Tin tức kinh tế ngày 28/8: Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng vọt
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng vọt (Ảnh minh họa) |
Giá vàng thế giới tăng trở lại
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/8, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2517,98 USD/ounce, tăng 9,88 USD so với cùng thời điểm ngày 27/8.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/8, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP HCM ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 27/8.
Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 27/8.
Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 79-81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 27/8.
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng vọt
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2024 đã đạt gần 8,67 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 5,37 tỷ USD, tăng 15,2%.
Đáng chú ý, trong cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng điện thoại và linh kiện chiếm ưu thế với kim ngạch đạt 1,15 tỷ USD, tăng vọt 102%, chiếm 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng
Ngày 27/8, NHNN tiếp tục chào thầu 15.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất giữ ở mức 4,25%/năm. Trong phiên này, có 14.989,65 tỷ đồng trúng thầu, có 4.878,51 tỷ đồng đáo hạn. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN, có 6.500 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN bơm ròng 16.611,14 tỷ đồng ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở cũng đánh dấu phiên bơm ròng mạnh nhất của nhà điều hành kể từ tháng 7. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố là 49.594,69 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường còn ở mức 32.199,7 tỷ đồng.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc giảm dần lãi suất và dừng phát hành tín phiếu diễn ra trong bối cảnh áp lực tỷ giá hạ nhiệt đã cho phép NHNN linh hoạt hơn trong điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, nhà điều hành sẽ có thêm không gian chính sách để hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua kênh thị trường mở cũng như điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay.
Lạm phát năm 2025 dự báo có thể sẽ thấp hơn so với 2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa hoàn thành cuộc điều tra kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế, kết quả cho thấy bình quân lạm phát các năm 2025 và 2026 sẽ giảm xuống mức thấp hơn so với năm 2024.
Điều tra kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế được Ngân hàng Nhà nước thực hiện trong tháng 8/2024. Kết quả cho thấy, bình quân lạm phát năm 2024 dự báo có thể đạt khoảng 4%. Trong khi đó, bình quân lạm phát năm 2025 dự báo là 3,87% và năm 2026 sẽ là 3,83%. Theo kết quả này, lạm phát sẽ có xu hướng giảm dần trong hơn 2 năm tới, từ năm 2024 đến năm 2026.
Nhật Bản đang thiếu gạo nghiêm trọng
Một loạt siêu thị và cửa hàng ở Nhật Bản đang “cháy” hàng gạo do người dân đổ xô mua tích trữ gạo trước cảnh báo nguy cơ xảy ra siêu động đất đang tăng lên.
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng thiếu hụt gạo chưa có tiền lệ ở Nhật Bản là do chính sách khuyến khích giảm diện tích trồng lúa để kích thích giá tăng lên.
Trong những tuần gần đây, người dân Nhật Bản cuống cuồng mua gạo dự trữ để đề phòng rủi ro xảy ra siêu động đất cũng như các cơn bão lớn. Ngoài ra, nhu cầu gạo cũng tăng lên trước thềm kỳ nghỉ lễ Obon (lễ tưởng nhớ cha mẹ đã khuất và tổ tiên) kéo dài 4 ngày kể từ ngày 13/8.
P.V (t/h)
-
Tin tức kinh tế ngày 19/11: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
-
Tin tức kinh tế ngày 18/11: Cua ghẹ Việt Nam “đắt hàng” tại Trung Quốc
-
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?