Tin mới nhất về ụ nổi Vinalines
Ụ nổi 83M. |
Việc xử lý ụ nổi Vinalines vẫn đang là bài toán nan giải đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam dù cho đơn vị này đã đưa ra mức giá khởi điểm để đấu thầu thấp hơn hàng chục lần so với con số 462 tỉ đồng đã đầu tư là 34,8 tỉ đồng.
Lý do Vinalines chưa thể tìm kiếm được đối tác trong việc thanh lý ụ nổi 83M được chỉ ra là do đã neo đậu quá lâu, nhiều phần của ụ nổi đã hư hỏng.
Thậm chí, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì giờ ụ nổi Vinalines chỉ có thể bán sắt vụn và tất nhiên cái giá 34,8 tỉ đồng là quá cao, không khả thi. Con số 3 đồng theo đơn giá sắt vụn cho ụ nổi 83M vì thế cũng đã được nhiều người đặt ra.
Nhưng nếu có bán sắt vụn thì việc tìm đối tác thanh lý cũng không hề đơn giản bởi theo phân tích của một doanh nghiệp chuyên thu mua phế liệu với số lượng lớn ở Bắc Ninh thì khó có bán được với mức giá 3 tỉ đồng.
Theo phân tích của vị giám đốc này thì ụ nổi 83M ước nặng khoảng 4.000 tấn, giá sắt phế liệu hiện giờ khoảng 4.000 – 5.000 tấn. Nếu phá dỡ thì chỉ lấy được khoảng 2.500 – 3.000 tấn. Và để thực hiện việc này thì cũng phải thuê 10 – 12 người, làm việc liên tục 3 – 4 tháng, tiền thuê khoảng 300 ngàn đồng/người/ngày. Chi phí như vậy là rất lớn, lên tới vài tỉ đồng...
Từ đó, vị giám đốc này đã khẳng định sẽ chỉ mua ụ nổi 83M với giá chỉ... 1 tỉ đồng.
Nói như vậy để thấy rằng, việc thanh lý ụ nổi của Vinalines hiện đang vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, theo tin mới nhất được đại diện Vinlines khẳng định thì đơn vị này sẽ không bán ụ nổi 83M với giá thấp hơn 34,8 tỷ đồng – đúng bằng mức giá thẩm định do Công ty cổ phần Đầu tư và Định giá AIC-Việt Nam đưa ra khi được thuê thẩm định giá ụ nổi 83M.
Được biết, cuối tháng 3 vừa rồi, trước hiện trạng xuống cấp cũng như những chi phí phát sinh trong quá trình neo đậu tại Cảng Gò Dầu B (Đồng Nai), Vinalines đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị bán ụ nổi 83M với mức giá bằng mức giá thẩm định.
Theo đó, Vinalines cho hay, ụ nổi 83M đang neo đậu tại Cảng Gò Dầu B tỉnh Đồng Nai trong tình trạng chưa sửa chữa xong, bị đăng kiểm rút cấp từ tháng 01/2011, bảo hiểm hết hạn từ năm 2012, đăng ký tạm thời cũng đã hết hạn từ 24/06/2011. Tính đến nay, ụ nổi đã neo đậu tại Cảng Gò Dầu B được hơn 6 năm và không hoạt động nên chi phí quản lý, bảo vệ ngày một tăng. Tính đến thời điểm 31/12/2015, công nợ phát sinh có liên quan đến ụ nổi 83M đã vào khoảng hơn 50 tỉ đồng.
Trong khi đó, Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY)-doanh nghiệp được Vinalines góp vốn bằng ụ nổi 83M năm 2008 – từ khi thành lập không có hoạt động sản xuất kinh doanh do dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam chưa được triển khai xây dựng); không có nguồn tài chính đề thực hiện duy tu, bảo dưỡng nên kết cấu thép của ụ nổi xuống cấp rất nhanh do rỉ sét nhiều.
Nghiêm trọng hơn, do không có khả năng thanh toán một phần công nợ neo đậu theo yêu cầu nên Cảng Đồng Nai đã cắt hợp đồng cấp điện chiếu sáng và cấp nước cho ụ nổi từ đầu năm 2013 khiến ụ nổi lâm vào tình trạng mất an toàn an ninh hàng hải. Điển hình là tháng 7/2014, ụ nổi 83M bị trôi dạt do thủy triều xuống nước dẫn đến kéo căng nhiều dây buộc làm gãy trụ buộc dây B3. Và vì sự cố này, VNLSY bị Cảng Đồng Nai yêu cầu bồi thường thiệt hại 785 triệu đồng…
Cũng theo Vinalines, từ cuối năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải và căn cứ vào thực trạng của VNLSY cũng như diễn biến của thị trường sửa chữa tàu biển, Tổng công ty đã xây dựng và báo cáo các phương án khai thác ụ nổi 83M. Mặc dù đã rất nỗ lực tìm kiếm đối tác có năng lực tài chính để tiếp tục đầu tư, cho thuế… nhưng 3 năm qua vẫn không thực hiện được.
Chính vì vậy, trên cơ sở kiến nghị của VNLSY và tình hình thực hiện các phương án xử lý ụ nổi, Vinalines và VNLSY đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép bán ụ nổi 83M để thu hồi vốn. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Vinalines chủ động tìm kiếm đối tác, xử lý ụ nổi 83M theo quy định của pháp luật.
Và căn cứ vào báo cáo tài chính của VNLSY tại thời điểm 31/12/2015, giá trị sổ sách của ụ nổi 83M là hơn 500 tỉ đồng. Giá trị này được xác định gồm 462 tỉ đồng giá trị tạm tính của ụ nổi 83M khi mua và 50 tỉ đồng chi phí neo đậu, tàu lai trực sự cố, bảo quản hàng tháng.... tính đến thời điểm 31/12/2015.
Bên cạnh đó, vì ụ nổi 83M là tài sản đơn chiếc, không có giao dịch trên thị trường nên để có cơ sở xác định giá thị trường khi chuyển nhượng bán nguyên trạng ụ nổi, căn cứ theo quy định hiện hành, VNLSY đã ký hợp đồng tư vấn với Công ty cổ phần Đầu tư và Định giá AIC-Việt Nam về việc thẩm định giá nguyên trạng ụ nổi 83M. Theo chứng thư thẩm định giá số 070712/2015/CT-AIC ngày 7/12/2015, giá trị ụ nổi 83M xác định theo phương pháp chi phí là 34,8 tỉ đồng.
Ụ nổi 83M: Dân buôn sắt vụn định giá chưa đến… 1 tỉ | |
Ụ nổi Vinalines: Mua trăm tỉ, bán rẻ như... sắt vụn! | |
Ụ nổi không phải là tàu biển |
Hà Lê
-
Hà Nội trả lời về các dự án bất động sản chậm triển khai
-
Bắt nguyên Giám đốc Công ty Xuất khẩu lao động hàng hải Vinalines
-
Mục tiêu lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, cổ phiếu Vinalines “nằm sàn” 3 phiên liền
-
Vinalines lại thua lỗ nặng, “gánh” lỗ luỹ kế “khủng” vượt 3.600 tỷ đồng
-
Công ty con lỗ gần 1.500 tỷ đồng, âm cả vốn chủ sở hữu: Cơ hội nào cho Vinalines?
-
[Infographic] Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm
-
Lo ngại bị đối xử thiếu bình đẳng trong dự thảo quy định hoàn thuế GTGT
-
Giá vàng hôm nay (25/10): Tăng trở lại
-
Giá dầu hôm nay (25/10): Dầu thô tăng trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 25/10: Nhiều nhà máy lọc dầu ở California cân nhắc đóng cửa