Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ông Nguyễn Viết Hòe - Chủ tịch HĐQT TKV (1994 - 2001)

Người thợ mỏ TKV: Bản lĩnh và ý chí

07:00 | 09/10/2024

0 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Phải nói rằng, để có được ngành Than - Khoáng sản như ngày hôm nay là nhờ chủ trương đúng của Đảng và Chính phủ về thành lập các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Người thợ mỏ TKV: Bản lĩnh và ý chí
Ông Nguyễn Viết Hòe - Chủ tịch HĐQT TKV (1994 - 2001)

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, tình hình nan giải vô cùng.

Những năm đó 1 tấn than chỉ mua nổi con gà, thực trạng khai thác vô cùng khó khăn, rải khắp các vùng mỏ, mỗi nơi một mảnh. Khi đó Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập các tổng công ty (TCT) lớn. Và trong đó có TCT Than Việt Nam.

Tôi được Thủ tướng chỉ định làm Chủ tịch HĐQT. Anh Đoàn Văn Kiển được chỉ định làm Tổng Giám đốc.

Khi mới thành lập, chúng tôi chẳng có gì, tức là không có bộ máy, không có nhà, không có tiền, không có gì hết.

Điều quan trọng nhất hồi đó là chúng tôi phải làm sao có được đường lối hoạt động. Chúng tôi tập hợp khoảng 20 anh em làm điều lệ để trình lên Thủ tướng phê duyệt. Lúc đó tôi đang làm Giám đốc Công ty Than Cẩm Phả. Xong dự thảo điều lệ thì trình Thủ tướng duyệt, rồi bắt đầu đi tìm nhà cửa, tập hợp nhân sự và tổ chức TCT Than Việt Nam. Giai đoạn đó gian khổ vô cùng.

Người thợ mỏ TKV: Bản lĩnh và ý chí
Ông Nguyễn Viết Hòe giới thiệu điều lệ hoạt động của Tổng công ty Than Việt Nam năm 1995

Ban đầu chúng tôi cho giải tán các công ty vùng, xong nhập lại thành TCT Than Việt Nam thì gồm có Than Hòn Gai, Than Cẩm Phả, Than Uông Bí, Than nội địa và các công ty cơ khí. Xong rồi chúng tôi tổ chức bộ máy như Đảng ủy, Công đoàn… và bắt đầu làm tư tưởng thông qua tỉnh Quảng Ninh cũng như các tỉnh khác về việc sáp nhập, điều hòa hoạt động các nơi. Lúc đó, Công ty Cẩm Phả có 24 xí nghiệp nên chúng tôi tách 1 số xí nghiệp trực thuộc TCT Than Việt Nam và thành lập doanh nghiệp độc lập trực thuộc TCT Than Việt Nam mà trước đây hạch toán phụ thuộc Công ty Cẩm Phả. Công ty Hòn Gai cũng vậy, ở trên Uông Bí cũng vậy. Sau một thời gian dài ổn định tổ chức thì bộ máy bắt đầu làm việc. Về làm việc ở Hòn Gai, đấy là trụ sở đầu tiên của TCT Than Việt Nam. Giai đoạn đó chúng tôi bắt đầu đi vào giải quyết tổ chức, xong tổ chức rồi thì bắt đầu đi bán hàng và sản xuất. TCT Than Việt Nam khi thành lập không có gì hết. Cho đến nay lớn mạnh như thế này đây...

Hồi xưa họ lấy than bừa bãi. Người người làm than, nhà nhà làm than, công an, quân đội cũng làm than, rồi cấp huyện cũng làm than, bên tỉnh cũng làm than. Nhưng giờ tập hợp vào một mối. Và dĩ nhiên là không thể không có những phản ứng, hoặc ý kiến phải đối.

Nhưng chúng tôi “quyết tâm” lại mà làm và may mắn là được sự ủng hộ hết lòng của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.

Người thợ mỏ TKV: Bản lĩnh và ý chí
Đại hội Đại biểu CNVC TCT Than Việt Nam lần thứ nhất

Hồi đó, tôi có tham gia Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và muốn tất cả việc đấy thì phải báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy để làm tư tưởng công nhân ổn định. Khi chúng tôi giải thể Công ty Hòn Gai, Cẩm Phả cũ rất khó khăn, đảng viên quần chúng không đồng tình vì họ đang hoạt động ổn định, nhất là Công ty Cẩm Phả lớn lắm, 24 xí nghiệp nên chúng tôi phải phân ra các Tổng giám đốc phụ trách để làm việc với Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đảng ủy Công ty làm sao thông được tư tưởng để mình triển khai tổ chức. Đó là giai đoạn cực kỳ khó khăn, giai đoạn tôi cũng bị nhiều cán bộ, đảng viên phản đối bảo là Cẩm Phả đang tốt thế tại sao lại phải tách ra, tách hẳn Công ty Cẩm Phả là không còn 126 gì nữa, coi như mỏ trực thuộc Tập đoàn, TCT rồi. Như vậy là Công ty Cẩm Phả chỉ còn là 1 doanh nghiệp thôi. Các công ty vùng như Than nội địa còn gọi là Than III, hay Hòn Gai cũng vậy. Đấy là cái khó khăn nhất trong bước đầu tổ chức.

Chúng tôi đã giảm đi những nơi mà thấy không cần thiết và quan trọng là chúng tôi dùng hạch toán để có thể bù trừ giúp đỡ những nơi khó khăn. Như cơ khí hồi xưa không hoạt động được, chúng tôi t ìm cách đưa cơ khí phục vụ ngành Than. Hoặc sau này những nơi khó khăn bên khoáng sản, chúng tôi đưa tiềm lực ngành Than sang phục vụ cho khoáng sản. Cho nên điều lớn nhất, quan trọng nhất là tập trung được chỉ đạo vào một đầu mối.

Người thợ mỏ TKV: Bản lĩnh và ý chí
Người thợ mỏ TKV: Bản lĩnh và ý chí

Đó là ý nghĩa lớn nhất của thành quả ngày hôm nay.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) bây giờ được Chính phủ kỳ vọng rất nhiều về sự lớn mạnh. Nhưng mà than cũng có hạn, khoáng sản cũng có hạn, có mức độ thôi. Như những năm gần đây ta phải nhập than của nước ngoài rồi. Khi TKV cung cấp đủ than cho điện thì Chính phủ nên tập trung hoặc nên giúp Tập đoàn phát triển đầu tư. Nếu than không mở rộng đầu tư thì không phát triển được. Từ chỗ 4 triệu tấn bây giờ sản xuất 40 triệu tấn thì cũng đến giới hạn rồi. Muốn nâng sản lượng lên thì phải đầu tư. Và khoáng sản cũng vậy. Than, khoáng sản, điện, xi măng, bauxite... phải đầu tư mới có thể phát triển được.

Bây giờ sản xuất càng ngày càng hiện đại, ví dụ như ở hầm lò, khai thác ngày một xuống sâu, có nơi xuống đến mấy trăm mét rồi, khí mỏ, áp lực mỏ tăng lên. Nên thế hệ trẻ bây giờ phải học tập cho được, tiếp thu cho được khoa học hiện đại để bảo đảm công nhân làm việc ít bị tai nạn nhất có thể. Hay là những vùng bauxite trong Lâm Đồng, Đắk Nông toàn công nghệ, thiết bị hiện đại…

Cho nên phải có trí tuệ, có kiến thức và có kỷ luật thì mới nâng hoạt động của ngành Than phát triển lên tầm cao mới được.

Không nơi nào có “Kỷ luật và Đồng tâm” như công nhân mỏ. “Kỷ luật và Đồng tâm” là một tài sản riêng có của TKV và không doanh nghiệp nào có công nhân lao động kỷ luật, chuyên nghiệp như công nhân mỏ.

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps