Xuất khẩu gạo tìm thấy “lối thoát" trong nửa cuối năm
Nhận định về thị trường gạo trong nửa cuối năm 2019, bà Bùi Thị Thanh Tâm, Tổng giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, cho rằng xuất khẩu gạo vẫn sẽ tiếp tục khó khăn bởi nhu cầu trên thế giới vẫn thấp. Trong khi đó, gạo Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ truyền thống như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan… mà còn phải cạnh tranh với cả những đối thủ mới như Myanmar. Đặc biệt là cạnh tranh với Trung Quốc khi nước này dù vẫn đang nhập khẩu với số lượng lớn, lại cũng đẩy mạnh xuất khẩu gạo tồn kho giá rẻ sang châu Phi.
(Ảnh minh hoạ) |
Cùng chung nhận định trên, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng trong những tháng tới, nhu cầu trên thị trường gạo thế giới sẽ tiếp tục yếu, khi trong thời gian qua, nhiều nước nhập khẩu đã gia tăng khả năng tự túc lương thực, đồng thời sản lượng tăng ở nhiều nước xuất khẩu.
Tồn kho gạo của Trung Quốc đã tăng từ 76 triệu tấn mùa vụ năm 2014/2015 lên 113 triệu tấn mùa vụ 2018/2019, kéo theo tỷ lệ tồn kho/sử dụng tăng từ 54% niên vụ 2014/2015 đến 79% niên vụ 2018/2019.
Để giảm bớt tồn kho, Trung Quốc đang xuất khẩu lượng lớn gạo cũ sang thị trường châu Phi. Việc này đã được Trung Quốc thực hiện trong năm 2018. Tuy nhiên, đến những tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của nước này mới tăng mạnh, trong khi đó, nhập khẩu gạo giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến cho xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc sẽ còn tiếp tục gặp khó trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông Khánh vẫn có những hy vọng cho gạo Việt Nam trong nửa cuối năm nay. Trung Quốc tuy giảm mạnh nhập khẩu gạo Việt Nam nhưng các nhà nhập khẩu lớn của nước này vẫn giành sự quan tâm cho gạo Việt Nam thông qua những buổi tiếp xúc, gặp gỡ mới đây.
Philippines với cơ chế nhập khẩu gạo mới đã tạo thuận lợi nhiều hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang nước này. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt được những cơ hội mới mẻ từ thị trường Philippines khi nước này thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Bằng chứng là xuất khẩu gạo sang Philippines đã tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm, qua đó đưa Philippines trở thành thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam.
Với thị trường Hàn Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc vừa đàm phán xong về hạn ngạch xuất khẩu gạo sang nước này với giá tốt. Trong thời gian ngắn sắp tới, nếu châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA), gạo Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để xâm nhập vào một số thị trường tiềm năng.
M.Đ
Vì sao xuất khẩu gạo trở nên “ảm đạm”? |
Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm giảm mạnh |
Giá gạo Việt, Ấn Độ giảm do cung vượt cầu |
-
Tin tức kinh tế ngày 17/11: Tỷ giá dự báo còn "căng thẳng" đến cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 10/11: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
-
Tin tức kinh tế ngày 3/11: Xuất khẩu gạo năm 2024 khả năng đạt kỷ lục mới
-
Tin tức kinh tế ngày 1/11: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt
-
Tin tức kinh tế ngày 31/10: Thị trường chứng khoán hồi phục bất ngờ
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024