Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh (Ảnh minh họa) |
Giá vàng thế giới tiếp đà tăng mạnh
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 26/10, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2747,69 USD/ounce, tăng 17,63 USD so với cùng thời điểm ngày 25/10.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 26/10, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP HCM ở mức 87-89 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 25/10.
Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 87-89 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 25/10.
Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 87-89 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giữ nguyên ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 25/10.
Xuất khẩu nông sản có thể lập kỷ lục 61 tỷ USD
Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2024 đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp vọt lên 13,9 tỷ USD, chiếm 66,8% tổng thặng dư của cả nền kinh tế.
Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt 60 - 61 tỷ USD.
Giá gạo tại Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm
Trong tuần qua, giá gạo tại Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu hàng đầu và tại Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với mặt hàng chủ lực này và gây lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 450-484 USD/tấn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 460-490 USD/tấn.
Tương tự, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 532 USD/tấn vào ngày 24/10, giảm so với mức 537 USD/tấn một tuần trước. Giá tuần này đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023.
Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
Bộ Tài chính cho biết, dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu nợ vay của Chính phủ, từ tỷ trọng 38% xuống còn 28%, tương ứng giảm 176 nghìn tỷ đồng trong cả giai đoạn 2019-2023, giúp giảm rủi ro về tỷ giá, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
Phân theo từng bên cho vay, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam vẫn là Nhật Bản với trên 247 nghìn tỷ đồng nhưng vốn vay từ quốc gia này giảm mạnh nhất 5 năm vừa qua, tương ứng giảm 88 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 29,5 nghìn tỷ, 27 nghìn tỷ và 13,5 nghìn tỷ đồng.
Việt Nam chi mỗi ngày gần 300 triệu USD nhập khẩu máy tính và linh kiện
Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/10, cả nước chi 83,46 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Như vậy, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi khoảng 293 triệu USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất khi chiếm đến 28,32% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. So với cùng kỳ 2023, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng trên tăng 16,82 tỷ USD, tương đương tăng trưởng 25,24%.
P.V (t/h)
-
Giá vàng hôm nay (26/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
Tin tức kinh tế ngày 25/10: Thu ngân sách cả năm 2024 ước tăng trên 10%
-
Giá vàng hôm nay (25/10): Tăng trở lại
-
Giá vàng hôm nay (24/10): Thị trường thế giới giảm trước áp lực chốt lời
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Online Friday 2024: Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/10 - 26/10
-
Giá vàng hôm nay (26/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh