Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm do lo ngại về giảm phát ở Trung Quốc

15:45 | 14/10/2024

6,980 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá dầu thế giới hôm nay giảm do lo ngại về giảm phát ở Trung Quốc lấn át lo ngại về xung đột Trung Đông; Iran muốn tăng giá dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc...
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Giá dầu giảm do lo ngại về giảm phát ở Trung Quốc

Tính đến đầu giờ chiều nay 14/10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 74,21 USD/thùng - giảm 1,79%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 77,71 USD/thùng - giảm 1,68%.

Tình hình ảm đạm của nền kinh tế Trung Quốc đã lấn át mối lo ngại của thị trường về khả năng cơ sở hạ tầng năng lượng Iran bị đe dọa trong cuộc xung đột Israel - Iran. Dữ liệu chính thức của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc được công bố vào ngày 13/10 cho thấy áp lực giảm phát của Trung Quốc trở nên tệ hơn vào tháng 9. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4%, không đạt kỳ vọng và chỉ số giá sản xuất giảm với tốc độ nhanh nhất trong 6 tháng, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường phát hành trái phiếu cũng như các gói kích thích nhưng chưa đưa ra những con số cụ thể.

Trong khi đó, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng ở Mỹ tuần trước đã bổ sung thêm 586 giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên lần đầu tiên sau 4 tuần.

Tác động của cơn bão Milton đã thúc đẩy nhu cầu ngắn hạn tại Mỹ khi các cuộc di tản hỗ trợ tiêu thụ xăng, song về cơ bản nhu cầu vẫn yếu và chi phối triển vọng về năng lượng.

Giá khí giảm phiên đầu tuần

Giá khí hôm nay 14/10 giảm xuống mức 2,585 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí tự nhiên giao tháng 11.

Nga đang tìm kiếm các giải pháp để giảm sự ảnh hưởng của biến động giá dầu và khí đốt đối với ngân sách quốc gia, khi tỷ trọng doanh thu từ hai nguồn năng lượng này đang suy giảm. Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Siluanov, cho biết Nga đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào dầu và khí đốt nhằm tăng cường phát triển kinh tế nội địa.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh RT tiếng Ả Rập, ông Siluanov chia sẻ rằng việc giảm sự phụ thuộc vào doanh thu từ dầu khí là một phần quan trọng trong chiến lược kinh tế dài hạn của Nga. Ông lưu ý rằng, trước đây, nguồn thu từ dầu và khí đốt từng chiếm 35-40% tổng ngân sách nhà nước, nhưng dự kiến tỷ lệ này sẽ giảm xuống 27% vào năm 2024 và tiếp tục xuống mức 23% vào năm 2027.

Dữ liệu từ chính phủ Nga cho thấy doanh thu từ dầu khí đã giảm nhẹ 0,9% trong tháng 9 so với tháng trước đó. Tuy nhiên, ngân sách vẫn nhận được 8,13 tỷ USD từ doanh số bán dầu khí trong tháng này, theo dữ liệu của Reuters. Tính từ đầu năm đến hết tháng 9, doanh thu từ dầu khí của Nga đã tăng 49,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 87,5 tỷ USD.

Mặc dù doanh thu từ dầu khí là nguồn thu nhập lớn nhất đối với ngân sách liên bang, chiếm khoảng một phần ba tổng doanh thu, nhưng Nga đang chuẩn bị cho viễn cảnh giảm doanh thu từ dầu mỏ trong tương lai.

Iran muốn tăng giá dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc

Iran đang chào bán dầu thô cho các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc với mức chiết khấu thấp hơn so với dầu Brent, do người bán đang tìm kiếm mức giá cao hơn cho loại dầu dành cho nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, các nguồn thạo tin nói với Bloomberg.

Các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc là những khách hàng chính mua dầu thô của Iran bị cấm vận. Iran bán được dầu thô của mình trong bối cảnh hầu hết các nước đều xa lánh, trong khi các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc, lại có được dầu giá rẻ.

Kết quả là Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô rẻ hơn từ Iran ngay cả sau khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dầu Iran vào năm 2018, và Bắc Kinh cho biết họ không tuân thủ các lệnh trừng phạt đơn phương.

Tuy nhiên, các nguồn tin của Bloomberg nói rằng gần đây đã xảy ra xung đột giữa người bán Iran và người mua Trung Quốc vì Iran đang muốn tăng thêm 1 USD/thùng cho các loại dầu thô của mình so với những tháng trước đó.

Trong các giao dịch gần đây, Iran đã chào bán dầu thô nhẹ của Iran với mức thấp hơn 3,50 USD/thùng so với ICE Brent và Iranian Heavy – ở mức thấp hơn khoảng 7,5 USD/thùng so với dầu Brent.

Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc nói với Bloomberg rằng họ không chắc tại sao giá dầu của Iran lại tăng lên. Tuy nhiên, căng thẳng leo thang ở Trung Đông và khả năng đáp trả của Israel đối với cuộc tấn công tên lửa của Iran có thể đã thúc đẩy Iran tìm kiếm mức giá cao hơn. Cũng có thể là các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đã yêu cầu thêm nguồn cung trước khả năng Israel có thể tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Iran, Bloomberg lưu ý.

Trước đó, các tàu chở dầu của Iran được phát hiện đang di chuyển khỏi đảo Kharg, cảng xuất khẩu dầu lớn nhất của Iran, trong bối cảnh lo ngại về một cuộc tấn công sắp xảy ra của Israel nhằm vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu dầu thô quan trọng nhất ở Iran.

Bình An