Lùi thời hạn chuyển giao quyền sở hữu nhà nước tại Hancorp về SCIC
Xử nghiêm vi phạm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng |
3 yếu tố “níu chân” cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước năm 2024 |
Yêu cầu Vinafood 1 thoái sạch vốn tại 14 doanh nghiệp |
Mới đây, Bộ Xây dựng có báo cáo Tình hình triển khai Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu. Theo đó, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phê duyệt Đề án (doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) và có ý kiến chấp thuận để Người dại diện phần vốn nhà nước thực hiện biểu quyết thông qua Đề án tại Đại hội đồng cổ đông theo thẩm quyền (doanh nghiệp cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) đối với 5 Tổng công ty do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu, gồm: Tổng công ty TNHH Một thành viên (Xi măng Việt Nam - Vicem, Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Hud) do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 3 Tổng công ty - CTCP (Lắp máy Việt Nam - Lilama, Cơ khí xây dựng - Coma, Xây dựng Hà Nội - Hancorp) do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Lùi thời hạn chuyển giao quyền sở hữu nhà nước tại Hancorp về SCIC/Ảnh minh họa///kinhtexaydung.gn-ix.net/ |
Bộ Xây dựng cho biết, tính đến thời điểm này, Bộ Xây dựng đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty HUD giai đoạn 2021-20254; đang thẩm định Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Vicem giai đoạn 2021-2025, dự kiến phê duyệt trong quý 4 năm 2023.
Bộ Xây dựng đã có văn bản chấp thuận Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Coma giai đoạn 2021-2025; Đề án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua và Tổng công ty đang tổ chức triển khai thực hiện.
Bộ Xây dựng đã có văn bản chấp thuận Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Lilama giai đoạn 2021-2025 để Người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty biểu quyết theo thẩm quyền tại Đại hội đồng cổ đông. Hiện nay, đơn vị đang triển khai thực hiện.
Đối với Tổng công ty Hancorp, theo kế hoạch chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty HANCORP về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong năm 2023.
Bộ Xây dựng đang xem xét nội dung Đề án cơ cấu lại Hancorp giai đoạn 2021-2025. Lý do: Khi xây dựng Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Hancorp về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn (SCIC). Tuy nhiên theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ, chưa có kế hoạch cụ thể chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại HANCORP về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Do vậy Bộ Xây dựng đã có các văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc này.
Về cổ phần hóa, theo Bộ Xây dựng, đối với Tổng công ty Vicem giai đoạn 2022-2025, nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hiện nay, doanh nghiệp đang thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên theo quy định của pháp luật.
Tổng công ty HUD đã lập kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty; đang tập trung hoàn thành công tác sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất theo quy định và triển khai các công việc cần thiết chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa Công ty mẹ theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đối với Tổng công ty cổ phần Sông Hồng, Bộ Xây dựng đã phê duyệt Phương án chuyển nhượng và công bố giá khởi điểm chuyển nhượng vốn nhà nước tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng. Hiện nay, Người đại diện phần vốn nhà nước (theo ủy quyền của Bộ Xây dựng), Tổng công ty cổ phần Sông Hồng đang khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định để tổ chức bán đấu giá chuyển nhượng vốn nhà nước tại Tổng công ty theo phương thức “đấu giá công khai thông thường” tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, phấn đấu hoàn thành trước ngày 31/12/2023.
Đối với Tổng công ty Lilama và Tổng công ty Coma, Bộ Xây dựng cho biết, theo kế hoạch được phê duyệt, việc thoái giảm vốn nhà nước về 51% (đối với Lilama) và thoái toàn bộ (đối với Coma) được thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2025. Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp triển khai thực hiện các công việc cần thiết theo đúng quy định và kế hoạch được phê duyệt.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và SCIC rà soát, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định về Danh mục các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao về SCIC giai đoạn 2024 - 2025 trong đó bổ sung Tổng công ty Hancorp vào danh mục đơn vị chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu từ Bộ Xây dựng về SCIC giai đoạn 2024 - 2025.
Huy Tùng (t/h)
-
Tin tức kinh tế ngày 20/10: Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cao kỷ lục
-
Giá dầu hôm nay (19/10): Dầu thô quay đầu giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh