Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021

19:00 | 17/10/2024

971 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2021 vào tháng 9, làm giảm đà phục hồi kinh tế của nước này khi nhu cầu thế giới suy yếu.
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021 (Ảnh: AFP)

Bộ Tài chính Nhật Bản báo cáo vào thứ Năm (17/10) rằng xuất khẩu của quốc gia này đã giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đầu là ô tô, nhiên liệu khoáng sản và máy móc xây dựng, xuống mức tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái. Dữ liệu không đạt kỳ vọng của các nhà kinh tế về mức tăng 0,9%.

Nhập khẩu tăng 2,1%, dẫn đầu là máy tính điện tử và linh kiện bán dẫn, giảm nhẹ so với dự báo tăng 2,8%, trong khi thâm hụt thương mại thu hẹp xuống còn 294,3 tỷ yên (1,965 tỷ USD).

Kết quả này cho thấy nền kinh tế Nhật Bản nhận được nhu cầu yếu từ bên ngoài trong quý III trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi trong 3 tháng tính đến tháng 6/2024, một phần do sự gia tăng tiêu dùng cá nhân, sự tăng trưởng này dường như chỉ là sự phục hồi tạm thời sau một đợt suy giảm mạnh trước đó.

“Đây là một kết quả yếu kếm”, Yayoi Sakanaka, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Mizuho Research & Technologies, cho biết, đồng thời nói thêm rằng xuất khẩu ròng có thể sẽ là lực cản đối với nền kinh tế trong quý III. “Nhìn về phía trước, mặc dù đồng yên có thể tiếp tục giảm nhẹ, nhưng tôi không nghĩ rằng đây sẽ là động lực cho các nhà xuất khẩu” vì có nhiều lực cản mạnh đang hiện diện, như việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu, điều này có thể sẽ lấn át các lô hàng của Nhật Bản.

Xuất khẩu suy giảm phản ánh tăng trưởng toàn cầu chậm chạp trong bối cảnh triển vọng bất ổn của các nền kinh tế lớn gia tăng. Các lô hàng đến Trung Quốc giảm 7,3%, đảo ngược mức tăng 5,2% của tháng trước, trong khi các lô hàng đến Hoa Kỳ và châu Âu lần lượt giảm 2,4% và 9%. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) gần đây đã dự báo rằng thương mại hàng hóa toàn cầu vào năm 2025 sẽ tăng trưởng thấp hơn dự báo, do tình trạng bất ổn gia tăng đè nặng lên hoạt động kinh tế và làm gián đoạn các lô hàng.

Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương đã bắt đầu cắt giảm lãi suất để tránh suy thoái sâu hơn. Tháng trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố cắt giảm lãi suất 0,5% để duy trì nền kinh tế của mình, sau một quyết định tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ngân hàng này dự kiến ​​sẽ hạ lãi suất một lần nữa tại cuộc họp vào ngày 17/10.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang theo dõi chặt chẽ các xu hướng toàn cầu, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, Phó Thống đốc Ryozo Himino cho biết vào tuần trước. Ông Himino cho rằng dữ liệu việc làm và tiêu dùng ở các quốc gia này đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các quyết định của ngân hàng.

Theo khảo sát của Bloomberg vào tháng trước, BOJ sẽ họp vào cuối tháng này và hầu hết các nhà kinh tế đều kỳ vọng ngân hàng này sẽ duy trì chính sách hiện tại.

D.Q

BusinessTimes