EU tranh cãi về áp trần giá khí đốt của Nga
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết : “Các hộ gia đình và doanh nghiệp đang phải đối mặt với giá điện và sự biến động thị trường to lớn”.
Một số nhà sản xuất điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời hoặc đập thủy điện "có doanh thu khổng lồ không phản ánh chi phí sản xuất của họ là thấp”, bà von der Leyen nói một cách chán nản.
Bà kêu gọi những "khoản lợi nhuận bất ngờ" này được phân phối lại để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp "dễ bị tổn thương".
Ủy ban châu Âu cũng đang hướng tới mục tiêu "giảm nhu cầu một cách thông minh", với "mục tiêu bắt buộc là giảm tiêu thụ điện vào thời gian cao điểm".
Các nhà sản xuất và phân phối khí đốt và dầu mỏ, những người đang kiếm được "lợi nhuận kếch xù” nhờ giá thế giới tăng vọt, cũng lọt vào tầm ngắm của Brussels.
“Chúng tôi sẽ kêu gọi sự đoàn kết của các công ty nhiên liệu hóa thạch, bởi vì tất cả các nguồn năng lượng phải góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng này", Chủ tịch Cơ quan điều hành châu Âu chỉ rõ. Các nước thành viên EU có thể sử dụng nguồn tài chính này để giúp đỡ người tiêu dùng nhưng cũng để đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch.
Brussels cũng đang đề xuất giới hạn giá khí đốt mà Nga bán cho EU, nhằm " giảm nguồn thu" mà Điện Kremlin sử dụng để " tài trợ cho cuộc chiến tàn khốc chống lại Ukraine".
Trước đó, vào hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng đất nước của ông sẽ không còn cung cấp dầu hoặc khí đốt cho các quốc gia giới hạn giá hydrocacbon của Nga.
"Vào đầu chiến tranh, 40% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU đến từ Nga thông qua đường ống. Ngày nay, nó chỉ chiếm 9%", bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Séc Jozef Sikela, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, đã chỉ trích ý tưởng giới hạn giá khí đốt của Nga.
Ông nói: “Đó không phải là một đề xuất mang tính xây dựng. Đây là một hình thức trừng phạt khác đối với Nga hơn là một giải pháp thực sự cho cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu”. Ông đồng thời kêu gọi nhanh chóng giảm giá điện và khí đốt.
Tuần trước, G7 đã quyết định áp trần với giá dầu xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, các nước này chưa có động thái cụ thể nào sau quyết định mang tính chính trị trên.
Brussels cũng đang đề xuất một cơ chế hỗ trợ cho các nhà cung cấp năng lượng thiếu thanh khoản trước sự biến động điên cuồng của thị trường thế giới, bằng cách cập nhật các quy định của EU để cho phép các quốc gia thành viên nhanh chóng cung cấp bảo lãnh công khai cho các công ty liên quan.
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ