Nhà đầu tư ngoại “làm mưa làm gió”
Bán lẻ ngoại chia “miếng bánh” thị phần
Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang là thị trường tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên, xu hướng mua sắm cũng thay đổi. Tuy nhiên, tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ là 25% - thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khu vực như: Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Philippines (33%), Trung Quốc (51%), Singapore (90%)…
Hệ thống siêu thị lớn thi nhau phát triển thị trường |
Nhận thấy “mảnh đất màu mỡ”, nhiều nhà bán lẻ nước ngoài như: TCC group & Central Group từ Thái Lan, Mapple Tree & Kepple Land từ Singapore, Lotte & Emart từ Hàn Quốc, hay Aeon & Takashimaya của Nhật Bản đều đầu tư mạnh vào Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư rất nhiều siêu thị lớn ở nước ta như: Mega Market (tên gọi cũ là Metro) với 19 siêu thị, B’smart có 75 cửa hàng tiện lợi, Big C có 32 siêu thị, Robinson với chuỗi siêu thị thuộc doanh nghiệp Thái Lan, chưa kể Central Group nắm 49% cổ phần hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim… Nhật Bản có hệ thống đại siêu thị Aeon Mall, trung tâm thương mại Saigon Centre, hệ thống cửa hàng tiện ích như Family Mart, mới nhất là hệ thống 7-Eleven… Hàn Quốc gắn liền với tên tuổi của Lotte, Emart, mới đây nhất là SG25…
Thống kê mới đây từ Bộ Công Thương cho thấy, doanh nghiệp ngoại đang chiếm khoảng 17% thị phần bán lẻ qua kênh trung tâm thương mại, siêu thị; chiếm 70% thị phần bán lẻ đối với cửa hàng tiện lợi. |
Nổi đình nổi đám trong hệ thống cửa hàng tiện ích, thời gian vừa qua chính là chuỗi cửa hàng 7-Eleven. Dự tính 3 năm tới, 7-Eleven sẽ có 100 cửa hàng và 1.000 cửa hàng hiện hữu trên thị trường Việt Nam trong vòng 10 năm tới.
Ghi nhận của phóng viên, chỉ một đoạn đường ngắn đường Võ Văn Tần (quận 3), Nguyễn Duy Trinh (quận 9) xuất hiện hàng loạt cửa hàng tiện ích cạnh tranh quyết liệt như: B’smart, Shop&Go, Circle K, Guardian…
Thống kê mới đây từ Bộ Công Thương cho thấy, doanh nghiệp ngoại đang chiếm khoảng 17% thị phần bán lẻ qua kênh trung tâm thương mại, siêu thị; chiếm 70% thị phần bán lẻ đối với cửa hàng tiện lợi.
Chiếm lĩnh bằng chiến lược bài bản
“Thành công của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chính là bài bản, thận trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn”, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao - lý giải.
Thị trường bán lẻ phát triển nhanh và cạnh tranh gay gắt |
Bà Vũ Kim Hạnh dẫn chứng thêm, điều quan trọng giúp hệ thống bán lẻ ngoại thành công chính là sự phát triển dựa trên hệ thống mạng lưới toàn cầu. Ví dụ, một cái áo sơ-mi nguyên liệu Trung Quốc, sản xuất tại Campuchia nhưng bán ở Thái Lan. Sử dụng nguyên liệu và sản xuất trong chuỗi cung ứng giúp giảm giá thành đầu vào và đầu ra sản phẩm, từ đó tạo khả năng cạnh tranh lớn hơn.
Không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm không gian kết nối người tiêu dùng với sản phẩm, các doanh nghiệp Thái, Nhật, Hàn còn chủ động thực hiện nhiều chương trình kích hoạt nhằm đánh động “xúc cảm” để thu hút và chinh phục người tiêu dùng. Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định, doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài được sự hỗ trợ của các địa phương trong hoạt động đầu tư. Hầu hết mặt bằng đẹp đều được nhà bán lẻ nước ngoài trưng dụng. Nhà bán lẻ ngoại được ưu ái và dễ dàng mở hệ thống bán lẻ tại Việt Nam.
Dự báo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ Việt Nam đạt gần 12%/năm. Đến năm 2020, quy mô thị trường khoảng 179 tỉ USD, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45%, thay vì 25% như hiện nay. Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển, năm 2020 cả nước có khoảng 1.200-1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm. Chắc chắn nhà bán lẻ ngoại cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Liên quan đến tốc độ đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ, một số chuyên gia nhượng quyền thương mại khẳng định, doanh nghiệp ngoại sẽ đổ vốn vào lĩnh vực dịch vụ bằng nhiều hình thức khác, đặc biệt là thị trường bán lẻ. Trước sự lớn mạnh của doanh nghiệp ngoại trên thị trường bán lẻ đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải nỗ lực hơn nữa để cạnh tranh hiệu quả.
Trong năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 129USD, tăng 11% so với năm 2016. Đây là một tỷ lệ khá cao nếu so sánh với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Với dân số gần 100 triệu người, gần 70% ở độ tuổi lao động, 34% sinh sống ở đô thị và GDP khoảng 2.385USD/người (tăng 10% mỗi năm), thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn. |
Thanh Hồ
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Tin tức kinh tế ngày 30/8: Thị trường bán lẻ có dấu hiệu phục hồi
-
Shopee, TikTok Shop “chiếm lĩnh” thị trường bán lẻ online
-
Ngành bán lẻ của Trung Quốc ảm đạm sau lễ hội mua sắm giữa năm
-
Khơi thông kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp
-
Tin tức kinh tế ngày 24/10: Thương mại điện tử 9 tháng tăng gần 38%
-
Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 24/10
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
BRICS hấp dẫn thế nào mà hơn 30 quốc gia "săn đón"?
-
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS