Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mục tiêu 5 năm tới của TKV

06:00 | 11/02/2017

1,143 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016-2020 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Theo đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 5,5-6%/năm.  

Mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phải trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như: công nghiệp than, công nghiệp khoáng sản, công nghiệp điện, công nghiệp cơ khí mỏ, công nghiệp hóa chất.

Cụ thể, về thăm dò than, với bể than Đông Bắc, đến hết năm 2020, hoàn thành công tác thăm dò đến mức -300m và một số khu vực dưới mức -300m đảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy để huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2025. Với bể than sông Hồng, trước năm 2020 hoàn thành công tác thăm dò than khu Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để phục vụ lập và thực hiện dự án thử nghiệm.

muc tieu 5 nam toi cua tkv
Khai thác than tại lò KT5 Vàng Danh

Đảm bảo khai thác than nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; phấn đấu đến năm 2020 sản lượng than thương phẩm đạt 42 triệu tấn; phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp hầm lò xuống khoảng 20%; tỷ lệ tổn thất than khai thác bằng phương pháp lộ thiên xuống khoảng 5%.

Nhập khẩu than các loại để phục vụ các ngành kinh tế trong nước (đặc biệt là than cho sản xuất điện), phấn đấu đến năm 2020 sản lượng than nhập khẩu đạt khoảng 8-9 triệu tấn.

Về công nghiệp khoáng sản, phấn đấu đến năm 2020, sản lượng một số loại khoáng sản chủ yếu như: Thiếc thỏi 600 tấn/năm, kẽm thỏi 15.000 tấn/năm, tinh quặng đồng 90.000 tấn/năm, đồng tấm 30.000 tấn/năm, tinh quặng sắt 4.655 ngàn tấn/năm, phôi thép 200.000 tấn/năm, vàng 1.300 kg/năm, alumin 1.250 ngàn tấn/năm, FeroChrome 10.000 tấn/năm.

Về công nghiệp điện, TKV phấn đấu đến năm 2020 đưa vào vận hành các nhà máy điện (nhiệt điện than, thủy điện) với tổng công suất lắp đặt đạt 2.275MW, tổng sản lượng đạt 10.250 triệu kWh, chiếm khoảng 4-5% tổng sản lượng điện toàn quốc.

Về công nghiệp hóa chất, TKV sẽ đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cung ứng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ khoan nổ mìn đáp ứng nhu cầu cho sản xuất than, khoáng sản và nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước; sản xuất nitratamon và các sản phẩm hóa chất khác; tìm kiếm thị trường để tiến tới xuất khẩu. Về công nghiệp cơ khí, sẽ nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy cơ khí trong Tập đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu sửa chữa, chế tạo và cung cấp thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và từng bước vươn ra thị trường ngoài ngành, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, vươn lên giữ vai trò tổng thầu chế tạo, lắp đặt các nhà máy, công trình quan trọng trong và ngoài TKV.

Đáp ứng đủ than cho nền kinh tế

Năm 2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần khoảng 26 triệu tấn than, trong đó sẽ có khoảng 23 triệu tấn than nội địa, còn lại là nhập khẩu. Theo kế hoạch, đến năm 2020, EVN sẽ cần đến 36,5 triệu tấn than. Mặc dù, Quy hoạch điện VII điều chỉnh giảm bớt nguồn nhiệt điện than và tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo (như điện gió, mặt trời…), song nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn điện và là giải pháp chủ đạo đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn. Theo đó, đến năm 2020, nhiệt điện than chiếm khoảng 40-43% và sẽ đạt khoảng 50% vào năm 2030.

Nhu cầu than cho ngành điện ngày càng tăng cao, theo ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc TKV, từ nay đến năm 2020, có 2 cụm nhà máy nhiệt điện gồm Nhiệt điện Thái Bình và Nhiệt điện Vĩnh Tân I, mỗi cụm sử dụng khoảng 4,5 triệu tấn than. Như vậy, đến năm 2020, sản lượng của TKV cũng phải tăng thêm 9 triệu tấn mới đủ đáp ứng cho 2 cụm nhà máy này. Tập đoàn đang xây dựng thêm mỏ mới để đáp ứng đủ than ngày càng tăng cao của nền kinh tế. Từ nay đến năm 2020, sản lượng than từ 35 triệu tấn hiện nay tăng thêm 9 triệu tấn

Cũng theo ông Biên, với nhu cầu của 2 cụm nhiệt điện, việc phát huy công suất các mỏ hiện có và xây dựng kịp thời các mỏ mới sẽ đáp ứng được nhu cầu than của các nhà máy điện.

Để các nhà máy nhiệt điện than hoạt động ổn định, hiệu quả cần phải có nguồn cung ứng than với khối lượng lớn, ổn định và lâu dài. Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng đề án cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện. Đồng thời đề ra mục tiêu và định hướng phát triển nhiệt điện than trên cơ sở khai thác tối đa nguồn than trong nước cho phát triển các nhà máy nhiệt điện, ưu tiên sử dụng than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Bắc.

Trong năm 2017, dựa trên cở sở dự báo nhu cầu sử dụng than của các nhà máy nhiệt điện, ngành than Việt Nam (bao gồm TKV và Tổng Công ty Đông Bắc) đã trao đổi, thống nhất cung cấp khoảng 37,08 triệu tấn than cho các nhà máy nhiệt điện. TKV và Tổng Công ty Đông Bắc đã thống nhất đảm bảo cung cấp than theo đúng khối lượng và chất lượng cho các nhà máy nhiệt điện trong năm 2017, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ giữa hai đơn vị.

Theo dự báo, nhu cầu sử dụng than cho sản xuất và tiêu dùng của các hộ trong nước sẽ ngày càng tăng cao. Năm 2020 là trên 88 triệu tấn; năm 2025 là 133 triệu và đến 2030 là 178 triệu tấn.

Nguyễn Kiên