Ô tô Trung Quốc siêu rẻ thách thức các hãng xe tại Việt Nam
Hai trong số thương hiệu xe hơi tại Trung Quốc mới vào Việt Nam là MG và Baic Beijing X7. Các mẫu xe này tiếp tục có mức giá rất phổ thông, trang bị đầy đủ các công nghệ của xe sang châu Âu như BMW, Mercedes hay Volvo...
Giá quá rẻ, công nghệ ngập tràn!
MG vốn là thương hiệu của Anh nhưng đã là sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc và được sản xuất tại Trung Quốc, nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 8/2020. Hai mẫu xe MG ZS và MG HS hiện có giá báo dao động từ 518 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng/chiếc.
Beijing X7 có giá rất rẻ, từ 500 đến gần 700 triệu đồng nhưng công nghệ và thiết kế kiểu dáng được cho là cạnh tranh với các mẫu xe tiền tỷ tại Việt Nam |
Điểm đáng chú ý là các mẫu xe MG nhập từ Trung Quốc hiện chịu thuế nhập khá cao khi vào Việt Nam, bị áp thuế suất 47% đến 70% tùy theo chủng loại.
Theo kế hoạch, sắp tới thương hiệu này có thể có hai mẫu MG ZS và MG HS sẽ được lắp ráp tại Việt Nam hoặc Thái Lan và mức giá rẻ đi khá nhiều.
Nếu bỏ hoặc giảm thuế nhập, chắc chắn các dòng xe từ Trung Quốc sẽ còn rẻ hơn nữa và đánh bật được các thương hiệu xe khá ở Việt Nam về doanh số.
Với việc sản xuất tại ASEAN, lợi thế về thuế suất rẻ sẽ khiến giá xe MG càng cạnh tranh hơn, vừa chinh phục khách hàng Việt vừa đe dọa vị thế lâu năm của nhiều hãng xe lắp ráp, sản xuất và nhập khẩu tại Việt Nam.
Mẫu xe thứ 2 đang gây lên "hiện tượng" là Beijing X7 của Baic, mẫu xe này thực sự phá cách với kiểu dáng ngoại thất và trang bị công nghệ tân tiến. Từ màn hình, hộp số, camera 360 độ, cửa sổ trời toàn cảnh, các công nghệ giữ làn đường, phanh tự động khẩn cấp... tương tự các mẫu xe Mỹ và châu Âu đắt tiền khác.
Theo những người am hiểu xe hơi, những mẫu xe như MG hay Beijing hoặc trước đó là Zotye nếu bỏ yếu tố là thương hiệu Trung Quốc, xuất xứ Trung Quốc có thể sẽ có giá cao hơn hoặc có doanh số bán ra nhiều hơn so với doanh số thực tại của họ ở Việt Nam.
Đa phần người Việt vẫn hoài nghi chất lượng mẫu mã xe mang thương hiệu Trung Quốc cho dù chúng được các hãng xe châu Âu chuyển giao công nghệ hoặc máy móc, công nghệ của châu Âu nhưng khung, sườn và các chi tiết nội thất từ các nhà doanh nghiệp cấp 1, 2 từ Trung Quốc.
Thực tế, các thương hiệu xe Trung Quốc đã rất nhiều lần có ý định vào thị trường Việt Nam song tính đến nay không nhiều trong số họ thành công. Từ thương hiệu ban đầu như Lifan, Chery, Geely, đến Baic, Zotye giờ là MG và mẫu Beijing X7 đều tỏ rõ ý định chinh phục thị trường Việt, khai thác thị phần xe phổ thông, giá dưới 1 tỷ đồng, đang được kỳ vọng bùng nổ vào thời gian tới.
Còn gian nan khẳng định
Hiện, Trung Quốc là nước sản xuất xe lớn nhất thế giới, với hàng chục triệu chiếc mỗi năm, ngoài sự có mặt của các ông lớn xe 100% vốn nước ngoài như Audi, BMW, Volvo, Tesla đặt nhà máy sản xuất, các tập đoàn ô tô nội địa Trung Quốc như Chagan, Faw, Dongfeng hay Saic đều mua lại cổ phần hoặc sở hữu các tập đoàn, hãng ô tô của các nước lớn, như Volkswagen, Volvo, MG.
Thương hiệu xe Anh MG nhưng sở hữu của Trung Quốc đã và đang du nhập vào Việt Nam |
Ngoài ra, các hãng xe nội địa Trung Quốc liên doanh với hàng loạt hãng xe khác trên thế giới như Mitsubishi, Renault, Ford, Mazda... để đưa ra đời các mẫu xe lai máy móc, khung gầm của các hãng xe nổi tiếng trên thế giới, kết hợp với các thương hiệu nội địa Trung Quốc.
Hiện, chiến lược của các hãng xe Trung Quốc và nhiều hãng xe trên thế giới đều đi vào xu hướng mua các platform - hệ thống khung gầm đi liền với thân vỏ xe, hệ thống lái, cột chịu lực...
Điều đặc biệt là các platform có thể được sử dụng trên nhiều dòng xe hoặc các thương hiệu khác nhau dựa trên tùy biến công nghệ và nghiên cứu phát triển của mỗi hãng. Điều này giảm thiểu chi phí đầu tư D&R của các hãng xe vừa cho ra đời những dòng xe, mẫu xe hợp thời trang, không lỗi mốt.
Theo một số chuyên gia xe hơi, trước đây các mẫu xe Trung Quốc vào Việt Nam thường có giá rẻ, chi tiết thô kệch, thiếu tinh tế và đặc trưng của "hàng nhái". Tuy nhiên, với chiến lược đầu tư mới vào platform, các hãng xe Trung Quốc ngày càng có những mẫu xe hoàn thiện hơn về cả ngoại thất lẫn công nghệ. Điều này là yếu tố thuyết phục khách hàng vừa thách thức, đe dọa các thương hiệu xe tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để xe Trung Quốc thực sự lọt mắt xanh của khách Việt, con đường phía trước sẽ rất dài. Đầu tiên các hãng xe sẽ phải khẳng định chất lượng có xứng với giá cả, chính sách hậu mãi và sự làm ăn bài bản của doanh nghiệp, tiếp đó là tâm lý ngại xe Trung Quốc, cho dù là sản phẩm "Trung Quốc nội địa".
Cuối cùng sự tồn tại của xe Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào sự coi trọng khách hàng và thị trường của các nhà sản xuất Trung Quốc. Điển hình là năm 2019, các cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt xe Trung Quốc sản xuất, lắp ráp có cài phần mềm bản đồ đường lưỡi bò phi pháp.
Theo Dân trí
-
Ô tô Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam tăng đột biến trong quý I
-
Ô tô Trung Quốc tràn vào Việt Nam, ồn ào ra mắt, chật vật bán hàng
-
Xuất khẩu ô tô Trung Quốc "vụt sáng" giữa bức tranh kinh tế ảm đạm
-
Tin tức kinh tế ngày 2/9: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục lập đỉnh
-
Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 thế giới về ô tô
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ
-
Tin tức kinh tế ngày 20/10: Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cao kỷ lục