Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhượng quyền thương mại: Doanh nghiệp Việt "lép vế"

09:28 | 30/07/2018

830 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Kinh doanh nhượng quyền thương mại đã lan tỏa đến Việt Nam từ hơn một thập kỷ trở lại đây, chủ yếu do các doanh nghiệp (DN) nước ngoài thực hiện.  

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - nhượng quyền thương mại giúp các DN tận dụng được vốn, nguồn nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh, gia tăng doanh số và lợi nhuận, nâng cao giá trị thương hiệu... Đây là cách huy động vốn và nhân lực rất thông minh của các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu, rộng với thế giới, Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển của loại hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. Tại Hội thảo Bán lẻ và nhượng quyền thương mại Việt Nam 2018 (Shop & Strore Vietnam 2018) diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh mới đây, ông Suttisak Wilaman - Phó giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex (Thái Lan) - nhận định: Việt Nam là thị trường mới nổi của ngành bán lẻ và hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại, thu hút sự quan tâm của các thương hiệu lớn trên thế giới cũng như khu vực.

nhuong quyen thuong mai doanh nghiep viet lep ve
Phở 24 là 1 trong 3 doanh nghiệp Việt được cấp phép hoạt động nhượng quyền thương mại ra nước ngoài

Từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương đã cấp phép cho 10 công ty nước ngoài hoạt động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam. Tính từ năm 2017 đến nay, đã có 206 DN nước ngoài được cấp phép hoạt động này, với hơn 100 thương hiệu, nhãn hiệu thuộc nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, như: Sản xuất dược phẩm, cửa hàng cho thuê xe, đào tạo bán hàng, cửa hàng tiện lợi, mô hình giáo dục trẻ em, kinh doanh quần áo, giày dép thời trang và nhiều nhất là các chuỗi nhà hàng ăn uống.

Bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, chuyên gia về thương hiệu - nhận định: Xu hướng đổ bộ nhượng quyền thương mại vào Việt Nam của các DN nước ngoài sẽ còn tiếp tục diễn ra sôi động trong vài năm tới. Xét ở góc độ thị trường, ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc Công ty Tư vấn thương hiệu Mibrand - cho rằng, hoạt động nhượng quyền thương mại của DN nước ngoài vào Việt Nam cũng sẽ tạo áp lực nhất định, khiến các DN chú trọng đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá để cạnh tranh.

Dù vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại do DN Việt Nam thực hiện đến nay còn rất ít và sơ khai. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, mới chỉ có 3 DN Việt được cấp phép hoạt động nhượng quyền thương mại ra nước ngoài, đó là: Công ty TNHH Vũ Giang (kinh doanh cửa hàng Cafe Bobby Brewers), Công ty Sản xuất - thương mại Phở hai mươi bốn (kinh doanh nhà hàng Phở 24) và DN tư nhân Thương mại - dịch vụ Đức Triều (chuyên kinh doanh các sản phẩm giày, dép, túi xách da thời trang mang thương hiệu T&T). Ngoài ra, một số ít thương hiệu khác của Việt Nam như: Trà sữa Hoa Hướng Dương, cà phê Trung Nguyên, Highlands Coffee, cà phê Milano, cà phê Napoli … cũng đang có ý định áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. Bà Nguyễn Phi Vân cho rằng, hoạt động nhượng quyền thương mại không chỉ yêu cầu có thương hiệu tốt, mà còn đòi hỏi DN cần đầu tư xây dựng nền tảng kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị tốt nguồn lực hỗ trợ trước khi triển khai thực hiện phương thức kinh doanh hấp dẫn này.

Nhượng quyền thương mại là quan hệ hợp tác kinh doanh cho đối tác khác sử dụng thương hiệu, bản sao hệ thống kinh doanh đã thử nghiệm thành công và thu một khoản phí nhất định theo hợp đồng.

Theo Báo Công Thương

nhuong quyen thuong mai doanh nghiep viet lep veThị trường bán lẻ Việt: Doanh nghiệp nội đang "lép vế"?
nhuong quyen thuong mai doanh nghiep viet lep veÔ tô nội ‘lép vế’ vì thuế tiêu thụ đặc biệt
nhuong quyen thuong mai doanh nghiep viet lep veChợ truyền thống gặp khó trên thị trường bán lẻ Việt Nam
nhuong quyen thuong mai doanh nghiep viet lep veDoanh nghiệp Việt “lép vế” trong ngành chăn nuôi
nhuong quyen thuong mai doanh nghiep viet lep veBánh kẹo nội lép vế trên "sân nhà”