Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mông Dương giữ chân thợ mỏ

07:00 | 06/06/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Rất nhiều phương án tổng hợp được tập thể lãnh đạo Công ty CP than Mông Dương đưa ra nhằm giải tỏa áp lực - lượng thợ mỏ lưỡng lự giữa việc gắn bó với hầm lò hay chuyển nghề mới ngày càng tăng…

Năng lượng Mới số 327

Siêu dự án nhà ở công nhân

Toàn bộ 2 dãy tập thể cũ kỹ từ thập niên 80 của thế kỷ trước đã được đập bỏ cuối năm 2013. Ở vùng đất trống đó, vào đầu quý III tới sẽ khởi công một siêu dự án nhà ở cho công nhân công ty. “Thiết kế đã được duyệt. Chúng tôi dự kiến sẽ xây 3 lô, mỗi lô 9 tầng với tổng số công nhân được bố trí vào ở lên tới 1.000 người. Kinh phí là trên 150 tỉ đồng”, Chánh văn phòng Nguyễn Văn Hồng nói với chúng tôi. Dự kiến sau gần 3 năm xây dựng, khu nhà ở qui mô trên sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm 2017.

Lãnh đạo Công ty CP Than Mông Dương xác định, nếu không lo được 2 điều cơ bản nhất “nơi ăn, chốn ở” cho người lao động thì thật khó mà nói chuyện giữ chân họ. “Thuận mua vừa bán”, quy luật trên cũng không khác công tác tổ chức thời buổi kinh tế thị trường là mấy, dù trong nội bộ ngành than có một quy ước bất thành văn là mỏ này không “đi đêm” để lấy những thợ lò tốt nhất của mỏ kia nếu cùng một hình thức khai thác. Mỗi đơn vị giờ đã hạch toán độc lập, chẳng ai dám chắc người lao động có thể gắn bó mãi nếu đơn vị đó không cho họ tâm lý thoải mái cùng một mức sống tương xứng với công sức mình bỏ ra”, ông Hồng phân tích dựa trên thực tế. “Mục tiêu lo nhà cho từng người lao động quả hết sức tham vọng, nhưng Than Mông Dương xác định làm được gì cho anh em là toàn hệ thống trên dưới phải làm. Chúng tôi xác định, mỗi phòng ở đều tiện nghi và khang trang trước khi anh em công nhân vào ở!”. Theo thiết kế, mỗi phòng ở sẽ có diện tích 24m2, có tivi, điều hòa nhiệt độ và phòng vệ sinh khép kín, với cơ cấu 4 người sinh hoạt thường xuyên.

Trước, người ta biết đến mỏ Mông Dương bởi đây là mỏ giếng đứng đầu tiên của Việt Nam. Còn nay, người ta biết đến mỏ Mông Dương còn bởi nhiều giải pháp chăm lo đời sống cho thợ mỏ tiện lợi hơn xưa, đứng nhất nhì ở Vùng mỏ này.

Phân xưởng Đời sống chuẩn bị bữa ăn cho công nhân Mông Dương

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thợ lò ở một số nơi bỏ việc do công việc vất vả, thu nhập giảm sút, thế nhưng ở Than Mông Dương, có thời điểm lãnh đạo công ty còn phải dừng tiếp nhận lao động. Việc cơ giới hóa trong công tác đào, chống lò và khai thác đã giải phóng được lao động cơ bắp, tăng năng suất đào lò 1,3-1,5 lần, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị. Các bộ phận phục vụ luôn duy trì tốt việc cấp nước uống thông qua hệ thống lọc tinh khiết đưa xuống tận các gương lò và lò chợ phục vụ thợ lò…

Gỡ “tâm lý” cho người lao động

Ở trong ngành mới biết, thu nhập người lao động Than Mông Dương luôn cao nhất nhì Tập đoàn. Hằng tháng, nếu duy trì ổn định việc làm đủ 20 công, công ty đảm bảo thu nhập và đời sống cho người lao động với mức bình quân 10 triệu đồng/người/tháng, riêng thợ lò 13 triệu đồng. Không những thế, công ty còn nhận vợ con thợ lò vào làm ở những khâu hậu cần như cơ điện, đời sống, tạp vụ… Công tác đề bạt, đào tạo cán bộ trưởng thành từ công nhân trực tiếp cũng được ban lãnh đạo công ty làm rất tốt.

Để đảm bảo nguồn nhân lực là đội ngũ thợ cho công ty trong hiện tại và những năm tiếp theo, công ty còn đã trực tiếp đến các địa phương để tuyển dụng thợ lò. Đây cũng là chương trình kết hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới của công ty thực hiện nghị quyết của lãnh đạo Tập đoàn và các địa phương. Theo đó, ngoài việc công ty tổ chức các hoạt động trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương như: Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà… Công ty đã cử cán bộ đến các gia đình, các cơ quan đoàn thể của địa phương để tuyên truyền chính sách ưu đãi đối với nam thanh niên ở độ tuổi lao động khi tham gia học nghề để ra trường trở thành thợ mỏ của công ty. Hoạt động này cũng tạo nên những mối quan hệ gần gũi với nhân dân các địa phương, giúp cho quá trình xây dựng nông thôn mới được hiệu quả và sát thực hơn. Thực tế cho thấy, nhiều thanh niên, sau khi học nghề ra trường làm thợ mỏ đã có thu nhập cao, đưa về gia đình xây dựng nhà cửa, đóng góp với địa phương xây dựng đường thôn, ngõ xóm… làm đổi thay quê hương, góp phần đẩy nhanh hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Cùng cán bộ công ty đi thăm một số công trình phúc lợi, từ nhà giao ca, khu tắm giặt, nhà ăn, sân bóng đá, công viên và tượng đài thợ mỏ… mới cảm nhận được hết sự quan tâm, đầu tư về vật chất và tinh thần đối với “tài sản” quý của mình. Ở Vùng mỏ Quảng Ninh, đây là mỏ than khai sinh ra “ăn tự chọn” cho không chỉ thợ lò mà cả ăn công nghiệp của CBCNV khối văn phòng. Nhà ăn tập thể 3 tầng có 350 chỗ ngồi được xây dựng khang trang, rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, gắn quạt trần và hệ thống điều hòa nhiệt độ. Người lao động tấp nập, hồ hởi chọn những món ăn mình yêu thích với các món ăn thịnh soạn hơn một bữa cỗ. Theo giới thiệu, bữa ăn tự chọn hằng ngày của thợ mỏ Mông Dương có tới gần 20 món ăn và hoa quả tráng miệng; mức ăn của CBCNV là 30.000 đồng/suất; riêng thợ lò có mức ăn 65.000 đồng/suất và một suất ăn ca là một chiếc bánh mì do bếp ăn công ty chế biến và một hộp sữa.

Không chỉ ăn tự chọn, khép kín trong sinh hoạt, thợ mỏ Mông Dương còn được đưa đón đến tận nơi làm việc bằng xe ôtô điều hòa. Để phục vụ nhu cầu thông tin văn hóa, xã hội của CBCN hệ thống đài truyền thanh, thư viện, nhà rèn luyện thể thao, nhà sinh hoạt văn hóa, công viên… được đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng phục vụ.

Tùng Kiên