29 doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa chuyển giao 630 tỷ đồng cho SCIC
Ngày 8/8/2019, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính tổ chức Diễn đàn "Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước".
Tại Diễn đàn, ông Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính cho hay, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong ba nhiệm vụ quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ tái cơ cấu DNNN trọng tâm là cổ phần, thoái vốn chưa đạt kế hoạch đề ra. Tiến độ bàn giao các doanh nghiệp có vốn nhà nước về SCIC cũng chậm. Số doanh nghiệp chưa chuyển giao gồm 29 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước là 630 tỷ đồng.
Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính phát biểu tại diễn đàn |
Nguyên nhân được chỉ ra là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chưa chấp hành chế độ báo cáo.
Bên cạnh đó, vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Thêm nữa, quá trình cổ phần hóa DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa.
Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.
Để giải quyết tình trạng này, trước đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát các văn bản pháp luật liên quan, trong đó có Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn để sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Nhằm có đầy đủ thông tin tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ giải quyết những khó khăn, vướng mắc, khắc phục tình trạng, diễn đàn sẽ tập trung vào các nội dung như: Tình hình tái cơ cấu, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước những tháng đầu năm 2019; một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn năm 2019 (gồm sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách); thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp dưới góc nhìn của SCIC; thúc đẩy cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán; một số vấn đề về xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa...
Diễn đàn có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Tài chính, đại diện một số bộ ngành, chủ sở hữu, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, SCIC và gần 100 doanh nghiệp nhà nước, công ty chứng khoán, công ty thẩm định giá, công ty kiểm toán tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
M.L
ĐBQH kiến nghị xử lý nghiêm nếu cố tình trì hoãn cổ phần hóa |
Cổ phần hoá DNNN ở Hà Nội: Dấu hiệu thất thoát hàng trăm tỷ đồng trong quản lý đất đai |
Phê duyệt cơ cấu lại và thoái vốn DNNN đều chậm |
-
Đề xuất thống nhất chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
-
Tin tức kinh tế ngày 3/8: Tỷ giá USD giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng qua
-
Năm 2024, SCIC sẽ thoái vốn đợt 2 tại những doanh nghiệp nào?
-
Năm 2024, SCIC thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp
-
Lùi thời hạn chuyển giao quyền sở hữu nhà nước tại Hancorp về SCIC
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ