Dự kiến mức phí đối với phương tiện vào nội đô Hà Nội, cao nhất 60.000 đồng/lượt
Như đã đưa tin, với mục tiêu giảm xe ô tô đi vào nội đô tiến tới ùn tắc, ô nhiễm môi trường, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cùng với đơn vị tư vấn xây dựng xong phương án lập 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô. Tuy nhiên, để thực hiện được đề này, TP Hà Nội cần phải có kế hoạch như thế nào vẫn đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo kế hoạch mới xây dựng, trạm thu phí được đề xuất xây dựng tại các vị trí như: Nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, nút giao Big C Thăng Long, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Giải Phóng, Cổ Linh - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hoàng Quốc Việt, Võ Chí Công, cầu Đông Trù, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì…
Sau khi đơn vị tư vấn hoàn thành kế hoạch xây dựng các vị trí thu phí, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội đã đưa ra mức phí dự kiến với các loại xe vào nội đô thành phố.
Phương tiện lưu thông tại đường vành đai 3, Hà Nội. |
Cụ thể, dự kiến, TP Hà Nội thu đối với các xe ô tô cá nhân dưới 9 chỗ (là đối tượng chính của thu phí) được đề nghị 25.000-60.000 đồng/lượt; xe ô tô từ 9 chỗ trở lên và xe tải các loại được đề xuất mức thu 15.000-40.000 đồng/lượt.
Thời gian thực hiện thu phí từ 5h-21h có phân biệt mức thu theo giờ cao điểm (giờ cao điểm sáng từ 6h-9h, chiều từ 16h-19h30. Các đối tượng chịu phí giảm ùn tắc giao thông là các xe ô tô di chuyển từ bên ngoài vào khu vực thu phí.
Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội, qua khảo sát, có 55% người dân chấp nhận đóng phí để di chuyển bằng xe ô tô cá nhân vào nội đô, số còn lại sẽ chuyển sang sử dụng các loại phương tiện công cộng khác.
Việc thu phí này, sẽ xác định xe ô tô con cá nhân là đối tượng chính chịu phí nhằm hạn chế số lượng phương tiện, thay đổi hành vi lựa chọn phương tiện đi lại để hạn chế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trong khu vực thu phí.
Đối với phương án thu phí, cần ưu tiên xe taxi theo quan điểm ưu tiên do taxi là phương thức vận tải bán công cộng, xe tải được quản lý theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 2/10/2020 của UBND TP sẽ không chịu phí hoặc với mức phí thấp.
Đối với xe ô tô khách thương mại dù có tác dụng vận chuyển tập trung nhiều người dân cùng lúc, nhưng vẫn sẽ bị áp dụng thu phí, dù cách thu khác nhau theo hướng thấp hơn so với xe con cá nhân. Ngoài ra, xe ô tô của người dân, cơ quan, tổ chức trong khu vực thu phí có chính sách miễn giảm.
Các phương tiện được hưởng chính sách ưu đãi, giảm phí sẽ bao gồm xe ô tô kinh doanh vận tải (xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe tuyến cố định, xe tải các loại, xe ô tô dưới 9 chỗ của người dân trong khu vực; xe ô tô của cơ quan công sở trong khu vực (sẽ được miễn phí một số lượt nhất định, ngoài số đó sẽ phải trả phí bình thường).
Đối tượng miễn phí gồm xe ưu tiên theo quy định hiện hành (xe cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe quân đội...); xe công vụ; xe buýt công cộng.
Mặc dù được miễn phí nhưng các loại xe này vẫn phải đăng ký trong hệ thống, được lắp thiết bị trên xe và cài đặt chế độ miễn thu phí để đảm bảo phân biệt với các loại xe ô tô cùng chủng loại những vẫn phải chịu phí.
Dự trù tổng kinh phí đầu tư xây dựng 87 trạm thu phí là trên 2.646 tỷ đồng, trong số này, chi phí thiết bị "ngốn" nhiều vốn nhất khi chiếm tới 2.155 tỷ đồng. Các chi phí còn lại bao gồm xây dựng, quản lý, chi phí dự phòng và chi phí khác.
Xuân Hinh
-
Đề xuất thu phí xe vào nội đô Hà Nội từ 2027
-
Thu phí phương tiện vào nội đô có khả năng làm tăng thêm gánh nặng cho người dân
-
Hà Nội lập trạm thu phí xe vào nội đô từ 2025
-
Tin tức hôm nay 2/11: Máy lọc nước từ không khí bên Hồ Gươm; Xe buýt gây tai nạn liên hoàn
-
TP HCM thu phí đỗ ô tô qua điện thoại
-
Quảng Ngãi: Các khu vực đỗ xe tránh mưa lũ
-
Đường sắt Việt Nam bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025