Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai:

Biến chất thải thành… vàng

07:00 | 15/05/2014

1,213 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong hoạt động khai thác khoáng sản đuôi thải là vật liệu được thải ra như đất đá, nước thải chứa đựng những rủi ro cho môi trường và sức khỏe. Mới đây, tại Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền (Lào Cai), thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đón nhận một tin vui khi nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học mỏ - luyện kim (VILUMKI) bước đầu nghiên cứu được giải pháp thu hồi vàng trong đuôi thải.

Năng lượng Mới số 321

Từ nỗi lo của cộng đồng…

Khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam là một hoạt động công nghiệp đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động ở các khu vực nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng tồn tại nhiều mặt trái. Vì lợi ích trước mắt, nhiều khu vực khai thác khoáng sản trong nước hiện nay đang rơi vào tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng và có nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố môi trường, nhất là tác động của chất thải từ khai khoáng ảnh hướng đến sức khỏe con người và môi trường. Thông thường, khai thác và chế biến khoáng sản tạo ra khối lượng rất lớn các chất thải (bao gồm chất thải rắn, nước thải và khí - bụi thải), đặc biệt khối lượng chất thải rắn có thể gấp hàng chục lần khối lượng khoáng sản thu hồi được. Các loại chất thải này nếu không được quản lý thích hợp sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng.

Tuyển quặng vàng gốc bằng thiết bị tuyển Knelson

Trên thực tế nhiều khu vực trên thế giới đã và đang phải gánh chịu hậu quả của các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Cho nên, vấn đề quản lý các nguồn thải, tận thu giá trị nguồn thải chính là mục tiêu lớn của ngành công nghiệp khai khoáng nước ta vì mục tiêu phát triển bền vững cũng như ưu tiên cho công tác tìm kiếm thăm dò phát hiện nguồn tài nguyên mới, tận thu nguồn tài nguyên trong quá trình khai thác, đồng thời thực hiện “công nghiệp xanh” đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.

Trở thành lợi ích

Để nâng cao giá trị kinh tế, thu hồi tài nguyên một cách hợp lý, mới đây Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã tiến hành nghiên cứu các hướng công nghệ tuyển, các khả năng thu hồi quặng tinh vàng ở khâu đuôi thải tại Nhà máy Tuyển đồng Sin Quyền. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu hồi vàng tuyển chính và tuyển tinh bằng phương pháp Knelson, quặng tinh Knelson thu được đãi rửa thủ công. Theo đánh giá mức hàm lượng vàng trong quặng tinh là hoàn toàn có thể chấp nhận được bởi trên thế giới với quặng tinh vàng đạt 2-3g/tấn đã được đưa đi luyện có hiệu quả kinh tế.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Gấm, chủ nhiệm đề tài cho biết, những năm trước, căn cứ vào tình hình nghiên cứu cũng như sản xuất trong và ngoài nước cho thấy việc sử dụng thiết bị tuyển trọng lực Knelson để thu hồi vàng mịn là rất hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu, thí nghiệm xác định công nghệ tuyển nổi đồng Sin Quyền (Lào Cai) các chuyên gia tư vấn thiết kế và chủ đầu tư đã quan tâm đến việc thu hồi các khoáng vật có ích đi kèm như vàng, đất hiếm, sắt… Nhóm đã tiến hành lấy mẫu nghiên cứu là mẫu quặng thải có màu xám đen, hạt mịn, các kết quả thu được cho thấy, tuy hàm lượng quặng tinh vàng chưa cao (cao nhất đạt 1,78g/tấn) nhưng tỷ lệ thu hồi vàng cũng đạt được ở mức độ cho phép (36,98g/tấn) đối với việc tận thu khoáng sản. Với quan điểm tận thu tài nguyên, nâng thực thu vàng trong quặng tinh cao nhất, hàm lượng vàng thấp nhất mà khâu luyện kim có thể tiếp nhận có hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị không đãi rửa thủ công mà nhận ngay quặng tinh vàng sau khi tuyển Knelson 2. Kết quả này phần nào làm sáng tỏ độ hạt đưa vào tuyển chưa hợp lý. Căn cứ vào kết quả phân tích thành phần độ hạt, nhóm đã tiến hành phân cấp để thải bỏ cấp hạt kích cỡ 0,125mm trong mẫu thí nghiệm. Sau đó đưa tuyển chính và tuyển tinh bằng Knelson nhận được quặng tinh vàng có hàm lượng 14,42g/tấn và thực thu tương ứng đạt 32,87%. Như vậy có thể thấy, kết quả thực thu quặng tinh vàng cao, góp phần tiết kiệm tài nguyên.

Tuy nhiên, chủ nhiệm đề tài cũng đánh giá, thiết bị tuyển này ở Việt Nam còn khá mới mẻ bởi trên thế giới có rất nhiều mỏ đã sử dụng thành công máy tuyển Knelson cho tuyển vàng như: Mỏ Morila (Mali), Serra Grande (Braxin), Surrise Dam, Kunada Gold, WMC (Australia), Norilsk Nickel (Nga), BHP Tintaya (Peru)… “Vì vậy, do chưa xác định được công nghệ hợp lý và chưa đủ các thông tin cần thiết để thiết kế lắp đặt thiết bị nên dây chuyền hiện tại chưa có các thiết bị để tận thu. Thành công bước đầu là đề tài đạt được mục tiêu thu hồi các nguyên tố có ích đi kèm trong quặng trong quá trình tuyển quặng đồng Sin Quyền, đây là việc làm hoàn toàn cần thiết”, bà Gấm nhận định.

Phương pháp tuyển mẫu quặng vàng (Au) trên thiết bị Knelson đã từng thành công tại Kon Tum, Gia Lai. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy khả năng tuyển quặng vàng gốc tại Kon Tum nhận được quặng tinh đạt yêu cầu chất lượng cao, có thể cung cấp nguyên liệu cho khâu xử lý tiếp theo. Ngoài ra, hàm lượng đồng (Cu) trong quặng tinh vàng cũng được làm giàu từ 0,142% lên đến 9,68 % với mức thực thu đồng đạt trên 50%.

Việc nghiên cứu tận thu các nguyên tố có ích trong quá trình tuyển và luyện quặng đồng Sin Quyền là nội dung cấp thiết của đề tài cấp Nhà nước mã số ĐT.04.10/ĐMCNKK thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản” thực hiện đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” mà Bộ Công Thương giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim chủ trì thực hiện.


Nguyễn Kiên