách Nga đối phó với thế giới bên ngoài. Rất có thể sẽ có nhiều hành động hơn".

Ngay sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine vào năm ngoái, Mỹ và Liên minh châu Âu đã trừng phạt một số ngân hàng lớn nhất của Nga, đóng băng tài sản trị giá hàng tỷ USD của ngân hàng trung ương Nga ở các nước phương Tây, và đưa phần lớn hệ thống ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Tuy nhiên, Gazprombank, ngân hàng của gã khổng lồ khí đốt Gazprom, đã không bị trừng phạt do xử lý các khoản thanh toán nhập khẩu năng lượng vào EU. Một số quốc gia EU, bao gồm Hungary và Ý, vẫn nhận khí đốt của Nga qua đường ống.

EU hiện đang xem xét gói biện pháp trừng phạt thứ mười, nhằm công bố gói này trước ngày 24/2, đúng một năm ngày Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Mỹ được cho là luôn tìm kiếm xem những công ty và các bên có thể hưởng lợi từ các giao dịch tài chính liên quan đến Nga.

Ai Cập thúc đẩy xuất khẩu LNG sang châu Âu

Ai Cập đặt mục tiêu tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng khoảng 40% từ năm 2025, với phần lớn các chuyến hàng nhiên liệu sẽ đến châu Âu.

Châu lục này đang gấp rút giành được nhiều LNG hơn từ Trung Đông, Mỹ và các khu vực khác khi họ lên kế hoạch cho một tương lai hầu như không có khí đốt từ Nga, nhà cung cấp lớn nhất cho đến khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Ai Cập Tarek el-Molla, xuất khẩu của nước này trong năm nay có thể sẽ không thay đổi ở mức khoảng 7,5 triệu tấn.

Quan chức Ai Cập nói rằng, hai kho cảng LNG của họ trên bờ biển Địa Trung Hải được thiết kế để vận chuyển 12 triệu tấn hàng năm, nhưng việc đạt được công suất đó sẽ phụ thuộc vào việc Ai Cập bơm thêm khí đốt và nhận thêm dòng chảy từ Israel.

Mặc dù điều đó sẽ giúp củng cố an ninh năng lượng của châu Âu trong dài hạn, nhưng phải đến năm nay và năm 2024, nguồn cung LNG toàn cầu sẽ đặc biệt khan hiếm.

Giống như Ai Cập, Qatar và Mỹ cũng dự kiến ​​sẽ tăng xuất khẩu đáng kể từ giữa thập kỷ này.

Tin Thị trường: Châu Á sẽ quyết định giá dầu Urals Tin Thị trường: Châu Á sẽ quyết định giá dầu Urals
Tin Thị trường: Xuất khẩu xăng của Trung Quốc thấp nhất trong 8 năm Tin Thị trường: Xuất khẩu xăng của Trung Quốc thấp nhất trong 8 năm

Bình An