Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

TKV chủ động đào tạo nhân lực

07:00 | 30/12/2015

894 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong chiến lược phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã xác định rõ hai nguồn lực chính vừa là lợi thế, vừa là động lực đó là: “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh”. Đến nay, chủ trương xuyên suốt đó của Tập đoàn đang được triển khai rất tích cực, xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành than trong nhiều năm qua.

Nhìn từ chất lượng bồi dưỡng

Đầu tiên phải nhắc đến một trong những “lò” tự đào tạo bồi dưỡng cán bộ có tiếng của TKV là Trường Quản trị Kinh doanh (VBS) tại Thanh Xuân (Hà Nội). Trong nhiều năm qua, VBS giữ trọng trách quan trọng của Tập đoàn giao đó là đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý cho ngành than - khoáng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát huy truyền thống của nhà trường có bề dày 40 năm (tiền thân là Trường Bồi dưỡng cán bộ tại chức - Bộ Điện và Than được thành lập từ năm 1975) dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, lãnh đạo Tập đoàn, những năm gần đây, nhà trường đã và đang đổi mới toàn diện để đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực cán bộ cho chiến lược phát triển bền vững của ngành than - khoáng sản.

VBS đã thống nhất một phương châm hành động rất rõ nét: “Vì sự thành đạt của học viên, vì sự phát triển của doanh nghiệp”, cán bộ, công nhân viên nhà trường luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau xây dựng một môi trường mới, mang lại những kiến thức mới bổ ích nhất cho các học viên. Đáng nói là giai đoạn 2010-2014, trung bình mỗi năm, VBS tổ chức đào tạo, tập huấn được khoảng 18 nghìn người. Đi cùng với đó là chất lượng các chương trình đào tạo, chất lượng công tác phục vụ học viên không ngừng được nâng lên, đóng góp đáng kể lực lượng cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp cao cho các doanh nghiệp và Tập đoàn.

tkv chu dong dao tao nhan luc
Lãnh đạo TKV  dự lễ Khai giảng lớp Bồi dưỡng lãnh đạo doanh nghiệp

Với chức năng và nhiệm vụ chính là đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ của tổ chức trong TKV và các đơn vị thành viên, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại VBS đã trở thành nơi cập nhật kiến thức, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao năng lực quản lý, đồng thời, là nơi các đồng nghiệp trong ngành gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ...

Trải qua 40 năm hình thành và phát triển với 2 giai đoạn lịch sử, trường đã đào tạo và bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho ngành năng lượng. Đặc biệt sau giai đoạn 1995, khi trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo. Hằng năm, hàng ngàn cán bộ được bổ sung  kiến thức mới đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn.

Với những thành tựu đạt được, nhà trường đã được các học viên, doanh nghiệp và lãnh đạo Tập đoàn đánh giá cao. Hiện nay, Trường Quản trị kinh doanh đang đổi mới để đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực cán bộ cho chiến lược phát triển bền vững của ngành than - khoáng sản.

Tự chủ đào tạo công nhân tay nghề cao

Kênh đào tạo công nhân kỹ thuật của TKV trước đây có 3 trường gồm: Trường cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm, Trường cao đẳng Nghề Hữu Nghị tại Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Nghề mỏ Việt Bắc tại Thái Nguyên. Sau khi tái cơ cấu lại, các trường này sáp nhập vào một trường là Trường cao đẳng nghề TKV.

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề cho các đơn vị trong TKV, Trường cao đẳng nghề Than - Khoáng sản (TKV) còn tập trung đẩy mạnh công tác điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và xã hội nhằm triển khai hiệu quả mô hình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp.

tkv chu dong dao tao nhan luc
Lớp Cơ điện của Trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - TKV

Mặc dù công tác tuyển sinh công nhân khai thác than hầm lò hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm động viên cán bộ, giáo viên nhà trường đẩy mạnh công tác tuyển sinh như: Đầu tư thêm nguồn lực, bổ sung thêm các chính sách khuyến khích; công tác lãnh chỉ đạo thống nhất về một mối, đã giúp kiện toàn các phòng, ban tuyển sinh... nên kết quả công tác tuyển sinh và đào tạo của nhà trường từ đầu năm đến nay có nhiều chuyển biến khả quan. Đến hết tháng 11, nhà trường đã thực hiện tuyển sinh được trên 4.200 chỉ tiêu thợ lò, tăng nhanh so với kết quả 3.300 chỉ tiêu của cả năm 2014. Dự kiến cả năm 2015 sẽ đạt trên 5.000 học sinh.

Hiện nay, Trường cao đẳng nghề TKV đã thành lập Trung tâm Tuyển sinh - Giới thiệu việc làm với biên chế khoảng 70 người, gồm 3 phòng chức năng kết hợp với doanh nghiệp tuyển sinh, 5 phòng tham gia tuyển sinh tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ninh. Cán bộ, nhân viên tuyển sinh thường xuyên bám cơ sở, nắm thực tế qua các cuộc khảo sát số người trong độ tuổi lao động.

Điểm nổi bật của công tác tuyển sinh thời gian gần đây là nhà trường thường xuyên kết hợp với các đơn vị trong Tập đoàn tổ chức tuyển dụng lao động nghề khai thác mỏ, hay còn gọi là đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp. Theo đó, các học viên trước khi vào học sẽ được doanh nghiệp ký kết hợp đồng tuyển dụng chưa qua đào tạo để cho đi học nghề. Tốt nghiệp ra trường được cấp bằng trung cấp nghề, sơ cấp nghề và được biên chế vào làm việc tại các công ty thuộc Tập đoàn với mức lương khá ổn định cùng các chế độ ưu đãi nhất của công ty, được xét tuyển học liên thông lên cao đẳng nghề hoặc đại học.

Đây là chủ trương đúng đắn của Tập đoàn TKV trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, đã thể hiện trách nhiệm của nhà trường về việc đảm bảo chất lượng đào tạo và đầu ra cho học sinh sinh viên, đồng thời khẳng định việc đào tạo tại nhà trường là thực chất, đào tạo theo nhu cầu của đơn vị, của thực tế sản xuất chứ không phải đào tạo đại trà, chạy theo bằng cấp. Kết quả đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp rất khả quan, đóng góp thiết thực vào công tác tuyển dụng và giữ chân thợ mỏ tại nhiều đơn vị và toàn Tập đoàn nói chung.

Việc gắn công tác đào tạo nghề của nhà trường với nhu cầu của các doanh nghiệp, một mặt, chất lượng đào tạo của nhà trường được nâng cao do doanh nghiệp cùng tham gia hỗ trợ quá trình đào tạo, tạo điều kiện cho các sinh viên nhà trường có môi trường thực hành tốt nhất, đồng thời giám sát quá trình đào tạo và chất lượng của sinh viên sau khi ra trường. Mặt khác, thông qua việc phối hợp này, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề, đáp ứng được nhu cầu công việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp… Đặc biệt là người lao động có thêm động lực, thêm niềm tin gắn bó với nghề, gắn bó với doanh nghiệp.

Minh Châu

Năng lượng Mới 487