Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
Ảnh: Reuters |
Cùng PetroTimes điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua:
1. Exxon, Hess và CNOOC có kế hoạch bổ sung thêm một tổ hợp khai thác thứ tư cho các hoạt động tại Lô Stabroek ngoài khơi Guyana, Giám đốc điều hành Hess Corp. cho hay.
Hiện tại, Exxon đang khai thác tổng cộng 665.000 thùng dầu thô mỗi ngày tại Guyana nhưng về lâu dài, dự kiến sản lượng sẽ đạt hơn 1 triệu thùng/ngày.
2. Dòng khí đốt tự nhiên của Nga đến Châu Âu qua Ukraine vẫn ổn định trong tuần này bất chấp thực tế là Gazprom đã cắt nguồn cung cấp cho OMV của Áo vào cuối tuần qua.
Reuters dẫn lời tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga cho biết Gazprom sẽ gửi 42,4 triệu m3 khí đốt tới Châu Âu thông qua Ukraine vào ngày 21/11.
3. Dòng dầu thô từ khu vực người Kurd tại Iraq (Kurdistan) có thể quay trở lại thị trường vào năm tới, sau khi chính quyền khu vực này và chính quyền Baghdad nhất trí về một thỏa thuận chia sẻ sản lượng mới.
Việc vận chuyển dầu thô của người Kurd đã bị dừng lại trong hơn một năm qua trong bối cảnh tranh chấp giữa chính quyền trung ương Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ về việc ai có thẩm quyền cho phép giao dịch số dầu này.
4. Các tập đoàn dầu khí lớn của Châu Âu gồm BP, Equinor, Shell và TotalEnergies đang cam kết đầu tư chung 500 triệu USD để giúp đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng có giá cả phải chăng, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.
Cam kết đầu tư chung là một phần trong nỗ lực của các công ty năng lượng lớn nhằm hỗ trợ các dự án có triển vọng, tác động cao, chủ yếu ở Châu Phi cận Sahara, Nam Á và Đông Nam Á.
5. Các nhà máy lọc dầu của Nga đã bắt đầu giảm công suất và một số nhà máy đang cân nhắc đóng cửa, vì các cơ sở này đang phải vật lộn với những khoản thua lỗ nặng trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu, giá dầu tăng, lệnh trừng phạt và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái từ Ukraine, theo Reuters.
Ít nhất ba nhà máy lọc dầu ở Nga gần đây đã tạm dừng hoạt động lọc dầu thô, do thua lỗ ngày càng nghiêm trọng, bởi chi phí vay cao trong bối cảnh lãi suất cao.
6. Cơ quan quản lý thị trường khí đốt tự nhiên của Đức cho biết họ sẽ tăng phí lưu trữ, điều này có thể khiến các nước Trung Âu phải trả giá đắt hơn để mua khí đốt, trừ khi Quốc hội thông qua luật bãi bỏ loại phí này kịp thời.
Phí này được sử dụng để trang trải cho chi phí nạp lại các địa điểm lưu trữ, sẽ tăng lên 2,99 euro (3,16 USD) cho mỗi MWh từ ngày 1/1/2025, Trading Hub Europe (THE) cho biết.
Bình An
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11