Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp

08:51 | 17/10/2024

0 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 16/10, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times phối hợp cùng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức Diễn đàn Vietnam New Economy 2024 (lần thứ 2) với chủ đề “Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp”.

Tham dự Diễn đàn có đồng chí Lê Quang Huy, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các đại sứ quán, các hiệp hội doanh nghiệp và hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
Toàn cảnh diễn đàn

Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, phát thải carbon thấp, hướng tới net-zero là xu thế gắn kết tất yếu của thời đại mới, là cơ hội để các quốc gia, các nền kinh tế tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các khu vực, thúc đẩy đạt được các mục tiêu thịnh vượng và bền vững.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
TS.Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu.

Phát biểu khai mạc, TS.Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là những yêu cầu khó khăn, song cũng có thể “chắp cánh” cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển ở cả thị trường quốc tế và trong nước. Diễn đàn ngày hôm nay sẽ thảo luận, gợi mở được những thực tiễn, kinh nghiệm, bài học quan trọng và kiến nghị cả ở góc độ chính sách cũng như ở góc độ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Qua đó, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp tiên phong thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trong một môi trường thể chế thuận lợi để các doanh nhân “muốn lớn, dám lớn, và có thể chơi lớn”.

Gần 10 năm trước, Việt Nam đã tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và nhận thức đây sẽ là cơ hội quan trọng để Việt Nam thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đã đạt được những thành tựu ấn tượng, được ghi nhận và đánh giá trên cả bình diện khu vực và quốc tế. Việt Nam đã liên tục cải thiện vị thế trong xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đặc biệt trong năm 2024, nước ta có 3 chỉ số đứng đầu thế giới, bao gồm chỉ số nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, và dự báo đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP của Việt Nam.

Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp số, cuộc cách mạng công nghiệp xanh cũng đang tạo ra những áp lực và động lực cạnh tranh giữa các quốc gia, nền kinh tế và doanh nghiệp. Xu hướng chuyển đổi số đang thúc đẩy chuyển đổi xanh để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, điều này trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Do đó, mỗi quốc gia và doanh nghiệp cần phải xây dựng những chiến lược phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng và cơ hội từ hai cuộc cách mạng này, nhằm đạt được tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Đây là yếu tố quyết định, thể hiện năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế và doanh nghiệp.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
TS. Lê Quang Huy đánh giá cao sáng kiến Diễn đàn kinh tế mới và việc tiên phong của các cơ quan báo chí, cơ quan nghiên cứu kinh tế trong việc tổ chức diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Lê Quang Huy, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đánh giá cao sáng kiến Diễn đàn kinh tế mới và việc tiên phong của các cơ quan báo chí, cơ quan nghiên cứu kinh tế trong việc tổ chức diễn đàn với sự hội tụ của đông đảo các bên liên quan.

Theo ông Lê Quang Huy, đây là cơ hội để các bên liên quan bàn thảo về những xu hướng mới, mô hình kinh tế mới và động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế là hết sức cần thiết và có nghĩa quan trọng, không chỉ với quá trình thực thi chính sách pháp luật mà còn giúp các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách kịp thời nắm bắt thực tiễn, làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chính sách.

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình với động lực tăng trưởng mới chủ yếu dựa vào đổi mới sáng tạo công nghệ và nỗ lực thực hiện quá trình chuyển đổi, chuyển đổi xanh. Trên lộ trình giảm phát thải, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, doanh nghiệp Việt Nam đang phải dối diện với những thách thức chung như chuyển đổi kép cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, net zero trong phát triển năng lượng, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trong xuất khẩu sản phẩm vào EU, Cơ chế chống đánh bắt trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU), luật thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo dòng chảy thông tin, dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới…

Bên cạnh đó là các khó khăn cụ thể như nguồn vốn, tài chính xanh, nhân sự có chuyên môn và lộ trình, cách thức tiến hành, thói quen kinh doanh, công nghệ và các giải pháp kỹ thuật cụ thể…

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội mong muốn các diễn giả, chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp…, từ thực tiễn kinh doanh với trí tuệ và kinh nghiệm, tập trung thảo luận, đánh giá các khó khăn thách thức; đề xuất các giải pháp; đặc biệt chú ý 3 tiêu chuẩn là môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất, kiến nghị cụ thể với Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương những vấn đề có liên quan.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn: Nền kinh tế mới mà chúng ta muốn kiến tạo trước hết là nền kinh tế có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, nền kinh tế mới mà chúng ta muốn kiến tạo trước hết là nền kinh tế có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay đây là nền kinh tế lấy con người làm trung tâm và không để ai bị bỏ lại phía sau, đảm bảo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; là nền kinh tế có cơ cấu hiện đại với mô hình tăng trưởng mới, dựa chủ yếu vào hiệu quả các nguồn lực, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; là nền kinh tế số, xanh và tuần hoàn và là nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu, rộng.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh: “Để xây dựng được nền kinh tế mới này, chúng ta đang thực hiện hai cuộc chuyển đổi lớn. Một là, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa gắn với hội nhập quốc tế. Hai là, chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh (hay chúng ta thường gọi là chuyển đổi kép). Điều đặc biệt là cả hai quá trình chuyển đổi này đều mang tính cách mạng”.

Diễn đàn thường niên lần thứ 2 - Vietnam New Economy Forum 2024 với chủ đề “Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp” được cấu trúc với 2 Phiên chính gồm: Phiên tham luận và Phiên thảo luận.

Tại phiên tham luận với chủ đề: “Khởi tạo nền kinh tế mới và vai trò của doanh nghiệp trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh”, các đại biểu đã đưa ra những đánh giá về các các yếu tố mới, có tính thời đại từ cuộc cách mạng công nghiệp số và công nghiệp xanh, có khả năng tạo ra bước chuyển có tính cách mạng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một nền kinh tế mới, một kỷ nguyên phát triển mới sẽ được kiến tạo từ chính khả năng tạo ra sự đột phá trong ứng dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh của các cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng xung kích và nòng cốt của nền kinh tế.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
Các đại biểu thảo luận tại diễn đàn.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã tham dự phiên thảo luận xoay quanh các nội dung về thực trạng ứng dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong các khu vực doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam trong mối tương quan với xu thế triển khai chuyển đổi số - chuyển đổi xanh trong khu vực ASEAN và trên thế giới; Xu thế tất yếu số - xanh mở ra các cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế mới như thế nào; Đánh giá các cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại Việt Nam, từ đó đề xuất các cơ chế chính sách có tính bứt phá hơn nhằm tạo bước chuyển có tính cách mạng cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
TS. Chử Văn Lâm - Phó Chủ tịch thường trực Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam phát biểu kết luận tại Diễn đàn

Phát biểu kết luận, TS. Chử Văn Lâm - Phó Chủ tịch thường trực Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho biết, Diễn đàn Vietnam New Economy năm 2024 đã đề cập và bàn thảo nhiều thông tin giá trị, có tính thực tiễn cao. Điều này có ý nghĩa thiết thực, giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quản lý có thêm thông tin, phục vụ cho quá trình hoàn thiện chính sách của Việt Nam về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Từ đó, nhằm thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tạo sức bật cho Việt Nam khởi tạo một nền kinh tế mới.

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cần đạt mức tối thiểu từ 6 - 6,5% liên tục trong vòng 20 năm tới đây. Điều này cần sự đột phá trong cải cách, cơ chế chính sách nhằm tạo nền tảng, động lực mới, từ đó mới có thể phát huy tính vượt trội của các mô hình kinh tế mới đồng thời thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam.
Các nhà kinh tế thúc giục Trung Quốc tăng cường “giải cứu” bất động sản để thúc đẩy tăng trưởngCác nhà kinh tế thúc giục Trung Quốc tăng cường “giải cứu” bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng
Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế quy mô lớnTrung Quốc tung gói kích thích kinh tế quy mô lớn
Techcombank tham gia đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp thứ 2 của Đông Nam ÁTechcombank tham gia đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp thứ 2 của Đông Nam Á
Phát triển nền tảng số: Động lực, giải pháp phát triển kinh tế số Việt NamPhát triển nền tảng số: Động lực, giải pháp phát triển kinh tế số Việt Nam

Diễm Hằng