Giá gạo Việt, Ấn Độ giảm do cung vượt cầu
Lãnh đạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, xuất khẩu gạo từ Việt Nam trong năm nay được dự báo sẽ không thay đổi so với năm ngoái nhưng sau đó sẽ giảm dần khi diện tích trồng lúa bị thu hẹp để nhường chỗ cho việc trồng cây ăn quả.
Bên cạnh đó, mặc dù các doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc đã có những động thái quan tâm đến thị trường gạo Việt Nam cũng như ký kết các hợp đồng mua gạo nhưng tính đến nay lượng gạo xuất sang Trung Quốc vẫn chưa lớn như kỳ vọng.
(Ảnh minh họa) |
Cụ thể, tại Hội thảo hợp tác thương mại gạo giữa Việt Nam - Trung Quốc vừa diễn ra tại TP Long Xuyên (An Giang), hai doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã ký biên bản ghi hợp tác thương mại gạo với các thương nhân nhập khẩu gạo của Trung Quốc với tổng lượng gạo là 84.000 tấn/năm.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần này giảm xuống 362 - 365 USD/tấn từ mức 371 - 374 USD cách đây một tuần, là tuần thứ 6 liên tiếp giảm do đồng rupee trượt giá.
Các nhà xuất khẩu Ấn Độ cho rằng, việc Trung Quốc bán tháo gạo tồn trữ đang tác động tiêu cực lên giá mặt hàng này. Hay nhu cầu từ Tây Phi hiện rất thấp bởi lượng dự trữ ở khu vực này còn khá nhiều cũng khiến việc xuất khẩu gạo của quốc gia này gặp khó khăn.
Trong khi đó, Bangladesh đang lên kế hoạch xuất khẩu gạo dư thừa để bảo vệ lợi ích của nông dân, Bộ trưởng lương thực Sadhan Chandra Majumdar cho biết, trong bối cảnh giá gạo thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.
Tại Bangladesh, giá bán 40 kg lúa là khoảng 500 taka (tương đương 5,9 USD) so với chi phí sản xuất trung bình là 700 taka, trong khi vụ thu hoạch lúa mùa, được gọi là Boro, đang trong giai đoạn kết thúc.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm không đổi ở mức 385 - 400 USD/tấn (FOB). Tuy nhiên, các thương nhân Thái Lan lo ngại việc giá gạo Thái cao hơn so với gạo Việt Nam và Ấn Độ (vì đồng baht Thái Lan là đồng tiền tệ mạnh nhất ở châu Á trong năm nay) sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Thái Lan.
Thứ trưởng thương mại Thái Lan, Chutima Bunyapraphasara, cho biết nước này đã xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo quốc gia này sẽ xuất khẩu 9,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức 11 triệu tấn của năm ngoái vì đồng baht mạnh.
Mạng thông tin nông nghiệp toàn cầu (GAIN) dự báo nguồn cung gạo toàn cầu trong năm nay cho đến 2020 dự báo sẽ ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong 13 năm, ước đạt 499,9 triệu tấn, vì tiêu dùng vượt quá sản xuất khi có thêm nhiều quốc gia dự kiến sẽ chuyển sang dùng gạo là lương thực chính. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn chút ít so với 495 triệu tấn dự báo trước đây.
Tương tự, tiêu thụ toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,5% lên 489,5 triệu tấn, với Philippines được dự đoán sẽ là yếu tố đóng góp quan trọng cho xu hướng này, với dự báo nguồn cung gạo địa phương dồi dào và hoạt động nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn.
Sau khi thông qua Luật tự do hóa nhập khẩu gạo, theo đó bãi bỏ quy định về buôn bán gạo, GAIN dự báo nhập khẩu của Philippines sẽ tăng 200.000 tấn lên 2,8 triệu tấn.
Các quốc gia ở châu Phi cận Sahara cũng đang trồng lúa như một mặt hàng chủ lực để đối phó với sự gia tăng của dân số, vì tính hợp lý về giá cả của gạo.
M.L
Khẩn trương thu mua lúa, gạo chỉ là giải pháp tình thế |
Hạt gạo Việt và mối lo "chạm đáy" |
Cơ hội lớn “biến” cám gạo thành “vàng ròng” |
-
Tin tức kinh tế ngày 2/11: Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng trưởng trở lại
-
Tin tức kinh tế ngày 1/11: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt
-
Tin tức kinh tế ngày 31/10: Thị trường chứng khoán hồi phục bất ngờ
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Tin tức kinh tế ngày 16/10: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 28/10 - 2/11
-
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt giảm
-
Ngân hàng Thế giới dự báo giá dầu giảm kỷ lục vào năm 2025
-
Trung và Đông Nam Âu chuẩn bị gì khi Nga ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine?
-
Giới chuyên gia nói gì về rủi ro giá dầu sau bầu cử Mỹ?