Quản trị tài chính TKV: Bức tranh khởi sắc
Trong công tác thống kê, với nhiệm vụ chủ yếu là thu thập dữ liệu, thông tin về tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong Tập đoàn theo phương thức khoa học và thống nhất, công tác thống kê 30 năm qua đã thực hiện tốt việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để phục vụ có hiệu quả cho việc quản lý tại các đơn vị thành viên, công tác điều hành SXKD của lãnh đạo Tập đoàn. Bên cạnh đó, số liệu thống kê do TKV cung cấp theo Luật Thống kê đã phục vụ tốt yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng chặt chẽ được các bộ, ngành, địa phương đánh giá cao.
Lễ khai trương giao dịch cổ phiếu Tổng công ty Điện lực TKV |
Trong công tác hạch toán kế toán, TKV và các đơn vị đã thực hiện tốt việc lập Báo cáo tài chính theo định kỳ tháng/quý/năm. Báo cáo tài chính của Công ty mẹ, hợp nhất toàn Tập đoàn được lập và gửi các cơ quan chức năng luôn đảm bảo thời gian và chất lượng báo cáo. Công tác kế toán quản trị, lập báo cáo nhanh định kỳ theo quý hoặc đột xuất theo yêu cầu ngày càng được hoàn thiện, được lãnh đạo các đơn vị quan tâm, kịp thời làm căn cứ để lãnh đạo Tập đoàn ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Trong 30 năm hình thành và phát triển, tổng kim ngạch xuất khẩu của TKV đã đem về cho nền kinh tế quốc dân 17,9 tỷ USD. |
Trong công tác quản trị tài chính, trải qua nhiều thay đổi trong tổ chức điều hành sản xuất, tổ chức quản lý, tái cơ cấu trong nội bộ, Tập đoàn đã từng bước chuyển đổi và ngày càng chú trọng hoàn thiện công tác quản trị tài chính.
Đặc biệt, trong 10 năm (2014 - 2024), Tập đoàn đã chuyển sang mô hình quản trị tài chính tập trung với những giải pháp khoa học chặt chẽ mang lại hiệu quả cao. Bằng việc quản trị theo mô hình tài chính trung dài hạn (năm) và triển khai các nghiệp vụ tài chính cụ thể thông qua các kế hoạch quý/tháng/tuần, công tác tài chính của TKV đã có sự thay đổi căn bản về phương thức thực hiện. Dòng tiền được lưu chuyển thông suốt từ cơ quan Công ty mẹ đến từng đơn vị sản xuất, có tính thanh khoản cao, bảo đảm sự an toàn và tối ưu hóa hiệu quả tài chính.
Lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện SHB và Vinacomin |
Mô hình quản trị tài chính và các kết quả quản lý tài chính của TKV được các nhà tài trợ vốn đánh giá cao và luôn xếp hạng Tập đoàn ở mức khách hàng có chất lượng tín dụng thuộc top đầu. Về việc đánh giá hệ số tín nhiệm, TKV cũng là tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên triển khai đánh giá và xếp hạng tín nhiệm bởi các công ty hàng đầu thế giới là Standard & Poor và Moody’s. Trong nhiều thời điểm, hệ số tín nhiệm của TKV được xếp ngang bằng với hệ số tín nhiệm Chính phủ Việt Nam là cơ sở quan trọng trong việc TKV tiếp cận với thị trường vốn quốc tế.
Đặc biệt, bức tranh tài chính của TKV trên chặng đường 30 năm hình thành và phát triển đã có một quá trình tăng trưởng vượt bậc, ổn định, Trong 30 năm hình thành và phát triển, tổng kim ngạch xuất khẩu của TKV đã đem về cho nền kinh tế quốc dân 17,9 tỷ USD. bền vững cả về chiều rộng và chiều sâu. Có thể đánh giá trên những phương diện cơ bản sau đây:
Tăng trưởng của tổng tài sản Tổng tài sản toàn
Tập đoàn tăng trưởng đều qua các năm. Giai đoạn 10 năm đầu mới thành lập, bình quân tổng tài sản đạt 4,25 nghìn tỷ đồng. Từ năm 2004 - 2013, bình quân tổng tài sản đạt 62,8 nghìn tỷ đồng, trong đó thời điểm cuối năm 2013 đạt gần 134 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2014 - 2023, bình quân tổng tài sản đạt 128,9 nghìn tỷ đồng, năm cao nhất là 2017 với giá trị 140 nghìn tỷ đồng. Như vậy, giá trị tổng tài sản của toàn Tập đoàn tại thời điểm năm 2023 đã tăng hơn 112 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 67 lần so với năm 1994. Điều này thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc quy mô của TKV về cả chiều rộng và chiều sâu trong sản xuất kinh doanh.
TKV được trao giải thưởng ECA - Backed Finance 2012 - Thỏa thuận thu xếp tài chính mang tính sáng tạo và đạt được hiệu quả kinh tế lớn |
Tăng trưởng tổng doanh thu
Giai đoạn từ 1994 - 2003, doanh thu bình quân toàn Tập đoàn là 5.074 tỷ đồng/năm. Đến giai đoạn từ 2004 - 2013, doanh thu bình quân đã đạt 62.136 tỷ đồng/năm, tăng 12,2 lần (hơn 1200%) so với giai đoạn trước. Từ năm 2014 - 2023, doanh thu bình quân của TKV là 129.828 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 10 năm trước liền kề và đạt đến quy mô doanh nghiệp hơn 100 nghìn tỷ.
Có thể thấy, từ khi thành lập đến nay, doanh thu toàn Tập đoàn đã có bước tăng trưởng vượt bậc, đều đặn, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm. Năm 1994, năm đầu thành lập doanh thu toàn Tổng công ty Than Việt Nam chỉ là con số khiêm tốn 1.845 tỷ đồng, nhưng đến năm 2023 đã đạt mức 168,10 nghìn tỷ đồng, bằng 91,1 lần so với năm 1994. Tổng doanh thu của TKV trong giai đoạn từ 1994 đến 2023 đạt 1,9 triệu tỷ đồng, bình quân đạt 65,7 nghìn tỷ đồng/năm. Đây là con số đặc biệt ấn tượng, thể hiện sự tăng trưởng quy mô của TKV về chiều rộng.
Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 10 năm đầu thành lập (1994 - 2003) bình quân khoảng 100 triệu USD/năm. Đến giai đoạn 2004 - 2013, bình quân kim ngạch xuất khẩu mỗi năm là 1 tỷ USD/năm. Riêng giai đoạn 10 năm từ 2014 - 2023, mặc dù sản lượng xuất khẩu than giảm nhưng sản lượng xuất khẩu alumina tăng mạnh, xuất khẩu bình quân đem lại xấp xỉ 634 triệu USD/năm.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Từ khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam (năm 1994) đến nay, mặc dù trải qua những giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, đại dịch Covid-19 năm 2020 nhưng hằng năm TKV đều sản xuất kinh doanh có lãi, đặc biệt năm 2022 là năm Tập đoàn đạt kết quả SXKD cao nhất từ khi thành lập với lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 10,6 nghìn tỷ đồng.
Nếu như giai đoạn 1994 - 2003, LNTT bình quân đạt 132 tỷ đồng/ năm, thì đến giai đoạn 2004 - 2013, LNTT bình quân đã đạt 4.438 tỷ đồng/năm, gấp 33,6 lần so với giai đoạn trước. Giai đoạn 2014 - 2023, LNTT bình quân tiếp tục tăng trưởng và đạt bình quân 4.559 tỷ đồng/năm. Tổng lợi nhuận trước thuế toàn Tập đoàn từ khi thành lập đến nay đạt 91,29 nghìn tỷ đồng; bình quân 3,0 nghìn tỷ đồng/ năm. Điều này cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc về chiều sâu quy mô của TKV.
Đáng chú ý, trong vòng 5 năm trở lại đây, tỷ trọng lợi nhuận của một số ngành như khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp có xu hướng tăng lên, cho thấy TKV đang hướng tới chiến lược phát triển bền vững. Đặc biệt là lĩnh vực khoáng sản đã có sự phát triển vượt bậc, nhất là 2 dự án alumin. Kể từ khi đi vào vận hành thương mại, Dự án Tân Rai - tháng 10/2013, Dự án Nhân Cơ - tháng 7/2017 đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặt nền móng cho ngành công nghiệp alumin nhôm của Việt Nam. Lũy kế đến 31/12/2023, lợi nhuận sau thuế của 2 dự án đạt 1,9 nghìn tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu là 3,7 tỷ USD.
Tính chung giai đoạn 2014 - 2023, bình quân hằng năm, kim ngạch xuất khẩu alumin đạt 365 triệu USD/năm, chiếm 58% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn TKV.
Tính chung giai đoạn 2014 - 2023, bình quân hằng năm, kim ngạch xuất khẩu alumin đạt 365 triệu USD/năm, chiếm 58% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn TKV . |
Nộp ngân sách nhà nước của TKV liên tục tăng cao
Năm đầu thành lập, số nộp NSNN của Tập đoàn chỉ là 120 tỷ đồng, sau 30 năm xây dựng và phát triển, hiện nay số nộp NSNN của Tập đoàn đã tăng hơn 200 lần, trong đó năm cao nhất là hơn 29 nghìn tỷ đồng. Số nộp vào NSNN bình quân của TKV giai đoạn 1994 - 2003 đạt 200 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2004 - 2013 là 7.542 tỷ đồng, giai đoạn 2014 - 2023 bình quân 18.080 tỷ đồng. Tổng số nộp NSNN toàn Tập đoàn từ khi thành lập đến hết năm 2023 đạt 258,2 nghìn tỷ đồng tương ứng bình quân 8,6 nghìn tỷ đồng/năm với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 25%/ năm. Đặc biệt, năm 2023 toàn Tập đoàn đạt số nộp NSNN cao kỷ lục kể từ khi thành lập với giá trị 29.216 tỷ đồng (hơn 1,1 tỷ USD).
Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại Tập đoàn
Trong 30 năm hình thành và phát triển, vốn nhà nước tại TKV đã tăng trưởng gấp 62 lần so với năm đầu thành lập (1994). Đây là con số vô cùng ấn tượng, biểu hiện của sức khỏe tài chính và khả năng quản lý rủi ro của Tập đoàn, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi quyết định thành lập Tổng công ty Than Việt Nam, tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam lớn mạnh như hôm nay.
Các hệ số tài chính của TKV luôn được duy trì trong giới hạn an toàn theo quy định của nhà nước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH bình quân toàn Tập đoàn (ROE) trong giai đoạn từ 1994 - 2023 đạt bình quân 14,6%/năm, chứng tỏ ngay từ giai đoạn đầu thành lập, hoạt động SXKD của Tập đoàn đã mang lại hiệu quả cao. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân toàn Tập đoàn (ROA) trong 30 năm đạt bình quân 4,5%/năm, chứng tỏ TKV luôn bảo đảm hiệu quả quản lý sử dụng tài sản. Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn thường xuyên duy trì ở mức trên 1,0 lần, bảo đảm khả năng thanh toán của toàn Tập đoàn ở mọi thời điểm, được các nhà tài trợ tín dụng đánh giá cao, đối tác bạn hàng tín nhiệm, người lao động yên tâm, tin tưởng.
Trên cơ sở nguồn Quỹ đầu tư phát triển trích từ lợi nhuận sau thuế hằng năm, TKV liên tục chủ động báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt tăng vốn điều lệ để có nguồn cho tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Từ mức vốn đầu tư ban đầu 778 tỷ đồng, vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn đã luôn được bảo toàn và phát triển qua các năm với mức tăng trưởng rất cao, bình quân là 17%/năm. Hiện TKV đang tiếp tục trình Chính phủ phê duyệt tăng bổ sung vốn điều lệ của Công ty mẹ từ 35 nghìn tỷ đồng lên mức 42 nghìn tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025. Với những con số ấn tượng nêu trên, TKV tiếp tục khẳng định sự ổn định, bền vững trong nội tại doanh nghiệp với một bức tranh tài chính lành mạnh, tự chủ, ngày càng tạo được uy tín và nâng cao vị thế cạnh tranh của Tập đoàn không những đối với thị trường trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế.
P.V