Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kết thúc lượt đi V-League 2011: Bóng đá bao cấp lên ngôi

16:55 | 03/05/2011

363 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
– Vòng đấu thứ 13, vừa “chốt” lại giai đoạn 1 Giải bóng đá Vô địch QG 2011 với không nhiều cảm xúc. Có chăng, chỉ có điểm sáng SLNA dù không được đánh giá quá cao ở vạch xuất phát, nhưng vẫn bứt một lèo để cán đích ấn tượng ở lượt đi VLeague năm nay…

Bóng đá bao cấp lên ngôi

4/6 đội bóng đang dẫn đầu bảng tổng sắp tính đến hết giai đoạn 1, đều núp bóng ngân sách Nhà nước. Điều đó chứng tỏ, không phải cứ đông tiền, cứ mạnh miệng và vơ vét hết sao là ai cũng có thể trở thành “đại gia” trên sân cỏ.

Xin được nhắc lại: Quy chế V-League quy định, sau 10 năm demo, từ mùa giải 2011 này tất cả CLB đều phải tiến hành cổ phần hóa. Nói nôm na, tức là mô hình Đoàn bóng đá bị bức tử, và việc sở hữu trụ sở, con dấu và tài khoản riêng chính là động tác đầu tiên chứng tỏ sự chuyên nghiệp của mỗi đội bóng tham dự V-League.

Lệnh trên là vậy, nên để lách luật, rất nhiều địa phương đành yêu cầu một doanh nghiệp bất kỳ đứng mũi chịu sào. Bởi thế, dù gắn với Ngân hàng Phương Bắc như trường hợp của SLNA, Tổng Cty Khánh Việt với Khánh Hòa, hay Tập đoàn Cao su Đồng Tháp, Lam Sơn Thanh Hóa… thì ngân sách hoạt động của những CLB trên vẫn dựa khá nhiều vào nguồn tại chỗ (UBND tỉnh và các doanh nghiệp nhỏ đóng trên địa bàn, bên cạnh tiền bán vé trực tiếp).

Con số chòm chèm 25 tỷ/năm có lẽ chả thấm tháp gì so với cả trăm tỷ mà bầu Trường, bầu Hiển, bầu Long lần lượt đổ vào TV Ninh Bình, Hà Nội T&T và VC Hải Phòng mỗi mùa. Bên cạnh số tiền chuyển nhượng, tái ký và lót tay cho giàn sao, các bầu cũng tốn kém khá nhiều cho việc ổn định đoàn kết nội bộ, ngoại binh, hệ thống điều hành cồng kềnh và đặc biệt là chế độ lương thưởng đã đi quá hạn mực cho phép.

Điều vui tai, là bốn cái tên đại diện cho “tàn dư” mô hình Đoàn bóng đá giờ lại chễm trệ nơi chiếu trên V-League. Giờ thì ½ chặng đường V-League đã trôi qua, sự thật cũng chứng tỏ được chân giá trị của nó. Sẽ không dễ để ai đó bắt nạt, hay muốn đối xử sao với những đội bóng “bán chuyên nghiệp”. Sức mạnh tập thể là điều khiến nhiều đại gia kinh ngạc, bởi họ tâm niệm rằng kiểu làm ăn nửa nạc nửa mỡ thật khó mà cất cánh trong cơ chế thị trường.

Lạ không, SLNA và người đồng cảnh ngộ??

Như một phản xạ xù lông nhím, 4 đội bóng trên tỏ ra khá nhẹ nhàng, bảo vệ nhau mỗi khi đụng độ. Kiểu con nhà nghèo, nên ai cũng cảm thông và tỏ ra biết nhìn trước sau. Tất cả có một điểm chung, là những đội bóng trên chỉ sử dụng nguồn nhân lực địa phương vốn sẵn có và hết sức rẻ tiền.

Thực tế cho thấy, đội bóng “lớn” mà các bầu đang sở hữu luôn vướng phải tình trạng mất đoàn kết. “Sao quá nhiều, nếu không có HLV hoặc GĐĐH đủ uy để trị, họ sẽ thất bại”, tiền vệ Tấn Tài – đội trưởng K.Khánh Hòa, người từ chối rất nhiều lời mời chục tỷ để ở lại đội bóng quê hương – lí giải một cách giản đơn.

“Yếu tố dễ dàng kiểm soát chính là vũ khí quan trọng nhất của chúng tôi,” tuyển thủ QG 27 tuổi tiếp tục cho biết. “Khi ra sân, những đội bóng nhỏ luôn nhìn về một hướng và chiến đấu cho mục tiêu cao nhất – chiến thắng! Ngoài ra, yếu tố gia đình, cục bộ địa phương cũng là liều thuốc kích thích không thể bỏ qua. (Cười) Anh thử đi cả V-League hỏi xem, có ai dám mạnh miệng tuyên bố sẽ đá bại K.Khánh Hòa ở Nha Trang không?!”

Thực tế có thể là như vậy, nhưng dù sao việc SLNA vươn lên dẫn đầu giai đoạn 1 sớm tới hai vòng kể cũng lạ, bởi ngoài V-League, thầy trò Thắng “Mạch” còn phải gồng mình đá cả AFC Cup. Giàn cầu thủ trẻ Trọng Hoàng, Ngọc Anh, Văn Bình, Văn Hoàn… cùng các đàn anh Đình Đồng, Huy Hoàng, Như Thuật giờ có thể ngẩng cao đầu với những gì mình làm được, ít nhất đến thời điểm hiện tại.

Hay nói như HLV cựu trào Trần Văn Phúc, người từng đưa Thanh Hóa vụt sáng trở thành hiện tượng cách đây 4-5 năm, thì chuyên môn vẫn phải là yếu tố tiên quyết. “May mắn một phần thôi, chả lẽ họ là những con robot, cứ bật máy vào sân là chạy sao? Đừng coi thường yếu tố sân nhà của họ.”

Tuy nhiên, sự kiện những CLB làng nhàng sớm lên ngôi dễ dẫn đến những tiêu cực ở lượt về. Trong quá khứ, có rất, rất nhiều trận đấu có mùi đã bị chỉ đích danh, dù bài toán bằng chứng đâu luôn làm BTC bó tay. Người ta lo lắng, những lần lên tập trung ĐTQG giữa 2 giai đoạn, dễ mang trụ cột những CLB “nhỏ” lại gần giàn sao của các bầu máu mặt.

Việc họ thân nhau, để rồi kêu gọi đàn em “buông” mỗi khi đối tác có… lời là điều có thật. Vấn đề nằm ở khả năng tài chính, ý thức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của chính bản thân VĐV.

Nhưng thôi, đấy là chuyện tương lai, còn bây giờ NHM chân chính hãy cứ vui với những chân giá trị mà các đội bóng nhỏ đang tạo được ở V-League 2011, ít nhất đến thời điểm hiện tại.

 

Kết quả vòng 13 V-League 2011:

Sân Pleiku, HAGL – SLNA: 0-1

Sân Thanh Hóa, Thanh Hóa – TV Ninh Bình: 3-1

Sân Chi Lăng, SHB Đà Nẵng – VC Hải Phòng: 3-1

Sân Thống Nhất, NaviBank SG – HN.ACB: 5-0

Sân Tân An, ĐT.LA – TĐCS Đồng Tháp: 1-1

Sân Hàng Đẫy, HP.HN – B.Bình Dương: 2-1

Hữu Tùng