Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu

09:27 | 16/11/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các công ty châu Âu không chỉ phải chịu thiệt hại vì từ chối khí đốt của Nga mà còn vì Hoa Kỳ không thực hiện được các hợp đồng cung cấp LNG cho châu Âu trị giá hàng chục tỷ đô la, Phó Trưởng phòng - Trưởng ban giám đốc tại Gazprom Kirill Polous cho biết.
EU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào NgaEU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào Nga
Nga có thể bất ngờ dừng nguồn cung khí đốt cho ÁoNga có thể bất ngờ dừng nguồn cung khí đốt cho Áo
IEA: Thế giới sẽ đối mặt với tình trạng dư cung dầu vào năm 2025 do nhu cầu yếu
Ảnh minh họa

"Cách đây một thời gian, một số công ty châu Âu đã phải chịu thiệt hại khi ký kết hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Thật không may, những hợp đồng này không được thực hiện, khí đốt không được giao. Kết quả là, khối lượng của những hợp đồng này ước tính lên tới hàng chục tỷ đô la", ông nói.

Nhiều hạn chế về mặt quy định trong lĩnh vực năng lượng của châu Âu, chủ yếu nhằm mục đích từ chối tiếp cận khí đốt của Nga, đã dẫn đến nhu cầu khí đốt giảm, cắt giảm nhân sự tại một số công ty, giảm khối lượng sản xuất và thậm chí là đóng cửa một số công ty hoặc di dời họ khỏi châu Âu đến các khu vực khác trên thế giới, ông Polous cho biết. Đồng thời, Hoa Kỳ đã tăng đáng kể sự hiện diện của mình trên thị trường khí đốt châu Âu. Do đó, nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể giảm gần 1/3 so với mức hiện tại vào năm 2050.

Ngoài ra, Hoa Kỳ đang tác động đến thị trường khí đốt toàn cầu khi nói có khả năng ngừng cung cấp LNG cho Trung Quốc, cũng như tạm thời đình chỉ cấp giấy phép xuất khẩu, dẫn đến làm chậm trễ quá trình thông qua quyết định đầu tư cuối cùng đối với một số dự án LNG của Mỹ, mà trong đó có các thỏa thuận sơ bộ thậm chí đã được ký kết để cung cấp cho người tiêu dùng toàn cầu.

"Vì vậy, có vẻ như tồn tại một mâu thuẫn nhất định khi Hoa Kỳ gây áp lực năng lượng lên các nhà nhập khẩu chính, thể hiện ở việc một mặt, Nga và Gazprom bị chỉ trích vô căn cứ vì nguồn cung không đáng tin cậy, mặt khác, Hoa Kỳ có thể đình chỉ việc giao hàng xuất khẩu của họ bất cứ lúc nào, với lý do liên quan đến an ninh năng lượng của đất nước", ông Polous kết luận.

Trước đó, CEO Gazprom Alexey Miller nhấn mạnh chính sách hiện tại của châu Âu đối với thị trường khí đốt và quá trình phi công nghiệp hóa đang diễn ra, có thể dẫn đến cú sốc mới về giá khí đốt và gián đoạn nguồn cung. Theo ông, ngành công nghiệp châu Âu hiện không có khả năng cạnh tranh so với các đối tác Hoa Kỳ do sự chênh lệch đáng kể về giá khí đốt và điện.

Gazprom cũng cho biết trong tuyên bố của mình rằng các nước EU đang tự mình phá hủy nhu cầu khí đốt, gây tổn hại đến nền kinh tế của chính họ, điều này sẽ dẫn đến việc tiêu thụ khí đốt ở châu Âu tiếp tục giảm và đóng cửa các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.

"Ngược lại, hành động của các nước EU nhằm mục đích tự mình phá hủy nhu cầu khí đốt, gây tổn hại đến nền kinh tế của chính họ. Các chính sách của các nước EU đã dẫn đến sự suy giảm hơn nữa trong tiêu thụ khí đốt, đóng cửa các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và chuyển giao năng lực sản xuất sang các khu vực khác. Tiêu thụ khí đốt của châu Âu sẽ tiếp tục giảm. Tốc độ suy giảm sẽ phụ thuộc cụ thể vào các quyết định chính sách trong tương lai", tuyên bố cho biết. Ngoài ra, dự kiến sản lượng khí đốt của châu Âu ​​sẽ không tăng trong dài hạn do cạn kiệt nguồn tài nguyên của chính mình.

Về nhu cầu khí đốt toàn cầu, theo ước tính sơ bộ ban đầu, mức tiêu thụ khí đốt trong 10 tháng đầu năm đã tăng 80 tỷ mét khối so với cùng kỳ năm ngoái, và hơn 70% mức tăng khối lượng này là do Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cung cấp, Gazprom lưu ý.

Nhu cầu về năng lượng truyền thống tiếp tục tăng trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và sự chú ý ngày càng tăng đối với các vấn đề an ninh năng lượng. Các quốc gia Trung Á là Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan cũng được dự báo sẽ tăng mức tiêu thụ khí đốt vào năm 2024. Về lâu dài, Trung Quốc cũng được dự báo sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng tiêu thụ khí đốt cao.

"Hệ thống năng lượng dựa trên khí đốt tự nhiên và các mối quan hệ hợp đồng dài hạn đã chứng minh được khả năng phục hồi, điều này đặc biệt có giá trị trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang thay đổi. Trong tương lai, khí đốt tự nhiên sẽ đóng vai trò cơ bản trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu", Gazprom kết luận.

Yến Anh

Tass