Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Công ty CP Than Núi Béo - Vinacomin: Sẵn sàng đón đầu thử thách!

10:54 | 04/10/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 3/2/2012, mỏ than Núi Béo (Hạ Long, Quảng Ninh) khởi công dự án công trình khai thác than hầm lò do công ty trực tiếp làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành sau 5 năm xây dựng. Ðây là dự án đầu tiên trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) do một đơn vị thành viên đứng ra làm chủ đầu tư, trên cơ sở tham khảo, học tập công nghệ khai thác than hầm lò tiên tiến của Nga.

Lò giếng “made in Việt Nam”

Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành than giai đoạn đến 2015, định hướng 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, từ sau năm 2015, mỏ than Núi Béo bắt đầu giảm dần khai thác lộ thiên, chuyển sang hầm lò phía dưới. Để đón đầu nhiệm vụ được xác định là không hề đơn giản, tập thể lãnh đạo và người lao động công ty đã bắt tay vào công việc ngay từ ngày đầu được giao. Sau năm 2009 đạt mốc kỷ lục 5,1 triệu tấn than nguyên khai khai thác, từ tháng 8/2010, Vinacomin giao Công ty CP Than Núi Béo làm chủ đầu tư dự án khai thác hầm lò khai thông bằng giếng đứng có công suất 2 triệu tấn than nguyên khai/năm. Đây là dự án trọng điểm của Tập đoàn, có tổng mức đầu tư trên 5.300 tỉ đồng, trữ lượng địa chất huy động hơn 68 triệu tấn, trong đó khoảng 48% trữ lượng có thể áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, 52% áp dụng khai thác bán cơ giới với sáu lò chợ khai thác đồng thời. Dự án này dự kiến khai thác phần từ lộ vỉa đến mức -350m.

Thi công xây dựng lò giếng đứng Núi Béo

Với công nghệ khai thác than hầm lò hiện đại, công suất 2 triệu tấn than nguyên khai được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng than trong nước, phục vụ một phần xuất khẩu và quan trọng là góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đây là dự án khai thông khai trường bằng cặp giếng đứng đầu tiên của “nội lực” Vinacomin trên trung tâm vị trí mặt bằng +35m xuống đến -410m, ở phía nam khai trường kết hợp với các lò xuyên vỉa tầng. Ngoài nhà thầu chính Công ty Xây dựng hầm lò I - Vinacomin, Viện Khoa học công nghệ mỏ Vinacomin là đơn vị tư vấn thiết kế, trong khi Công ty Tư vấn quản lý dự án Vinacomin đảm nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát công trình. Sau khi hoàn thành, dự án giúp than Núi Béo chuyển dần từ lộ thiên sang hầm lò trên khai trường chính. Để đạt công suất thiết kế 6 triệu tấn than nguyên khai/năm, dự kiến mỏ than Núi Béo phải khai thác 6 lò chợ đồng thời trên vỉa 11, được cơ giới hóa đồng bộ khấu than bằng combine kết hợp với giàn chống tự hành giá khung di động thu hồi nóc và giá khung di động khai thác hết chiều dày vỉa.

Các công đoạn sản xuất của mỏ Núi Béo sẽ được cơ giới hóa đến mức cao nhất, sử dụng xe khoan tam-rốc; vận tải than liên tục bằng băng tải, máng cào... Ngành than kỳ vọng đây sẽ là “bước ngoặt công nghệ” tạo tiền đề nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề công nhân đào lò, cũng như công nghệ chế tạo thiết bị của các đơn vị cơ khí và làm cơ sở cho việc sau này tự triển khai các dự án than hầm lò có quy mô tương tự khác. 

Nhân sự là ưu tiên số 1

Bên cạnh việc đôn đốc triển khai dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, Công ty Than Núi Béo đặc biệt chú trọng việc chuẩn bị nguồn nhân lực để chuyển đổi từ công nghệ lộ thiên sang khai thác hầm lò. Theo đó, công ty đã chủ động lấy ý kiến của cán bộ, công nhân viên, chuyên gia trong ngành than, đi thực tế ở các công ty than Mông Dương, Hà Lầm, Nam Mẫu, Vàng Danh để xây dựng phương án tổ chức sản xuất, lao động và chuẩn bị nguồn nhân lực khai thác mỏ than hầm lò.

Theo phương án của than Núi Béo, đến năm 2019, khi mỏ đạt công suất theo thiết kế là 2 triệu tấn/năm thì nguồn lao động sản xuất trong hầm lò lên tới 1.840 người; cộng với lao động ngoài mặt bằng, lao động phục vụ phụ trợ ngoài lò, tổng lao động toàn dự án là khoảng 3.100 người. Để xây dựng nguồn nhân lực, than Núi Béo đã thỏa thuận hợp tác chiến lược với Trường cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm, đào tạo 2.190 công nhân nghề, gồm kỹ thuật khai thác hầm lò, kỹ thuật cơ điện hầm lò trong thời gian từ năm 2013-2018. Cùng thời gian trên, Công ty Cổ phần Than Hà Lầm sẽ hướng dẫn, kèm cặp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng tay nghề cho hơn 400 cán bộ, công nhân của than Núi Béo. Giai đoạn 2016-2018, Hà Lầm sẽ bố trí việc làm cho 1.400 học sinh mới ra trường được tuyển chọn đào tạo của than Núi Béo trong lúc chờ dự án than hầm lò đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố hiệu quả trong đào tạo và sử dụng lao động, Công ty cũng lưu ý đến vấn đề đào tạo lại và sử dụng lao động tại chỗ. Từ một công ty chuyên khai thác lộ thiên, khi chuyển sang hầm lò, nếu không đào tạo lại, không tận dụng được đội ngũ lao động lộ thiên, sẽ là một lãng phí lớn, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý người lao động. Thực tế, hao hụt sau đào tạo lên tới 12%, do vậy, nếu biết cân đối giữa tuyển mới và đào tạo lại, Núi Béo sẽ có lực lượng lao động khá lớn. Họ lại là những người đã gắn bó với đất mỏ nên tính ổn định sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với những lao động có nguyện vọng nghỉ hưu sớm, ban lãnh đạo công ty cũng nhất trí sẽ có phương án hỗ trợ tốt nhất để người lao động yên tâm với quyết định của mình. Số lượng này được xác định sẽ không nhỏ, bởi vậy 2.190 lao động hầm lò đào tạo riêng cho Núi Béo là một thách thức lớn đối với Trường cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm. Nhưng với quyết tâm cao, Hồng Cẩm và Núi Béo sẽ có nhiều giải pháp để đào tạo được số lao động này, giúp họ yên tâm trong cuộc sống và có cái nhìn tích cực nhất với đơn vị mình “đầu quân”.

Lê Tùng