Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:

Không có chuyện "con nuôi, con đẻ"

18:00 | 20/03/2014

808 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước nhiều ý kiến cho rằng đang có sự đối xử phân biệt giữa trường công lập và ngoài công lập, lãnh đạo Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã khẳng định không bao giờ nghĩ đến chuyện đó.

Không phân biệt trường công, trường tư

Tại hội nghị tổng kết 20 năm đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) ngoài công lập vừa diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục đều cho rằng chưa được đối xử công bằng với các trường công lập.

Trong bài phát biểu của minh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “Vậy Bộ GD-ĐT có dám khẳng định không có tình trạng phân biệt con đẻ, con nuôi hay không? Những trường thuộc Bộ GD mình có thiên vị hơn không? Mình coi đều trong cùng một hệ thống “con” bằng nhau, nhưng “con nuôi” vẫn tự ti, thậm chí rất nhiều bố mẹ có con nuôi thường chiều con nuôi hơn con đẻ. Nhưng từ sáng đến giờ tôi lại nghe các “con nuôi” kêu rất dữ…Có rất nhiều thứ thực sự chưa công bằng. Nhất định phản đối, không được có sự phân biệt, cần bình đẳng nhưng có sự linh động”.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định không có "con đẻ", "con nuôi".

Trước ý kiến này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ ra rằng phát biểu của lãnh đạo các trường đều rất chí lý, cụ thể, sinh động nhưng đó mới chỉ là một phía của vấn đề, nó còn cách tiếp cận khác thuộc về các cơ quan quản lý. Ông cũng khẳng định: “Bộ không có con đẻ, con nuôi. Vì nếu như vậy chúng tôi chỉ có 40 đứa con đẻ, một số lượng rất nhỏ. Chúng tôi không bao giờ nghĩ chuyện đó”.

Vướng mắc do xung đột trong nhà trường

Với những bất ổn của trường ngoài công lập hiện nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết hiện nay các trường dân lập đang chuyển dần sang mô hình tư thục, nhưng trong đó một số cơ sở giáo dục vẫn không thể tiến hành chuyển đối. Về vấn đề này, Bộ trưởng thắng thắn: “Vướng mắc chủ yếu là chuyện phân chia tài sản và xung đột trong nhà trường”.

Qua đó, Bộ trưởng đề nghị các lãnh đạo cần phải tự chất vấn và xem xét lại nội bộ của mình. Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành giáo dục cũng chỉ ra thực tế nhiều lãnh đạo các trường chưa bao giờ đứng trên bục giảng. Đây là một thực tế khó khăn và không giống ai của nền giáo dục đại học Việt Nam.

Bộ trưởng cho hay: “Có người suốt đời làm việc khác, thậm chí rất xa lạ với hoạt động giáo dục. Họ có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, sau đó về hưu là thành hiệu trưởng nên đã để xảy ra nhiều sai sót không cố ý, rất hồn nhiên, thậm chí nghĩ là trong sáng nhưng bản chất lại rất nghiêm trọng”.

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe, nâng cao nhận thức về các trường ngoài công lập của xã hội sẽ ngày càng tích cực và đúng đắn hơn. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Về phía Hiệp hội và các nhà trường, tôi đề nghị không nên mặc cảm. Nếu có điều gì vướng mắc, trường cần chủ động phản ánh, góp ý, phê bình và thực hiện với tinh thần cởi mở, không để tồn đọng, suy diễn. Những sai sót nhỏ không được giải tỏa có thể dẫn đến nghi ngờ và không thể phối hợp cùng nhau, ảnh hướng đến sức mạnh tổng hợp, gây thiệt hại cho công việc chung”.

Khánh An