Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ Công Thương đề nghị giảm lỗ cho Dự án bauxite:

Gỡ cho doanh nghiệp lúc kinh tế suy thoái

14:47 | 03/04/2014

477 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giá bauxite xuống khiến khả năng cân đối tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Khoáng sản (TKV) gặp nhiều khó khăn. Dự kiến, phải hết năm 2018 mọi việc mới sáng sủa khi thị trường nhôm thế giới nồng ấm trở lại…

Năng lượng Mới số 309

Hiệu quả tính trên vòng đời dự án

Ông Trần Văn Chiều, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, từ năm 2005, tức là cách đây gần chục năm, Chính phủ đã giao TKV làm chủ đầu tư các dự án bauxite - alumin tại tỉnh Đắk Nông, Tây Nguyên. Mọi người chắc chưa quên, thời điểm đó nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, GDP lên tới 8, trên 8% hằng năm.

“Năm 2006, được sự cho phép của Chính phủ, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam đã chuyển giao Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng (gọi tắt là Dự án Tân Rai) cho TKV (dự án đã được Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam nghiên cứu từ năm 1997). Sau 2 năm tìm hiểu cặn kẽ, tính toán phương án khả thi, năm 2008 TKV mới khởi công gói thầu EPC Nhà máy Alumin (gói thầu chính của dự án, do nhà thầu Chalieco - Trung Quốc thực hiện) tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng”, ông Chiều nêu rõ lộ trình thực hiện dự án.

Toàn cảnh Nhà máy Alumin Tân Rai

Trong lần trả lời phỏng vấn Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận, giá alumin hiện tại thấp hơn giá tính toán tại thời điểm phê duyệt dự án trên dưới 10%. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, việc xem xét hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư, nhất là những dự án có vốn đầu tư lớn, thời hạn hoạt động dài 30-40 năm... cần phải dựa trên những tính toán dài hạn, không thể chỉ căn cứ vào một thời điểm để khẳng định hiệu quả hay không hiệu quả. Đó là chưa kể hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội của dự án, tác động lan tỏa của dự án tại khu vực...

“Có 3 vấn đề tôi muốn đề cập đến dự án bauxite của TKV. Thứ nhất, phải khẳng định 2 dự án là thí điểm bước đầu để hình thành ngành công nghiệp khai thác và chế biến nhôm của Việt Nam. Mà đã là thí điểm thì phải có thời gian để khẳng định về mức độ chắc chắn của hiệu quả kinh tế. Thứ hai, giá alumin trên thị trường thế giới tuy hiện nay thấp hơn giá tại thời điểm đầu năm 2009 - thời điểm phê duyệt dự án, nhưng cũng như đối với các kim loại màu khác, không ai đảm bảo rằng mức giá này sẽ cố định như thế trong vòng 5 hoặc 10 năm tới. Và cuối cùng, 2 dự án thí điểm tại Lâm Đồng và Đắk Nông không thuần tuý là 2 dự án kinh doanh của một doanh nghiệp”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời phỏng vấn của VTV.

“Đối với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh là một mục tiêu chủ yếu, nhưng đối với xã hội điều lớn hơn mà tất cả chúng ta mong đợi là hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội đối với phát triển vùng, phát triển ngành và phát triển nền kinh tế. Vì vậy, quan điểm của tôi là hãy để dự án vận hành một thời gian rồi chúng ta sẽ có cơ sở hơn trong xem xét và đánh giá hiệu quả của dự án. Có lẽ đó là cách tiếp cận khách quan và phù hợp. Thêm nữa, cùng với việc chủ đầu tư tiếp tục rà soát, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị... thì chắc chắn hiệu quả sẽ được tăng lên”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định.

Cũng chính Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trong báo cáo giải trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hai dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông), đã tiếp tục đề xuất áp dụng một số chính sách ưu đãi cho hai dự án trên. Theo đó, Bộ đề xuất giảm phí môi trường 10 lần so với hiện hành, giảm thuế tài nguyên và điều chỉnh mức đền bù giải phóng mặt bằng.

Theo tính toán, trong hai năm tới, dự án Tân Rai sẽ lỗ từ 176 đến 252 tỉ đồng và sẽ bắt đầu có lãi từ năm 2016 đến 2020 mức từ 9,3 tỉ đến 297 tỉ đồng. Còn dự án Nhân Cơ sẽ lỗ từ năm 2015 đến 2020 ở mức từ 237 tỉ đến 671 tỉ đồng. Tuy nhiên, những khoản lỗ đều nằm trong lộ trình và Bộ Công Thương cũng như TKV luôn khẳng định dự án sẽ đem lại hiệu quả. Bộ Công Thương cho biết, với các khoản vay chính thức cho dự án, lãi vay phải trả trung bình hằng năm khoảng 600 tỉ đồng (2014-2015), chi phí lãi vay này đã được tính toán đưa vào giá thành sản phẩm tiêu thụ. Và Vinacomin đã có kế hoạch trả nợ hợp lý cho từng khoản vay của dự án.

TKV cho biết, hiện Tập đoàn đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dài hạn với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc ước tính gần 500.000 tấn alumin/năm. Năm 2014, TKV đã đàm phán với các đối tác và chấp nhận bán giá 330 USD/tấn. Điều này cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm alumin của dự án là hiện thực và khả quan.

Dư luận hiểu nhầm dự án

Theo PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam, thư ký HĐTV TKV, nguyên nhân chủ yếu là do giá alumin giảm, trong khi chi phí đầu tư tăng. Mọi người đều biết, hiện kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khó khăn, nhu cầu tiêu thụ nhiều loại hàng hóa suy giảm, trong đó có nhôm và alumin, kéo theo giá của các mặt hàng này giảm theo.

“Bên cạnh đó, do một bộ phận dư luận chưa hiểu rõ bản chất chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án (hay còn gọi là tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư - ký hiệu là IRR) và lãi suất vay nên vội vàng đưa ra ý kiến cho rằng, hiệu quả của dự án quá thấp (với hàm ý rằng dự án bị lỗ) khi so sánh IRR với lãi suất vay”, ông Nam cho hay. Ví dụ, kết quả tính toán lại IRR của dự án này tại thời điểm cuối năm 2013 là 8,21% (kết quả tính toán hồi tháng 9/2009 là 12,5%), trong khi lãi suất vay hiện nay tại các ngân hàng vào khoảng 13-14%/năm.

Ông Trần Văn Chiều thừa nhận, Tập đoàn có gặp khó khăn, bởi cả hai dự án trên đều mang tính chất thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, rất khó tránh khỏi. Sự chậm trễ chủ yếu là nguyên nhân khách quan. Cuối năm 2010, trước lo lắng của dư luận, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn cùng các cơ quan hữu quan của Nhà nước đi khảo sát sự cố hồ bùn đỏ ở Hungary và sau đó, hồ bùn đỏ của dự án đã phải điều chỉnh lại thiết kế, theo ý kiến góp ý của các nhà khoa học để nâng độ an toàn.

Lê Tùng