Thủ tướng Hungary khẳng định tiếp tục sử dụng khí đốt Nga
Ảnh: OP |
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Hungary, Viktor Orban, đang chịu áp lực trước cuộc bầu cử Liên minh châu Âu ngày 9/6, trong đó Đảng Fidesz cầm quyền của ông đang phải đối mặt với một loạt thách thức khó khăn.
Theo BNE Intellinews, tuyên bố kể trên theo sau động thái của tập đoàn MGM của Hungary nhằm mua 5% cổ phần tại mỏ khí đốt Shah Deniz của Azerbaijan, với giao dịch dự kiến sẽ kết thúc vào Quý III năm nay.
Shah Deniz do BP điều hành là một trong những mỏ lớn nhất thế giới, sản lượng gần 30 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm, với thỏa thuận mới của Hungary đảm bảo cho quốc gia này sản lượng 1,5 bcm mỗi năm.
BNE dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho hay, việc mua lại này giúp chúng tôi được bảo vệ trước những biến động đáng kể về giá năng lượng.
Ngày 6/6, ông Szijjarto nói rằng: "không thể đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho Hungary nếu không có nguồn năng lượng của Nga, và điều đó không liên quan gì đến chính trị hay hệ tư tưởng mà bắt nguồn từ những thực tế rõ ràng". Theo BNE, kể từ năm 2021, với việc ký thỏa thuận cung cấp 15 năm với Moscow, Hungary đã nhập khẩu khoảng 4,5 tỷ mét khối khí đốt của Nga mỗi năm.
Mối quan hệ giữa Hungary và Mỹ tiếp tục xấu đi theo cấp số nhân kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine vào mùa xuân năm 2022, với việc ông Orban liên tục từ chối chống lại Nga vì vấn đề Ukraine.
Phát biểu trước truyền thông Hungary, ông Orban cho rằng nước này đang tìm cách mở rộng quan hệ kinh doanh ngoài dầu mỏ với Nga - điều chắc chắn khiến Washington tức giận.
"Việc Hungary 'nghiện' năng lượng của Nga rất nguy hiểm và không cần thiết", Đại sứ Mỹ tại Hungary David Pressman nói trên mạng xã hội Facebook.
Đầu tuần này, S&P Global đưa tin rằng EU đang chuẩn bị hoàn tất các bước cuối cùng cho gói trừng phạt thứ 14 đối với năng lượng của Nga trong tháng này, với các mục tiêu trừng phạt bao gồm các chuyến hàng LNG của Nga.
Gói trừng phạt bổ sung 3 dự án LNG của Nga vào danh sách đen, bao gồm Arctic LNG 2, Ust-Luga và Murmansk. Tuy nhiên, gói trừng phạt thứ 14 của EU chưa hẹn ngày chính thức có hiệu lực, với việc tất cả các quốc gia thành viên EU được yêu cầu phải tham gia thỏa thuận.
Bình An
OP
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp