Quyết tâm đưa Việt Nam lên vị thế của một thị trường sản xuất công nghiệp
Theo Bộ Công Thương, với sự hội tụ nhiều điều kiện tốt như cơ sở hạ tầng phát triển khắp cả nước, trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương; cùng đó là chi phí ngày càng tăng cao tại các địa điểm sản xuất truyền thống như Trung Quốc, đã tạo cho Việt Nam cơ hội thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới. Vì thế, trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, Việt Nam đang dần trở thành một “cứ điểm” sản xuất quan trọng trong thời gian gần đây.
(Ảnh minh họa) |
Chi phí nhân công cạnh tranh tại Việt Nam hiện là điểm thu hút chính. Lương hằng năm của nhân công sản xuất tại Việt Nam là thấp khi so sánh với thế giới. Nhân công có tay nghề tại Việt Nam có mức lương chỉ bằng một phần ba so với tại Trung Quốc.
Hơn thế nữa, Việt Nam còn có một vị trí địa lý chiến lược, góp thêm nhiều giá trị hơn khi so sánh với các quốc gia láng giềng trong ASEAN như Indonesia, Philippines... Chính vì vậy, Việt Nam đã và đang nhanh chóng chuyển mình thành một quốc gia quy tụ các nhà máy, công ty, tập đoàn sản xuất lớn trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, các thành tố cơ bản tích cực của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và lạm phát ổn định ở mức thấp đã trở thành những tác nhân chính giúp củng cố cho vị thế cạnh tranh của Việt Nam.
Hiện Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đang vượt các quốc gia châu Á khác, ngoại trừ Trung Quốc, về ngân sách chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng (tính trên phần trăm của GDP). Điều này sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai.
Thêm vào đó, các nhà sản xuất hiện có cơ hội tiếp cận tốt hơn đến các thị trường xuất khẩu lớn khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 5 hiệp định thương mại trong nội bộ ASEAN, có 6 cam kết khác được ký giữa ASEAN và các đối tác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand, bên cạnh 4 hiệp định tự do thương mại song phương khác.
Nói cách khác, những hiệp ước này sẽ giúp các nhà sản xuất nước ngoài tổ chức sản xuất tại Việt Nam hiệu quả hơn nữa. Thêm nữa, các tập đoàn sản xuất tại Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế khi xuất khẩu sang các nước thuộc các hiệp ước đã được ký kết.
M.L
Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 9,2% |
Hướng đến mục tiêu tăng chế biến chế tạo, giảm khai khoáng |
Quý I/2019: Sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2018 |
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Giá dầu hôm nay (18/10): Dầu thô tăng trở lại
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh
-
Châu Âu nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên từ Mexico