Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nền tảng kiềm chế và kiểm soát nợ công chưa bền vững

10:45 | 19/04/2019

292 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các chuyên gia cảnh báo, mặc dù tỷ lệ nợ công trên GDP không quá cao nhưng nền tảng để kiềm chế và kiểm soát nợ công lại chưa bền vững.

Thông tin đáng mừng là, từ mức 63,7% GDP vào năm 2016, nợ công đã giảm nhanh xuống mức 61,4% năm 2017 và tiếp tục giảm xuống 61% GDP năm 2018.

Nguyên nhân có kết quả này được nhận định là do tốc độ tăng thu ngân sách cao hơn chi ngân sách, giúp cho bội chi ngân sách giảm trong khi tăng trưởng kinh tế thực giữ được ở mức cao, đồng thời những nỗ lực tăng cường quản lý, tái cơ cấu nợ công cũng là những yếu tố quan trọng giúp cho nợ công giảm.

nen tang kiem che va kiem soat no cong chua ben vung
Bộ Tài chính sẽ kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới

Những nỗ lực của Chính phủ trong việc tăng cường quản lý, giám sát nợ công trong mức an toàn là một trong những yếu tố chính để các hãng xếp hạng tín nhiệm nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Năm 2018, Fitch và Moody's đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên các mức BB và Ba3. Mới đây, Standard & Poor's nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB.

Có thể nói, việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng xếp hạng cho Việt Nam trong thời gian vừa qua là một yếu tố tích cực, giúp phần nào giảm bớt chi phí vay.

Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận là chi phí vay trên thị trường quốc tế còn rất cao vì chúng ta vẫn còn cách vài bậc (với điều kiện không bị đánh tụt hạng xếp hạng tín nhiệm và tiếp tục được nâng từ 2-3 lần nữa) mới đạt đến “mức khởi điểm đầu tư” mà các hãng xếp hạng tín nhiệm đặt ra (ở mức này, lãi suất vay sẽ giảm đi đáng kể).

Như vậy, điều mà các chuyên gia muốn cảnh báo là mặc dù tỷ lệ nợ công trên GDP không quá cao nhưng nền tảng để kiềm chế và kiểm soát nợ công lại chưa bền vững. Mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP, tổng nợ và nợ hàng năm phải trả mà quan trọng hơn là phụ thuộc vào thực trạng phát triển của nền kinh tế, cơ cấu nợ (nhất là khả năng vay nợ nước ngoài với chi phí thấp đi), khả năng trả nợ và các rủi ro trong tương lai.

Ngay từ đầu năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi nói về những giải pháp để tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ công, đảm bảo nền tài chính an toàn bền vững, đã khẳng định, trong các năm tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã được thực hiện hiệu quả trong những năm qua. Đầu tiên, tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020 dưới 4%, riêng năm 2019 dưới 3,6% theo đúng tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội. Trong đó, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và dành một phần để trả nợ vay để giảm áp lực huy động vốn vay mới, tạo điều kiện giảm dần nợ công.

Cùng với đó, Bộ sẽ kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới. Chỉ vay cho bù đắp bội chi để đầu tư phát triển, không vay nợ cho chi thường xuyên, kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế xã hội thấp hoặc không rõ ràng, không chuyển vốn vay, khoản vay có bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước. Đồng thời, thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp bảo lãnh Chính phủ, hạn chế cấp bảo lãnh mới và khống chế hạn mức bảo lãnh đối với hai ngân hàng chính sách.

Bộ trưởng cũng cho biết sẽ thực hiện tái cơ cấu nợ công đồng bộ với các giải pháp phát triển thị trường vốn trong nước, tận dụng tối đa nguồn vốn vay ODA vay ưu đãi nước ngoài trong khi chủ động đa dạng hóa nguồn huy động vốn vay trong điều kiện Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Cùng với đó phát triển các nhà đầu tư, thay đổi cơ cấu chuyển sang tỷ trọng vay trong nước chiếm phần lớn...

Lê Minh

nen tang kiem che va kiem soat no cong chua ben vungChuyên gia Phạm Chi Lan: Tránh thống kê "kinh tế ngầm" đổi lấy % GDP hay nới trần nợ công
nen tang kiem che va kiem soat no cong chua ben vungNợ công Mỹ chạm mốc cao kỷ lục
nen tang kiem che va kiem soat no cong chua ben vungHết năm 2018, dư nợ công ở dưới 61% GDP