Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học

08:31 | 05/10/2024

932 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 4/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo "Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học" nhằm nâng cao chất lượng và đẩy mạnh công bố các kết quả nghiên cứu khoa học.
Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Toàn cảnh buổi Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Thanh Tùng - Trưởng ban Truyền thông và phổ biến kiến thức (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, trong hệ thống Liên hiệp Hội (LHH) hiện có gần 70 cơ quan báo chí. Một trong những điểm mạnh của báo chí trong hệ thống Liên hiệp Hội là cung cấp thông tin về khoa học và công nghệ, truyền thông phổ biến kiến thức về KHCN, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cũng như các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cùng với đó là tôn vinh trí thức KHCN Việt Nam.

Ông Lê Thanh Tùng - Trưởng ban, Ban TT&PBKT LHHVN phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Lê Thanh Tùng - Trưởng ban, Ban TT&PBKT LHHVN phát biểu khai mạc hội thảo.

Hiện nay, hầu hết các Tạp chí khoa học của LHH đều thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. Đây là một khó khăn và thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, thời gian qua các tạp chí trong hệ thống đã tích cực đa dạng hóa các hoạt động, tạo thương hiệu, mở rộng đối tượng bạn đọc, tăng nguồn thu cho tòa soạn. Kinh tế báo chí có tầm quan trọng sống còn và là điều kiện quan trọng bậc nhất (sau yếu tố con người) đối với sự phát triển của tạp chí; nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các tạp chí nói chung, các tạp chí thuộc LHH nói riêng đang phải chịu sự tác động không nhỏ của truyền thông trên mạng xã hội.

Theo PGS.TS. Phạm Bích San, Phó Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế nghe nhìn Việt Nam Tạp chí khoa học hiện đại đóng vai trò then chốt, hết sức quan trọng trong việc phát triển khoa học công nghệ. Sự vận hành của khoa học hiện đại nói chung, và tạp chí khoa học nói riêng đều dựa trên tính liêm chính của người làm khoa học, tạp chí khoa học không có chức năng tuyên truyền.

Nhà báo Đặng Đình Chấn, Phó Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam hội nhập cho rằng để phát triển các tạp chí khoa học trong hệ thống Liên hiệp cần phải ổn định về luật và chính sách; đồng thời, Luật Báo chí sửa đổi tới đây cần quan tâm đến đối tượng tạp chí thuộc các viện nghiên cứu ngoài công lập. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho nhân tố tốt phát triển và triệt tiêu những tiêu cực không đáng có, tăng cường chế tài xử lý sai phạm đủ nghiêm minh nhằm ngăn chặn tận gốc sai phạm trong lĩnh vực báo chí.

Đại diện Cục Báo chí (Bộ TT&TT) cho biết, tại Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 22/09/2024, Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của Bộ TT&TT về 4 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi). Trong đó chính sách đầu tiên liên quan nhiều đến các tạp chí khoa học. Trong thời gian tiếp theo, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục nghiên cứu, xin ý kiến các bộ ngành, các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi) bảo đảm phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của thực tiễn, khắc phục vướng mắc, bất cập, thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực báo chí.

Tại hội thảo, Nhà báo Trần Trọng An, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình mới đã nêu ra những cơ hội, thách thức và đề xuất lộ trình ứng dụng AI vào phát triển tạp chí khoa học từ các quy trình đơn giản đến phức tạp, việc đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác với các chuyên gia AI và công ty công nghệ là rất cần thiết. Ứng dụng AI sẽ nâng cao chất lượng nội dung và cải thiện trải nghiệm người dùng, nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo tính minh bạch và đạo đức trong quá trình triển khai.

Các đại biểu cũng đồng thuận rằng để các tạp chí khoa học thuộc LHH phát triển bền vững, cần thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa LHH và các tạp chí thành viên, đồng thời thiết lập tiêu chuẩn cao hơn về kiểm soát chất lượng và định mức kinh tế - kỹ thuật. Ngoài ra, các tạp chí khoa học cần được phát triển theo hướng chú trọng vào việc bảo đảm tính liêm chính khoa học và tự do nghiên cứu, cùng với việc có các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nội dung, ứng dụng công nghệ và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất bản.

Trần Trung - Diễm Hằng