Các quốc gia Baltic dừng nhập khẩu khí đốt Nga
Tổng thống Litva Gitanas Nauseda |
Giám đốc điều hành (CEO) Conexus Baltic Grid, Uldis Bariss nói rằng, từ ngày 1/4, khí đốt của Nga đã không còn được chuyển tới Latvia, Estonia và Litva.
Khu vực Baltic hiện đang sử dụng nhiên liệu từ các kho dự trữ khí đốt ngầm ở Latvia.
Động thái của các nước Baltic được đưa ra trong bối cảnh Nga thông báo sẽ dừng cung cấp khí đốt cho các quốc gia “không thân thiện” nếu không chấp nhận thanh toán bằng đồng ruble.
Cùng ngày, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda đã kêu gọi phần còn lại của Liên minh châu Âu (EU) hành động như các nước Baltic.
Nhà lãnh đạo Litva cho hay, từ tháng 4, quốc gia này sẽ không nhập khẩu khí đốt từ Nga. Theo đó, từ nhiều năm trước, Litva đã đưa ra những quyết định quan trọng để ngày hôm nay có thể nhanh chóng cắt quan hệ năng lượng với Nga mà không chịu tổn thất.
Trước đó 2 tháng, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins cũng nhận định rằng, các nước trong khu vực này ở trạng thái tốt hơn nhiều so với các nước châu Âu vì kho dự trữ vẫn ổn.
Ngoài ra, sẽ có đường ống dẫn khí đốt kết nối giữa Litva và Ba Lan dự kiến đi vào hoạt động từ giữa năm 2022, cho phép khu vực Baltic tiếp cận với các đường ống dẫn khí đốt lục địa và nhận được nhiều năng lượng hơn.
Ông Karins khi đó dự đoán, trong trường hợp phải dừng nhập khẩu năng lượng từ Nga, các nước Baltic sẽ dựa vào kho cảng nhập khẩu khí đốt của Litva và một kho dự trữ khí đốt của Latvia.
Bình An
-
Tin Thị trường: Khí đốt Nga chiếm 17% tổng lượng nhập khẩu của Châu Âu
-
Các nước EU vẫn đổ bộn tiền vào khí đốt Nga
-
Các công ty Mỹ cản trở nỗ lực duy trì dòng chảy khí đốt Nga tại EU
-
Nguyên nhân khiến khí đốt Nga trở lại vị trí dẫn đầu châu Âu
-
Thủ tướng Hungary khẳng định tiếp tục sử dụng khí đốt Nga
-
Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 24/10
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
BRICS hấp dẫn thế nào mà hơn 30 quốc gia "săn đón"?
-
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
-
[Infographic] Vì sao nói áp thuế VAT phân bón 5% nông dân được thụ hưởng?