Ụ nổi không phải là tàu biển
>> Dũng, Phúc đua nhau "thề độc"
>> Vợ Dương Chí Dũng đòi nhà chồng mua cho bồ
>> PetroTimes công bố văn bản có thể thay đổi một phần vụ án Dương Chí Dũng – Vinalines
>> Xuất hiện thông tin "nóng" nhất trước phiên tòa phúc thẩm Dương Chí Dũng
>> Đã nhận tội và bồi thường 4,7 tỷ đồng - Dương Chí Dũng có thể thoát tử hình
Bị cáo Mai Văn Phúc cho biết, gia đình nộp 3,5 tỉ đồng để khắc phục hậu quả về tội cố ý làm trái. Bị cáo chỉ nhớ có ký vào báo cáo để trình Bộ Giao thông Vận tải để xin ý kiến nhập khẩu ụ nổi 83M.
Còn bị cáo Lê Văn Dương (nguyên cán bộ đăng kiểm) mong HĐXX xem xét giảm tội cho bị cáo vì bị cáo chỉ tham gia 1 phần rất nhỏ trong việc mua ụ nổi 83M, sau khi mua ụ nổi xong thì chi phí để sửa chữa ụ nổi là do Vinalines làm bị cáo không liên quan.
Các bị cáo trong phiên tòa.
Lê Văn Dương khai, với tư cách là đăng kiểm viên thì bị cáo không khẳng định ụ nổi 83M có phải là tàu không. Bị cáo đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải mở cuộc hội thảo để xem ụ nổi 83M có phải là tàu biển không. Trước ý kiến của bị cáo Lê Văn Dương, HĐXX công bố 3 văn bản của Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, ụ nổi 83M không phải là tàu biển.
Ông Trần Thái Sơn - Đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, hải quan đã làm đúng quy trình trong việc nhập khẩu ụ nổi 83M. Bộ Tài chính đã kết luận, hải quan không sai, còn quyền kết luận sai hay không là do Tòa.
“Muốn biết trị giá thật của ụ nổi 83M hiện nay là bao nhiêu tiền thì phải lập hội đồng định giá mới biết được” – ông Trần Thái Sơn nói.
Ụ nổi 83M.
Ngay sau khi công bố văn bản trả lời của Bộ Giao thông Vận tải, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn nói: “Bộ Giao thông Vận tải xác định ụ nổi không phải là tàu biển. Việc Hải quan Vân Phong không phân loại ụ nổi 83M không phải là tàu biển là đúng quy định. Tuy nhiên, Luật Hàng hải Việt Nam lại quy định khi xác định ụ nổi thì cần phải tuân thủ theo một số quy định giống như tàu biển để nhập khẩu, về vấn đề này HĐXX sẽ xem xét trách nhiệm của các bị cáo nguyên là cán bộ hải quan Vân Phong”.
Ngay sau khi HĐXX khẳng định, ụ nổi 83M không phải tàu biển. Bị cáo Trần Hữu Chiều cho rằng, báo cáo của đoàn khảo sát về ụ nổi 83M có 1 số nội dung không đúng thực tế.
Đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định hải quan Khánh Hòa không sai. Thủ tục hải quan về nguyên tắc ụ nổi không phải là tàu biển theo công ước HF. Còn theo luật hàng hải Việt Nam thì coi ụ nổi là tàu biển, ụ nổi đã 42 tuổi thì theo quy định của Nghị định 49 của Chính phủ chỉ gắn với khâu không được đăng ký đăng kiểm sau này. Về trách nhiệm không đăng ký đăng kiểm được là do trách nhiệm của Vinalines, chứ không thuộc trách nhiệm của hải quan. Theo công ước quốc tế thì gọi đây là ụ nổi theo quốc tế, phải theo nguyên tắc của quốc tế trên 100 nước do Chủ tịch nước ký năm 2000. Do vậy, hải quan không sai.
T.Minh
-
Đề xuất các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn TP HCM
-
Venezuela bắt giữ cựu Bộ trưởng Dầu mỏ vì tham nhũng
-
Dân chưa giàu mà cán bộ đã giàu
-
Sai phạm trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, ngân hàng... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
-
Thêm một kênh giám sát của Đảng và một kênh để quần chúng “kiểm tra”
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp