Quy mô nợ công tiếp tục tăng qua các năm
Đó là một trong những nội dung được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu tại Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo cho biết, năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Luật NSNN 2015; năm đầu của thời kỳ ổn định NSNN 2017-2020, với mức điều chỉnh tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên và chi đầu tư tăng cao đã gây áp lực nhất định cho việc lập dự toán và điều hành ngân sách.
(Ảnh minh họa) |
Cụ thể, về chi ngân sách nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, Chính phủ đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp trong tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách; quản lý chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo tiết kiệm chống lãng phí; bám sát mục tiêu, dự toán ngân sách được giao để thực hiện các nhiệm vụ chi góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế về chi ngân sách như công tác lập, giao dự toán chi ngân sách còn bất cập; vẫn còn tình trạng giao dự toán không đúng quy định; tình trạng giải ngân vốn đầu tư chậm; quản lý, sử dụng vốn đầu tư chưa đúng quy định chưa được khắc phục. Nhiều khoản chi quan trọng không đạt dự toán, vẫn còn tình trạng chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi. Chi chuyển nguồn NSNN và kết dư ngân sách địa phương lớn, giảm hiệu quả sử dụng ngân sách.
Về bội chi ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, bội chi NSNN năm 2017 là 136.963 tỷ đồng, bằng 2,74% GDP thực hiện, giảm cả số tương đối và tuyệt đối so với dự toán Quốc hội giao (giảm 41.337 tỷ đồng và 0,76% so với GDP), thể hiện Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, điều hành ngân sách và kiểm soát bội chi.
Cùng với đó, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để kiểm soát nợ công, dư nợ công năm 2017 bằng 61,37% GDP và dư nợ Chính phủ bằng 51,67% GDP đều trong giới hạn cho phép. Song do tổng số nợ công tăng thêm so với 2016 là 7,13%, số tiền 204.413 tỷ đồng, quy mô nợ tiếp tục tăng qua các năm, Chính phủ cần quan tâm để tiếp tục kiểm soát nợ công và cải thiện dần khả năng trả nợ trực tiếp từ thặng dư ngân sách.
Qua thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với báo cáo, số liệu của Chính phủ và trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2017 như sau: Tổng số thu cân đối NSNN bao gồm cả nguồn năm 2016 chuyển sang năm 2017, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2016, và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN và chênh lệch bội thu với bội chi ngân sách địa phương để trả nợ gốc. Tổng số chi cân đối NSNN bao gồm cả nguồn năm 2017 chuyển sang năm 2018. Bội chi NSNN bằng 2,74% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương).
Minh Loan
Nền tảng kiềm chế và kiểm soát nợ công chưa bền vững |
Việt Nam thâm hụt ngân sách cao nhất khu vực |
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tránh thống kê "kinh tế ngầm" đổi lấy % GDP hay nới trần nợ công |
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô ước đạt 44,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 6/10: Hàng hóa qua cảng biển tăng 14%
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô đạt hơn 74% dự toán trong 7 tháng
-
Chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
-
2 tháng đầu năm, tổng thu do cơ quan thuế quản lý ước đạt 24,3% dự toán
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4