Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đề xuất thống nhất chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

07:35 | 18/08/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Góp ý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng cần tách bạch chức năng đại diện vốn chủ sở hữu với chức năng quản lý và thống nhất chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Đề xuất thống nhất chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Đề xuất một cơ quan quản lý vốn thống nhất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua các hội thảo, tọa đàm gần đây.

Cụ thể, tại Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức tại Đà Nẵng ngày 16/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở bám sát nội dung 6 chính sách đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua.

Theo Thứ trưởng Lê Tấn Cận, nhiều tập đoàn, tổng công ty đang khó khăn trong nội dung về phạm vi đầu tư vốn nhà nước, thẩm quyền đầu tư vốn và các quyết định dự án đầu tư của doanh nghiệp, mức thực hiện phân cấp quyết định trước khi đầu tư.

Góp ý vào dự thảo Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Cảnh Toàn đề nghị xem xét quy định rõ trong dự thảo các nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp.

Các vấn đề cần tập trung, gồm: Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, cơ chế phối hợp với các Bộ ngành liên quan, với doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, người đại diện vốn; quy định rõ quyền hạn, chức năng quản lý vốn, tài sản của Ủy ban tại doanh nghiệp về việc phê duyệt chủ trương đầu tư vốn, tài sản; phê duyệt dự án đầu tư, chủ trương vay vốn, thế chấp tài sản đặc thù; quy định về cơ chế tài chính đặc thù, nguồn hoạt động của Ủy ban.

Về mô hình quản lý vốn, bà Phạm Thị Thanh Hòa, Học viện Tài chính cho rằng hình thức đại diện chủ sở hữu hiện tại phân tán ở nhiều đầu mối, có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành và tổ chức. Mô hình như quy định tại dự thảo (Điều 50) vẫn mang dáng dấp chủ quản, quản lý hành chính nhà nước, thiếu tính chuyên nghiệp của một nhà đầu tư.

Do đó, bà Phạm Thị Thanh Hòa đề xuất nên nghiên cứu thống nhất chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp về một đầu mối, để phương thức quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thống nhất. Việc giải quyết các yêu cầu và vướng mắc của doanh nghiệp có thể nhanh chóng và thống nhất hơn so với hiện nay.

“Điều quan trọng là có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Từ đó có thể dễ dàng xác định và xử lý trách nhiệm của cơ quan chủ sở hữu doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp”, bà Hòa nêu ý kiến.

Đề xuất thống nhất chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức tại Đà Nẵng ngày 16/8. (Ảnh: MOF).

Tách bạch chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý Nhà nước

Đây là nội dung được ông Nguyễn Chí Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nêu ra tại Tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Luật ngày 15/8.

Ông Nguyễn Chí Thành kiến nghị Ban soạn thảo trong quá trình thiết kế Luật lưu ý việc tiếp tục tách bạch chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước tại doanh nghiệp sâu hơn, toàn diện, triệt để hơn.

Bên cạnh đó, việc phân định giữa doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước cần rõ hơn. Về phương thức quản lý đối với đối tượng doanh nghiệp cấp 1, cấp 2 nên hướng dẫn, phân cấp rõ ràng.

“Đối với doanh nghiệp cấp 2, nghiên cứu phân cấp những nội như phê duyệt chiến lược, đề án tái cơ cấu, giao nhiệm vụ hàng năm có thể xin thêm ý kiến chủ sở hữu. Đối với các nội dung về chủ trương đầu tư, tăng giảm vốn hay quản lý các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp cấp 2 có thể giao, phân cấp cho người đại diện và hội đồng thành viên, hội đồng quản trị của doanh nghiệp này”, ông Thành góp ý.

Lấy ví dụ khu vực ASEAN hay Trung Quốc đều có mô hình về quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Thành kiến nghị Ban soạn thảo cân nhắc tổ chức một buổi lắng nghe ý kiến các chuyên gia, cán bộ xây dựng chính sách các nước để có thể học hỏi kinh nghiệm.

“SCIC cũng kiến nghị có các chính sách đặc thù cho Tổng công ty, như liên quan đến vấn đề tài chính, cơ chế, con người. SCIC có nguồn lực thì được quyền đầu tư, mua thêm vốn tại các doanh nghiệp khác, các ngân hàng như BIDV, Vietcombank... hoặc cân nhắc thiết kế 1 chương riêng trong bộ luật này về vai trò của SCIC với tư cách của một nhà đầu tư”, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC nêu ý kiến.

Những đối tượng nào chịu sự quản lý của Luật?

Một nội dung khác cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm góp ý là xác định đối tượng áp dụng Luật.

Dự thảo Luật quy định đối tượng điều chỉnh là doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, gồm: Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác là doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp, nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý theo dòng vốn, Nhà nước thực sự đóng vai trò là chủ sở hữu vốn, nhà đầu tư vốn, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong doanh nghiệp,

Cũng tại tọa đàm ngày 15/8, góp ý kiến về nội dung này, ông Tạ Hữu Doanh, Trưởng ban Tổng hợp – Pháp chế, Tập đoàn Dệt may cho biết, việc quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác (F2) cần xác định rõ ràng, cụ thể hơn.

Tập đoàn ủng hộ quan điểm đối tượng doanh nghiệp F2 là doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 100% vốn điều lệ. Bởi doanh nghiệp F1 đầu tư tới doanh nghiệp F2, nếu sở hữu ít cổ phần sẽ không được quyền chi phối, quyết định doanh nghiệp F2, các quyết định chỉ đạo từ F1 xuống F2 rất khó thực hiện.

Đồng quan điểm, ông Phạm Xuân Hoàn, Trưởng ban Pháp chế, Công ty cổ phần viễn thông FPT cho rằng Luật nên cân nhắc, xem xét lại phạm vi điều chỉnh. Hiện công ty đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán nên việc quy định doanh nghiệp F2 thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật gây khó trong việc chờ xin ý kiến từ F1, do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông truyền hình, thuộc lĩnh vực công nghệ do đó đòi hỏi quyết định đầu tư cần nhanh và chính xác.

Ông Lê Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty thép Việt Nam đồng ý với phương án “doanh nghiệp F2 là doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 100% vốn điều lệ” để phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Phương Thảo