Thầy giáo mắc bệnh hiểm nghèo mang cả “gia tài” đi xây bếp ăn cho học sinh vùng cao
Đi xin gạo “nuôi chữ” cho học sinh nghèo
Khi nghe chuyện một người thầy nghèo đã mang hơn 100 triệu đồng đi xây bếp ăn cho học sinh nghèo, khó ai có thể tin được. Nhưng đó là một câu chuyện thực về “tấm lòng vàng” mang tên Trần Đăng Khoa (45 tuổi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Ia Tul, huyện Ia Pa, Gia Lai).
Thầy Khoa đã dùng số tiền lương của mình để hỗ trợ xây dựng bếp ăn cho học sinh lớp 1 |
Từ trong ngôi trường nghèo, thầy Khoa bước ra đón chúng tôi với một thân hình nhỏ nhắn, gương mặt hốc hác. Lúc đó, thầy Khoa đang tất bật cùng phụ các chị nuôi chuẩn bị bữa cơm trưa có các em học sinh.
Thầy Khoa tâm sự: “Như các bạn thấy, ở khu vực vùng sâu, vùng xa này đa số đều là con em đồng bào Jrai. Tiếng Việt nói còn chưa sõi nên công tác giáo dục và duy trì sĩ số vô cùng khó khăn. Học sinh học 1 buổi, mai lên trường lại ‘trả chữ cho thầy”. Chính vì vậy, tôi đã dành số tiền lương hàng tháng của mình để xây dựng bếp ăn buổi trưa cho các em học sinh lớp 1. Sau này có điều kiện sẽ mở rộng ra các khối 2, 3, 4…”.
Với việc xây dựng bếp ăn sẽ tránh được việc nghỉ học của học sinh vùng cao. Qua đó, nâng cao được chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa |
“11 năm làm hiệu trưởng, tôi đã chứng kiến bao thế hệ học trò thành đạt và cũng nhiều em bỏ giữa chừng. Gia đình tôi cũng không phải nghèo thiếu cơm gạo ăn nên chỉ cần số đồng lượng giáo viên của vợ tôi là đủ chi tiêu. Còn lại, tiền lương mỗi tháng gần 12 triệu, tôi sẽ bỏ ra 10 triệu để góp nấu cơm bếp ăn buổi trưa cho các cháu. Nhằm duy trì bếp ăn theo hướng bền vững, tôi đã liên hệ với một số bạn bè để xin gạo, thịt, sách, vở cho những năm tới…”, thầy Khoa tâm sự.
Thầy Khoa đã nghĩ ra câu khẩu hiệu nhằm khích lệ các giáo viên trong trường phấn đấu cùng làm việc tốt |
Sau nhiều lần hỏi, thầy Khoa mới chia sẻ về căn bệnh nan y của mình. Từ thời sinh viên, thầy Khoa đã mắc căn bệnh hiếm gặp “xơ cứng bì”. Bàn tay của thầy khô cứng dần, khiến thầy không thể duỗi được như người bình thường được. Chắt chiu được ít tiền, người vợ giáo viên đã đưa thầy đi chữa bệnh. Qua hết các bệnh viện trong nước, sang tận Singapore, bác sĩ vẫn lắc đầu không thể chữa dứt. Lúc đó, chỉ khuyên về uống thuốc đều đặn, bồi dưỡng thể trạng để chặn đà tiến triển của bệnh. Giờ đây, hàng răng dưới của thầy cũng đã rụng sạch vì bị co thắt hàm. Nhưng không vì vậy mà thầy “bỏ quên” chuyện trường lớp. Bệnh tật chính là động lực để thấy cố gắng đóng góp sức mình vào xây dựng giáo dục vùng cao, tăng cường khả năng đọc và nói Tiếng Việt cho các em.
Chắc từ lớp 1, bền vững giáo dục vùng cao
Theo thầy Khoa tâm niệm, khác với miền xuôi, để vận động các em đến lớp là cả hành trình. Đối với học sinh lớp 1, nếu nghỉ một buổi thì mất 1 con chữ. Vì vậy, trong những năm vừa qua chúng tôi đã xây dựng chương trình học hai buổi cho các khối lớp 1, 2, 3 nhằm dạy phụ đạo, tăng cường nói Tiếng Việt…
Niềm vui của các học sinh vùng cao khi được ăn cơm bữa trưa tại trường |
“Các em đi học buổi sáng, nhưng buổi chiều còn rải rác một vài em đi học lại. Chính vậy nên tôi bỏ tiền mở luôn bếp ăn buổi trưa cho các em ăn. Đồng thời, cho các em nghỉ ngơi tại trường để chuẩn bị cho tiết phụ đạo buổi chiều. Trước mắt là thực hiện cho ăn trưa đối với lớp 1 để cho các em nắm chắc kiến thức cơ bản… Sau này có điều kiện sẽ mở thêm các lớp khác…”, thầy Khoa bộc bạch.
Để xây dựng bếp ăn, thầy Khoa đã bỏ ra 40 triệu đồng để mua gạo, các vật dụng nhà bếp, chén, bát và tận dụng phòng thư viện cũ để làm chỗ nấu ăn cho các em. Còn chỗ nghỉ, thầy Khoa đã nhờ thợ về cưa một số cây trong trường rồi tự tay mình đóng những giường cho các em ngủ trưa…Song song, thầy Khoa đã viết những thư ngỏ gửi đến bạn bè nhằm kêu gọi hỗ trợ thêm gạo, sách, vở…cho những “đứa con” trong ngôi trường Kim Đồng của thầy.
Thầy Phạm Văn Đức - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ia Pa cho biết: “Khi thầy Khoa tự mình đề cập đến việc sẽ xây dựng một bếp ăn dân nuôi tại trường, chúng tôi đã rất e ngại. Nhưng với sự quyết tâm và thầy bỏ ra hơn 100 triệu để duy trì bếp ăn khoảng 1 năm. Sau đó, sẽ nhờ các nguồn lực bên ngoài chung tay xây dựng bếp ăn này… Từ những tính toán hợp lý và tính bền vững này, phòng cũng như UBND huyện rất ủng hộ và luôn đồng hành kêu gọi ủng hộ cùng với thầy Khoa…”.
Theo Dân trí
-
15 nghìn đồng/3 bữa ăn/ngày cho học sinh miền núi: Thầy cô đau đầu
-
Hành trình nhiều "nước mắt" về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối
-
Hạnh phúc nhọc nhằn "ít người tỏ" của giáo viên cắm bản
-
Lớp học "2 trong 1" trên núi Ngọc Linh
-
Thầy trò vùng cao cùng nấu bánh chưng tặng học sinh nghèo đón Tết
-
Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
-
[Video] Cảnh sát biển Việt Nam - Indonesia luyện tập chung trên biển
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng