Lý do khiến giá khí đốt chạm mức kỷ lục và giá dầu ổn định trở lại
Vào hôm 25/8, giá khí đốt đã tăng lên 318 euro/MWh, theo chuẩn giá sàn giao dịch TTF của Hà Lan. Vào trước đó, vào 15g40 theo giờ Việt Nam, giá khí đốt được giao dịch ở mức 315,995 euro/MWh.
Vào tháng 3, do ảnh hưởng chiến tranh Nga-Ukraine, giá khí đốt đã đạt kỷ lục với mức 345 euro / MWh. Con số này đã tăng lên gấp 7 lần so với năm ngoái.
Theo gã khổng lồ khí đốt Gazprom (Nga), giá khí đốt đã bị đẩy cao trong vài phiên gần đây, do thông báo bảo trì đường ống dẫn khí Nord Stream 1.
Các nhà phân tích thuộc ngân hàng Deutsche Bank (Đức) cho biết: “Hoạt động bảo trì này đã dấy lên mối quan ngại lớn: Nord Stream sẽ không mở lại dòng chảy”.
Sự gián đoạn nguồn cung này xảy ra trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang chật vật để lấp đầy kho trữ năng lượng, nhằm đối mặt với nguy cơ thiếu năng lượng trong mùa đông sắp tới.
Theo dự báo ngày 25/8, giá điện giao vào đầu năm 2023 sẽ đạt mức 750 euro/MWh ở Đức và 880 euro/MWh ở Pháp. Hai con số này sẽ tạo nên kỷ lục mới trong lịch sử.
Trong khi đó, do quyết định giảm sản lượng dầu từ phía Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) và khả năng hồi sinh của thỏa thuận hạt nhân Iran, giá dầu đang trên đà ổn định trở lại.
Dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10 đã tăng lên 101,33 USD/thùng (+0,11%).
Còn dầu thô ngọt nhẹ WTI giao cùng tháng thì giảm xuống 94,84 USD/thùng (-0,05%).
Đầu tuần này, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Abdelaziz bin Salman cho biết OPEC + có thể sẽ cắt giảm sản lượng. Các nước thành viên như Iraq và Kuwait đã lên tiếng ủng hộ.
Các nhà phân tích thuộc ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) cho biết thị trường sẵn sàng bảo vệ giá dầu nhằm duy trì trên mức 90 USD/thùng.
Giá dầu thô đã không giảm kể từ đó. UBS thậm chí còn dự đoán giá dầu sẽ phục hồi trong những tháng tới. Trước đó, dầu Brent từng đạt mức 125 USD/thùng.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran có thể sẽ thay đổi tất cả.
Hôm 24/8, Mỹ đã lên tiếng phản hồi về đề xuất mới nhất của EU trong một cuộc đàm phán hạt nhân. Những phản hồi này có thể đem lại hi vọng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran. Vào năm 2015, Tổng thống Donald Trump đã đưa quyết định rút khỏi thỏa thuận này.
Giá dầu hôm nay 26/8 diễn biến trái chiều |
Lách vòng vây của phương Tây, Nga có thể giảm 30% giá dầu cho châu Á |
Sau chiến tranh Nga-Ukraine, thị trường dầu mỏ thế giới giờ ra sao? |
Ngọc Duyên
AFP
-
Giá vàng trong tuần (21/10-27/10): Kết thúc tuần tăng giá
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Apple bị “soán ngôi” công ty giá trị nhất thế giới
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh