Trưng bày tư liệu quý “Thư, Nhật ký thời chiến”
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm chuyên đề “Thư, Nhật ký thời chiến” |
Với gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật về thư, nhật ký tiêu biểu viết trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, triển lãm chuyên đề “Thư, Nhật ký thời chiến” được chia làm 3 phần nhằm giúp công chúng hiểu rõ hơn những tâm tư tình cảm, tình yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ; tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin chiến thắng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ. |
Đại biểu tham quan, nghe giới thiệu về những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội. |
Phần mở đầu: Giới thiệu một số hình ảnh, hiện vật thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đã viết để cổ vũ động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong hai cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Tiêu biểu là: Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đơn vị bộ đội lập thành tích trong trận tập kích sân bay Gia Lâm, Hà Nội đêm 16/01/1947; Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 8/5/1954…
Phần “Thư thời chiến”: Trưng bày một số tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Thư thời chiến được viết tại chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua đó giới thiệu những câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí, đồng đội, tình yêu quê hương, đất nước; những lá thư từ hậu phương gửi vào tiền tuyến động viên cổ vũ tinh thần người chiến sĩ quyết tâm giữ vững tay súng chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc với niềm tin chiến thắng và mong ngày đoàn viên.
Trưng bày những bức thư từ hậu phương gửi vào tiền tuyến. |
Tiêu biểu có thư của chị Võ Thị Tần, Tiểu đội trưởng Thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc Hà Tĩnh gửi mẹ ngày 19/7/1968. Chị đã lãng mạn hóa sự khốc liệt của chiến tranh để làm yên lòng người mẹ ở hậu phương, trong thư có đoạn: “…Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm giặc Mỹ soi sáng cho chúng con làm đường, ban ngày chúng ném bom giết cá cho chúng con cải thiện, bom đạn có thể làm rung chuyển núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển trái tim chúng con mẹ ạ…!”.
Thư của Thượng úy Đỗ Sâm, Phòng pháo binh, Bộ tham mưu Quân khu 5 viết cho vợ Đào Thu Quý trước khi lên chiến trường Tây Nguyên chiến đấu tháng 4/1968. Anh khích lệ chị: “…Em hãy luôn tự hào có một người chồng xứng đáng đang ở trên tuyến đầu tiêu diệt kẻ thù của Tổ quốc và em hãy luôn xứng đáng là một người vợ đáng để anh suốt đời mến phục”.
Xúc động về những bức thư của đồng chí Nguyễn Văn Dân - Đại đội 16, Tiểu đoàn K75 pháo binh, Quân khu 4 gửi về gia đình thể hiện niềm tâm sự trên những chặng đường hành quân vào Nam chiến đấu của chàng tân binh; thư của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm gửi người yêu là Khương Thế Hưng, ngày 17/3/1969 và bài thơ Khương Thế Hưng hồi đáp thay lời một bức thư; thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh gửi về gia đình với dự báo đúng ngày hy sinh của mình…
Một số nhật ký tiêu biểu tại triển lãm |
Phần “Nhật ký thời chiến”: Trưng bày giới thiệu một số hình ảnh, tài liệu, hiện vật là những cuốn nhật ký được viết tại chiến trường; trong đó có cả nhật ký được vẽ bằng tranh, chứa đựng tình yêu thương, nỗi nhớ, niềm tâm sự trên đường đi chiến đấu trong hành trang của người chiến sĩ. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, lý tưởng của thanh niên thời chiến, ý chí quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và sự khốc liệt của chiến tranh.
Cuốn “Nhật ký bằng tranh” của đồng chí Lê Đức Tuấn (chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 2019, Sư đoàn 312”. |
Những trang nhật ký chiến trường đã phản ánh nội tâm sâu thẳm, những suy nghĩ giản dị, nhớ nhung, những tâm sự, khát khao, thương nhớ người thân, những phút giây được gặp vợ, gặp con rồi lại chia tay đi chiến đấu. Những nỗi nhớ nhung đó phần nào cũng được khỏa lấp bằng tình đồng chí, đồng đội.
Vượt lên những khó khăn gian khổ hi sinh của cuộc chiến tranh luôn sáng lên một “tinh thần thép” của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhật ký của đồng chí Nguyễn Bá Hạnh, chiến sĩ Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 (Sư đoàn Sao Vàng), Quân khu 5 đã viết “Chiến tranh có thể tàn phá mọi thứ. Duy chỉ có một thứ chiến tranh không thể làm được, đó là mục tiêu lý tưởng, khát vọng hòa bình và ý chí đấu tranh của người lính cụ Hồ”.
Hay nhật ký của đồng chí Đỗ Đình Xô, chiến sĩ Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 20, Quân khu 9 viết: “Phía trước là mặt trận, là nơi những trận đánh đang tiếp diễn, đất nước đang đợi chờ chiến thắng vào chúng tôi. Dù sao chúng tôi phải dấn bước lên đường, dù ngày mai người còn, người mất… Cậu mợ hãy yên lòng nén nhớ mong những tháng năm chờ đợi...".
Tiêu biểu trong triển lãm còn có sách nhật ký của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được sĩ quan quân báo Hoa Kỳ Frederic Whitehurst lưu giữ 35 năm đã trao trả cho gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm vào tháng 4/2005; Nhật ký của đồng chí Nguyễn Văn Bào - Chính trị viên Đại đội 42, Tiểu đoàn 84, Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 viết trong thời gian từ trước khi Nhật đảo chính Pháp đến ngày 24/10/1951; Nhật ký thơ của liệt sĩ Hoàng Bá Lễ với nội dung thể hiện lý tưởng thanh niên Việt Nam trước vận mệnh Tổ quốc và tình cảm người lính đối với quê hương, đồng chí, đồng đội; Nhật ký bằng tranh của họa sĩ Lê Đức Tuấn vẽ 109 bức tranh phong cảnh, chân dung và cảnh sinh hoạt diễn tập của bộ đội từ tháng 3/1967-3/1968, cuốn nhật ký bị thất lạc và được con gái một cựu quân nhân Mỹ trao trả năm 2009.
Triển lãm để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả. |
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại tá Nguyễn Tiến Hải, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: Triển lãm chuyên đề “Thư, Nhật ký thời chiến” giúp cho chúng ta thêm một cách tiếp cận về chiến tranh với tình yêu quê hương đất nước, con người và thiện chí hòa bình để cuộc chiến tương tự không lặp lại nữa. Triển lãm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, phát huy truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Triển lãm chuyên đề “Thư, Nhật ký thời chiến” diễn ra từ ngày 26/4 đến ngày 15/5 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội).
Nguyễn Hoan
-
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (địa chỉ mới) chính thức mở cửa đón khách từ ngày 1/11
-
Rực sắc quốc kỳ chào mừng ngày 30/4 tại một khách sạn ở Hội An
-
Quảng Nam tổ chức trưng bày "Kỷ vật - Ký ức của chiến tranh"
-
Xúc động chương trình “Đất nước trọn niềm vui”
-
Thủ tướng đồng ý nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
-
[Video] Cảnh sát biển Việt Nam - Indonesia luyện tập chung trên biển
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng