Hy Lạp, Bulgaria, Romania và Hungary nâng cấp mạng lưới khí đốt
Vào năm 2016, các quốc gia trên đã ký một thỏa thuận hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để hiện thực hóa ý tưởng “Hành lang khí đốt trục dọc” (Vertical Gas Corridor). Qua ý tưởng này, các nước sẽ tạo ra được dòng khí đốt hai chiều, đi từ Hy Lạp qua Bulgaria, Romania và Hungary để đến Bắc Âu.
Theo thông cáo báo chí của công ty DESFA, tại Hội nghị về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) được tổ chức ở Athens, các công ty điều hành mạng lưới khí đốt, gồm bản thân DESFA (Hy Lạp), Bulgartransgaz (Bulgaria), FGSZ (Hungary) và SNTGN Transgaz (Romania), sẽ thực hiện trao đổi về khía cạnh pháp lý và kinh tế của Hành lang.
Thỏa thuận sẽ có hiệu lực trong 3 năm, kèm theo tùy chọn gia hạn thêm 1 năm.
Theo bà Maria Rita Galli - Giám đốc điều hành của DESFA: “Đây là một bước quan trọng trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng ‘Hành lang khí đốt trục dọc’ - một dự án có đóng góp đáng kể vào hoạt động đảm bảo an ninh nguồn cung ở quy mô rộng hơn”.
Bà cho biết thêm, ý tưởng trên sẽ giúp củng cố thêm vai trò của Hy Lạp và khu vực lân cận trong mảng năng lượng.
Công ty ICGB – nhà điều hành tuyến đường vận chuyển khí đốt thứ hai giữa Hy Lạp và Bulgaria (đường ống IGB), và Gastrade – công ty phát triển trạm lưu trữ và tái chế khí đốt nổi ở ngoài khơi cảng Alexandroupolis của Hy Lạp, cũng đã tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ.
Đường ống dẫn khí IGB là một cấu trúc quan trọng của Hành lang khí đốt trục dọc, và sẽ trở nên quan trọng hơn khi IGB đạt công suất tối đa 3 tỷ m3/năm.
Theo Reuters, IGB sẽ bắt đầu hoạt động trong năm nay.
Hơn nữa, hai giám đốc điều hành cấp cao của ICGB cho biết thêm: “Thông qua mối quan hệ hợp tác với DESFA, chúng tôi sẽ có cơ hội nâng công suất IGB lên 5 tỷ m3/năm”.
Vào năm 2024, cảng chứa LNG nổi ngoài khơi Alexandroupolis cũng sẽ đi vào hoạt động.
Khi Bulgaria từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng rúp của Nga, Moscow đã cắt nguồn cung khí. Kể từ đó, Bulgaria đã chuyển sang mua khí đốt từ Hy Lạp. Đối với quốc gia giáp biển này, đây là một diễn biến phù hợp với kế hoạch trở thành tuyến đường trung chuyển chính cho LNG ở châu Âu.
Trong năm nay, Hy Lạp đã hạ hạn ngạch nhập khẩu khí đốt Nga xuống còn một nửa. Thay vào đó, Hy Lạp tăng cường nhập khẩu LNG từ Mỹ và Ai Cập vào cảng LNG Revithoussa, gần thủ đô Athens.
Ai Cập sẽ đầu tư 179 triệu USD phát triển mạng lưới khí đốt tự nhiên |
Ngọc Duyên
AFP
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp