Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cần hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của TKV

07:06 | 04/06/2016

0 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 Thời gian gần đây, dư luận báo chí và xã hội quan tâm nhiều đến vấn đề về thị trường than trong nước trong việc đảm bảo cung ứng than cho nền kinh tế quốc dân trước áp lực nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng cao. Báo Năng lượng Mới xin trích đăng bài phân tích của PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) xung quanh các vấn đề này.  

Hiểu rõ về tồn kho than và nhập khẩu than

Về tồn kho than, hiện tại, trong cơ cấu chủng loại than do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) sản xuất có nhiều loại than khác nhau. Các hộ nhiệt điện than trong nước đặc biệt ưa chuộng than cám 6a1 Hòn Gai. Loại than này hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ tiêu thụ trong nước (ước tính năm 2016 thiếu khoảng 4 triệu tấn). Chỉ có than vùng miền Tây Quảng Ninh sản xuất (Mạo Khê, Uông Bí) do đặc tính lưu huỳnh cao, chất bốc thấp, thị trường ít có nhu cầu nên tồn kho cao (trước đây loại than này chủ yếu xuất khẩu, nhưng nay không còn xuất khẩu nữa).

Do nguyên nhân tồn kho nêu trên, TKV đã tiến hành nhập khẩu than từ nước ngoài với khối lượng phù hợp nhằm thực hiện 2 mục tiêu. Một là, để chế biến, pha trộn với than trong nước cung cấp cho các hộ có nhu cầu sử dụng nhằm mục đích giảm tồn kho than khu vực miền Tây Quảng Ninh, đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập cho thợ mỏ và an sinh xã hội; đồng thời qua đó tận thu và nâng cao hiệu quả nguồn than trong nước. Hai là tranh thủ nguồn than thế giới ở thời điểm hiện tại đang dư thừa nên có giá bán thấp để điều chỉnh giảm sản lượng than trong nước và sẵn sàng nâng cao sản lượng than thời gian tới khi nhu cầu than trong nước tăng cao.

can hieu ro vai tro nhiem vu cua tkv
Bốc rót tiêu thụ than tại Quảng Ninh

Như vậy, việc nhập khẩu than của TKV vừa giải quyết nhu cầu than trước mắt, tận thu tối đa tài nguyên than trong nước, vừa đảm bảo chiến lược phát triển lâu dài theo đúng tinh thần quan điểm về xuất, nhập khẩu than hợp lý trong Quy hoạch phát triển than nêu trên. Về chiến lược lâu dài, để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Chính phủ giao TKV đẩy mạnh đầu tư khai thác và phát triển các mỏ mới, nâng cao sản lượng than trong nước. Đồng thời, Chính phủ giao cho TKV là đầu mối nhập khẩu than, đảm bảo cung cấp đủ than cho các NMNĐ và các nhu cầu khác của nền kinh tế quốc dân.

TKV không thể tự ý điều chỉnh giá than cho điện

Có thể khẳng định, TKV không thể tự ý điều chỉnh tăng, giảm giá mà vấn đề đó nằm trong cơ cấu liên ngành năng lượng, mối tương quan giữa các dạng nhiên liệu, năng lượng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo các quy định hiện hành. Hơn nữa, trong điều kiện khai thác các mỏ than ngày càng khó khăn, phức tạp do xuống sâu và đi xa hơn vào trong lòng đất , nhu cầu vốn đầu tư phát triển tăng cao đòi hỏi phải có cơ chế phù hợp đảm bảo cho ngành than phát triển bền vững để cung cấp than ổn định đáp ứng nhu cầu than, đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia như đã đề ra trong điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than.

Đối với loại than trong nước đang có nhu cầu cao như cám 6a1, phải nói rằng, trên thế giới hiện gần như không có loại than có cùng chủng loại, chất lượng hoàn toàn giống như than cám 6a1 do TKV sản xuất. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng loại than này của các hộ trong nước, hiện nay TKV đã bắt đầu nhập khẩu loại than phù hợp và pha trộn với các loại than TKV sản xuất để tăng nguồn cung. Giá thành sau khi pha trộn, chế biến loại than này tương đương với giá than cám 6a1 sản xuất trong nước, chỉ chênh một phần rất nhỏ, vừa đủ bù đắp cho công tác pha trộn, chế biến.

Không có chuyện bị “ép” mua than của TKV

Về vấn đề cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện than, theo PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cung cấp than cho sản xuất điện đáp ứng yêu cầu an ninh năng lượng, phát triển kinh tế. Quy hoạch điện VII điều chỉnh (Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18-3-2016) đã đề ra mục tiêu và định hướng phát triển nhiệt điện than là “Khai thác tối đa nguồn than trong nước cho phát triển các nhà máy nhiệt điện, ưu tiên sử dụng than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Bắc. Do nguồn than sản xuất trong nước hạn chế, cần xây dựng một số nhà máy nhiệt điện tại các trung tâm điện lực: Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu, Long An, v.v sử dụng nguồn than nhập khẩu”.

Để các nhà máy nhiệt điện đốt than hoạt động ổn định, hiệu quả cần phải có nguồn cung ứng than với khối lượng lớn, ổn định và lâu dài. Với tầm quan trọng đó, Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo (Văn bản số 299/TB-VPCP ngày 9-11-2010 và số 346/TB-VPCP ngày 26-8-2014, thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại các cuộc họp về nhập khẩu than;  Quyết định số 5964/QĐ-BCT ngày 9-10-2012, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt Đề án cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030) và giao nhiệm vụ cung cấp than ổn định, lâu dài cho các đơn vị chủ lực là TKV và Tổng Công ty Đông Bắc - Bộ Quốc phòng trên cơ sở thỏa thuận giữa các hộ sản xuất nhiệt điện than và các đơn vị cung cấp than theo nguyên tắc thị trường.

Như vậy, có thể thấy, việc cung cấp than cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho các nhà máy nhiệt điện chạy than ở phía Bắc nói riêng được Chính phủ và Bộ Công Thương giao cho TKV và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với các hộ sản xuất điện theo nguyên tắc thị trường và phải đảm bảo ổn định trong dài hạn. Điều đó xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và hiệu quả kinh tế - xã hội. Qua đó cho thấy ý kiến nói rằng có việc “ép” các doanh nghiệp sản xuất điện, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1(NĐVA1) phải mua than của TKV là không có cơ sở và không đúng với thực tế. Trên thực tế các hộ nhiệt điện than cùng với TKV và TCT Đông Bắc đã thực hiện theo tinh thần chỉ đạo nêu trên của Chính phủ và Bộ Công Thương.

Minh Châu

Năng lượng Mới 528