Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Doanh nghiệp gồng mình trong bão giá

13:00 | 12/04/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chi phí đầu vào tăng cao, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Song, nhằm chia sẻ với người tiêu dùng trong “bão giá”, không ít doanh nghiệp nỗ lực “gồng mình” kìm giữ giá sản phẩm.
Doanh nghiệp gồng mình trong bão giá

Ông Nguyễn Ngọc An -Tổng giám đốc Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan): Nỗ lực cắt giảm chi phí

Xăng dầu tăng giá, mọi chi phí, nguyên vật liệu đầu vào đều tăng theo. Vissan đang tiếp tục nghe ngóng tình hình thị trường. Hiện nay, Vissan cũng phải xem xét lợi nhuận, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời chấp nhận không tăng giá sản phẩm, giảm lợi nhuận. Không dễ tăng giá hàng hóa trong thời điểm này vì sức mua sau Tết Nguyên đán vẫn ở mức thấp. Tới thời điểm này, Vissan vẫn chưa tăng giá bán các sản phẩm trong và ngoài chương trình bình ổn thị trường. Hơn nữa, do dịch Covid-19, thu nhập của người tiêu dùng giảm, nên Vissan muốn chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Doanh nghiệp hoạt động theo lợi nhuận nhưng cũng phải có trách nhiệm với xã hội, đó là lý do Vissan vẫn ráng cầm cự, nhưng sau 2-3 tháng tới thì không dám nói trước là có ổn định được giá bán sản phẩm hay không. Nếu trong thời gian tới, xăng dầu và mọi chi phí tiếp tục tăng, Vissan cũng khó có thể không tăng giá sản phẩm.

Để kéo giảm thấp nhất chi phí trong sản xuất trong thời “bão giá”, các doanh nghiệp nỗ lực cắt giảm những chi phí không cần thiết, tái cấu trúc hoạt động; chủ động nghiên cứu, thích ứng nhanh, đầu tư mạnh mẽ phát triển kỹ thuật số trong hệ thống của doanh nghiệp, số hóa chuỗi cung ứng... Ngoài ra, doanh nghiệp còn phát huy hiệu quả kết hợp nhân lực - máy móc đáp ứng những yêu cầu mới, từ đó tiết kiệm chi phí hết mức có thể nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp gồng mình trong bão giá

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP HCM: Chia sẻ nhằm giảm áp lực tăng giá

Việc giá xăng dầu liên tiếp tăng cao trong thời gian gần đây đã, đang gây ra áp lực rất lớn tới chi phí vận hành và kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Vừa vượt khó từ Covid-19, rồi hàng hóa ứ đọng tại các cửa khẩu xuất sang thị trường Trung Quốc, giờ đây doanh nghiệp lại thêm kiệt quệ vì giá xăng dầu tăng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Doanh nghiệp gồng mình trong bão giá
Doanh nghiệp cố gắng giữ bình ổn giá thị trường

Bên cạnh tình trạng “bão giá” nguyên vật liệu sản xuất đầu vào, doanh nghiệp đang đối diện với chi phí vận chuyển tăng. Mỗi container 12-15 tấn vận chuyển từ các tỉnh phía Nam ra cửa khẩu biên giới phía Bắc mất chi phí khoảng 100 triệu đồng. Chỉ từ đầu năm đến nay, xăng dầu đã 4 lần tăng giá, cước vận chuyển hàng hóa, nông sản từ các tỉnh phía Nam tiếp tục tăng, dự báo giá cước sẽ đội lên 120-130 triệu đồng/container, có thể sẽ còn cao hơn nữa. Chi phí tăng cao, cơ hội chinh phục thị trường xuất khẩu khó hơn vì tính cạnh tranh giảm.

Hiện các doanh nghiệp đang triển khai thêm nhiều biện pháp kích cầu bằng việc khuyến khích khách hàng nhập hàng với số lượng lớn hơn trong 1 chuyến; thay vì trước đây 2 đơn hàng cần phải 3 xe tải đến lấy hàng, bây giờ cho 1 xe lấy hàng, về chia cho các xe. Hoặc, sẽ kết hợp 2-3 khách hàng với nhau nếu như cùng một tuyến đường, cùng địa điểm nhận hàng và chi phí được chia cho các khách hàng, khiến giá cước vận chuyển giảm đi, các bên cùng nhau chia sẻ nhằm giảm áp lực chi phí vận chuyển.

Doanh nghiệp gồng mình trong bão giá
Doanh nghiệp gồng mình trong bão giá

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP HCM: Làm mới chương trình bình ổn thị trường

Sở Công Thương ghi nhận các ý kiến đề xuất của doanh nghiệp và báo cáo UBND TP HCM; đồng thời đề nghị doanh nghiệp cùng với Sở Công Thương và các sở, ngành khác làm mới chương trình bình ổn thị trường, trong đó đặc biệt là những ý kiến đóng góp về cơ chế hỗ trợ nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó thực hiện tốt hơn vai trò tham gia điều phối, dẫn dắt thị trường. Ngoài ra, Sở Công Thương sẽ tiếp thu các đề xuất của các doanh nghiệp và sớm đưa ra các giải pháp hỗ trợ chi tiết cho từng lĩnh vực.

Năm 2022, TP HCM vẫn kỳ vọng lớn vào sự hồi phục và phát triển sau đại dịch Covid-19. Theo đó, thành phố sẽ tập trung triển khai các nội dung chính như kêu gọi đầu tư vào các trung tâm logistics, phối hợp triển khai hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghiệp cao, tăng cường hỗ trợ, đồng hành với các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu...

Doanh nghiệp đang đối diện với chi phí vận chuyển tăng. Mỗi container 12-15 tấn vận chuyển từ các tỉnh phía Nam ra cửa khẩu biên giới phía Bắc mất chi phí khoảng 100 triệu đồng, dự báo sẽ đội lên 120-130 triệu đồng/container.

Thanh Hồ

Xung đột tại Ukraine đe dọa chuyển đổi năng lượng toàn cầuXung đột tại Ukraine đe dọa chuyển đổi năng lượng toàn cầu
"Con dao hai lưỡi" sau đòn trừng phạt của phương Tây với Nga
Kinh tế Ukraine có thể sụt giảm gần một nửa vì chiến sự với NgaKinh tế Ukraine có thể sụt giảm gần một nửa vì chiến sự với Nga
Áp lực gì khiến giá dầu sụt giảm?Áp lực gì khiến giá dầu sụt giảm?
Châu Âu đau đầu tìm lối thoát phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt của NgaChâu Âu đau đầu tìm lối thoát phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt của Nga
Nga hé lộ cách vượt đòn trừng phạt Nga hé lộ cách vượt đòn trừng phạt "chưa từng có" của phương Tây