Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Điểm dừng nào cho talkshow?

11:46 | 27/11/2015

1,329 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Talkshow ở Việt Nam ít được đánh giá cao vì chất lượng chưa tương xứng với số lượng chương trình, xem ra, một talkshow cần có điểm dừng nhất định để không sa đà vào việc châm biếm và xúc phạm. 

Những kẻ … quá lắm lời

Ra đời từ tháng 6/2015, với mỗi tuần một số, “Những kẻ lắm lời” xưng là chương trình nói lên sự thật, “mà sự thật thì thường cay đắng” như lời giới thiệu của ba VJ (video jockey - người dẫn dắt các video clip) chính gồm MC Thùy Minh, stylist Lê Minh Ngọc và blogger Nguyễn Ngọc Thạch.

Chương trình do Thùy Minh viết, với những mục phụ như “Gương mặt thân quen” bình luận về những sự việc, phát ngôn của nghệ sĩ, “Kẻ thù của phim Việt” nhận định về phim Việt, “Hôm nay mặc xấu” bình luận về thời trang xấu của sao Việt… Ngay từ những số đầu, chương trình đã tạo nên sự khác biệt với lời khen chê thẳng thắn, không ve vuốt hay dùng lời có cánh.

Tuy nhiên, do không biết tiết chế nên talkshow này đang sa đà vào việc “dìm hàng” và xúc phạm các nghệ sĩ. Hàng loạt cái tên nghệ sĩ đã bị “réo tên” bằng những lời lẽ xúc phạm phải kể đến Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, MC Kỳ Duyên, Đông Nhi, Thủy Tiên, Hà Anh, Tóc Tiên... Không những vậy, ngôn ngữ được sử dụng trong talkshow này còn được đánh giá là quá vô duyên, phản cảm và có phần thiếu văn hóa.

diem dung nao cho talkshow
Chương trình Những kẻ lắm lời

Trong một số gần đây, khi bàn về vấn đề trang phục của các sao, những MC đã mổ xẻ một bộ trang phục của Đông Nhi khi tham dự sự kiện. Họ đã dùng những từ ngữ khá thô thiển để nhận xét về phong cách của cô như: “Bộ váy, váy giống mấy cái giấy bóng kính ngày xưa mình hay gói các thứ”; “Thế thì tốc váy lên trùm bó hoa bên trong”; “Người ta hồi xưa có Bạch phát ma nữ đúng không, đây có lẽ là Kim mao sư vương quá. Vàng từ đầu vàng tới…”; “Nhìn nó cứ lùm xùm, với lại cái này mặt Đông Nhi nhìn già quá, để Ông Cao Thắng đứng kế bên là giống bà ngoại Ông Cao Thắng rồi”.

Chính những phát ngôn gây sốc, đá xéo, dìm hàng nghệ sĩ của “Bitches in town” khiến Hoa hậu Đặng Thu Thảo, người vốn kín tiếng trong showbiz cũng phải lên tiếng.

Thậm chí trong những số gần đây, “Những kẻ lắm lời” tiếp tục có những ngôn ngữ, cử chỉ bỡn cợt, nhảm nhí cả những danh nhân lịch sử như Hai Bà Trưng và Bùi Viện. Cụ thể, trong tập 5 của chương trình “Những kẻ lắm lời”, chủ đề “Hỏi đáp nhanh kiến thức lịch sử” có nêu câu hỏi “Chồng của Trưng Trắc là ai?”. Một trong ba người dẫn chương trình cười nói: “Ông Trưng”. MC Thuỳ Minh nói theo: “Họ chưa lấy chồng”. Sau đó cả ba người dẫn chương trình cùng cười ồ lên. Ở một đoạn khác, với câu hỏi “Chức danh của Bùi Viện (một vị quan dưới triều nhà Nguyễn, là nhà cải cách, ngoại giao có công với đất nước cuối thế kỷ 19) là gì?”, một người dẫn chương trình tỉnh bơ trả lời “Ông vua của hàng bia”.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung – người vốn ít khi luận bàn chuyện của người khác mới đây cũng phải lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình trước những ồn ào mà “Những kẻ lắm lời” gây ra. Tác giả “Nhật ký của mẹ” cho rằng, chương trình này vẫn tồn tại và có lượt truy cập nhiều là bởi vẫn còn người “thích hóng chuyện, thích nghe kể xấu người khác, thích cảm giác hả hê khi lăng nhục người khác”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, những ai trót xem chương trình này sẽ chẳng học được gì ngoài sự tọc mạch.

Tại sao chưa phạt

Từ khi “Những kẻ lắm lời” ra đời cho đến nay, đã có khá nhiều nghệ sĩ bức xúc, thậm chí yêu cầu dừng chương trình, song hiện vẫn chưa có cơ quan chức năng nào chính thức vào cuộc và xử lý chương trình này, bởi ekip thực hiện đã lách luật bằng việc phát tán chương trình trên Youtube. Youtube là trang mạng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới đặt máy chủ ở nước ngoài, đơn vị quản lý không chịu trách nhiệm về việc người dùng đăng tải video lên mạng của họ. Chính người dùng sẽ tự quyết định gỡ bỏ chương trình nếu nội dung ấy phản cảm hoặc làm phiền người sử dụng bằng cách báo cáo sai phạm. Trước đó, trường hợp trang Youtube của ca sĩ Hồ Ngọc Hà cũng bị đóng cửa vì chính người sử dụng là một ví dụ rõ ràng cho “sức mạnh: của công chúng đối với mạng xã hội.

Về phía cơ quan quản lý, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) thừa nhận rằng: “Vấn đề quản lý các sản phẩm văn hóa do Việt Nam sản xuất đăng trên Youtube vẫn có nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi không có đủ nguồn lực để kiểm soát và chỉ xử lý được khi phát hiện sai phạm. Thực tế, hiện nay có một số quy định về mức xử phạt nhưng chưa đủ mạnh để có tính răn đe, nhất là đối với lĩnh vực liên quan tới nội dung số và môi trường Internet. Tuy nhiên, vấn đề khó đặt ra với các nhà quản lý là áp hình thức xử phạt theo nghị định nào đối với các sản phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục trên Internet?”.

Ông Bảo cũng cho biết thêm, rất khó để xử phạm sản phẩm vi phạm, các đơn vị quản lý chỉ có thể quy trách nhiệm cho người phát tán nội dung vi phạm lên Youtube: “Người cung cấp, phát tán thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về nội dung đăng tải nếu họ đang sinh sống, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Một số trường hợp phát tán clip lên YouTube trước đây có nội dung vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, dù là tự quay hay lấy clip của người khác để đưa lên thì khi bị cơ quan chức năng điều tra ra, người phát tán nội dung vẫn bị xử phạt theo pháp luật”.

Trước đó, việc những kẽ hở bày ra trong việc phát tán trên Internet cũng đã được đưa ra bàn luận nhân vụ việc nhạc tục tĩu của nhóm Yanbi, Mr.T cùng bộ phim sitcom “Căn hộ số 69” gắn mác 18+ được đăng tải tràn lan trên Youtube. Việc xử phạt các trường hợp này theo luật nào, quy định nào và quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý nào cũng tốn nhiều giấy mực của báo chí, nhưng hiện vẫn chưa có văn bản hoặc cơ quan nào chịu trách nhiệm xử phạt hoặc quản lý những văn hóa phẩm đang tràn lan trên Internet.

Ranh giới nào cho văn hóa?

Định dạng talkshow kiểu “Những kẻ lắm lời” không lạ ở các nước châu Âu và thường được gọi là “trash show” - các chương trình truyền hình nhảm nhí. Nhưng đây là đất nước Việt Nam, khán giả Việt Nam, mỗi câu chuyện, thái độ, những góp ý, chỉ trích cần được cân nhắc đưa ra sao cho phù hợp không gian văn hóa, để được tiếp nhận với sự nể phục hoặc đồng tình.

Như trường hợp chương trình “Camera giấu kín” trước đây với hình ảnh nghệ sĩ Quang Thắng bị dàn cảnh đánh ghen, nghệ sĩ Quyền Linh thì bị bắt vì ma tuý … hoàn toàn không phù hợp với văn hóa Việt Nam và cả ekip sản xuất đã từng bị dọa kiện vì xâm phạm thân thể và tự do của người khác.

diem dung nao cho talkshow 

“Những kẻ lắm lời” sẽ bị tạm ngừng

Ngày 25/11, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản gửi Công ty TNHH Monday Morning, yêu cầu tạm ngừng chương trình “Những kẻ lắm lời” (Bitches in Town). 

diem dung nao cho talkshow 

“Những kẻ lắm lời” lại bỡn cợt nhân vật lịch sử

Không chỉ “lôi” những ngôi sao, người nổi tiếng của showbiz Việt ra làm trò đùa, gần đây, 3 MC của talkshow “Những kẻ lắm lời” còn bỡn cợt nhân vật lịch sử. 

diem dung nao cho talkshow 

MC “Những kẻ lắm lời” xin lỗi vì sợ kiện

Sau khi trở thành “tâm điểm” chê bai và ca sĩ Đông Nhi “dọa” nhờ đến pháp luật, MC của chương trình “Những kẻ lắm lời” đã lên tiếng xin lỗi. 

Lại có người cho rằng, đây chỉ là một talkshow trên mạng xã hội, không phải một chương trình truyền hình chính thống nên không cần quá coi trọng ngôn ngữ, cách dẫn dắt. Thế nhưng, dù xuất hiện trên Internet hay truyền hình thì mục đích chính của chương trình vẫn là phục vụ khán giả và đôi khi, còn hướng tới việc định hướng quan điểm của dư luận. Và có lẽ, công chúng không cần những chương trình hổ lốn, thô thiển và thiếu văn hóa như vậy.

Tất nhiên, hi vọng Việt Nam có những talkshow chất lượng và đúng nghĩa là điều quá khó. Chúng ta đang gặp khó ở khâu xây dựng định dạng chương trình và đào tạo lực lượng MC. Thế nhưng, để có được một talkshow sạch sẽ, nghiêm túc và có ý thức xây dựng lại là điều không nằm ngoài tầm với. 

Khánh An