Mô hình nhượng quyền thương hiệu "gặp nguy"
McDonald’s là một trong những chuỗi nhà hàng lớn hoạt động theo mô hình nhượng quyền. Mô hình này một mặt giúp công ty mở rộng nhanh chóng quy mô và tệp khách hàng, nhưng cũng mang lại sức ép luôn phải làm hài lòng các đối tác mua quyền để “giữ mối”. Hiện nay, 93% trong số hơn 39.000 cửa hàng của McDonald’s là nhượng quyền - cho thấy số lượng đối tác như vậy là rất lớn.
Và họ đang cảm thấy không vui khi McDonald’s tuyên bố cắt khoản hỗ trợ chi phí đồ chơi bán kèm theo phần ăn khuyến mãi đặc biệt Happy Meal (vốn đang là 300USD/tháng) mà họ đang hỗ trợ cho 14,000 cửa hàng tại Mỹ. Một số đơn vị nhượng quyền cho biết họ buộc phải tăng giá phần ăn này để bù đắp cho phần chi phí tăng thêm.
Bài toán doanh thu vốn đã rất “đau đầu” trong bối cảnh đại dịch, nhất là với các cửa hàng nhượng quyền khi họ đã phải trả những khoản phí bản quyền rất lớn để hoạt động kinh doanh. Cụ thể hơn, đây là một phần những gì họ phải trả bao gồm phí ban đầu 45.000 USD, phí bản quyền 4%, trích doanh thu hàng tháng cho cơ sở vật chất và trang thiết bị nhà bếp.
Về phần mình, McDonald’s muốn đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, và họ muốn các đối tác “chung thuyền” với mình. Đây là xu hướng chung của các công ty khi phải “căng mình” chống dịch. Công ty cho rằng những hệ thống thông minh mới sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng, và do vậy tính phí cao hơn cho các bên nhận nhượng quyền.
Nhìn tổng quan, đại dịch đang làm căng thẳng mối quan hệ của các liên doanh dựa trên nhượng quyền, không chỉ có McDonald’s. Các chuỗi nhà hàng đều cho rằng, công nghệ sẽ là một cứu cánh cho nhà hàng để vượt đại dịch. Bởi vậy, các chủ nhượng quyền đều muốn tăng đầu tư nâng cấp công nghệ. Chuỗi Starbucks cũng vừa tuyên bố một khoản đầu tư lớn vào công nghệ đặt hàng từ xa, lấy cà phê không dừng.
Một bên muốn tăng chi phí để đầu tư cải thiện hệ thống, còn bên kia, các đối tác mua quyền, phản đối vì đã phải chi trả rất nhiều tiền mà doanh thu chưa có dấu hiệu hồi phục. Và sự căng thẳng này có lẽ sẽ còn tiếp tục kéo dài. Mô hình nhượng quyền đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng.
Còn gì nữa nhỉ?
Cổ phiếu công ty giao đồ ăn DoorDash đã tăng 85% so với đợt IPO của họ trong ngày đầu tiên giao dịch trên sàn NYSE, mang lại cho công ty mức định giá 60 tỷ USD.
Apple sẽ yêu cầu các ứng dụng công khai chi tiết các thông tin thu thập từ khách hàng ngay trên App Store, trước khi người dùng quyết định tải về, bắt đầu từ ngày 8/12.
Elon Musk chuyển nhà đến Texas như một hành động thể hiện sự bất mãn với các luật lệ ở Thung lũng Silicon và California.
Uber thêm 2,4 nghìn địa điểm tại Hoa Kỳ vào Uber Connect, dịch vụ giao hàng trọn gói mà chưa ai từng nghe đến.
Theo enternews.vn
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp