Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xung đột tại Ukraine đe dọa chuyển đổi năng lượng toàn cầu

09:39 | 12/04/2022

594 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến các cơ sở năng lượng tái tạo tại nước này bị đe dọa nghiêm trọng, đồng thời tạo ra nguy cơ đối với quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu
Xung đột tại Ukraine đe dọa chuyển đổi năng lượng toàn cầu
Hình minh họa

Ukraine tổn thất lớn

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine là mối đe dọa lớn đối với các cơ sở năng lượng tái tạo tại Ukraine. Cơ quan Năng lượng tái tạo Ukraine (UARE) ước tính, Ukraine có khoảng 47% công suất lắp đặt năng lượng tái tạo nằm ở các vùng chiến sự. 89% trang trại điện gió của Ukraine được đặt ở các khu vực đang xảy ra xung đột. Một nửa số trang trại điện gió ở Ukraine đã bị đóng cửa.

Ngoài ra, những cơ sở điện mặt trời trên mặt đất chiếm 37% và có 35% cơ sở điện mặt trời áp mái nhà hoặc mặt tiền của các tòa nhà nằm ở những khu vực xảy ra xung đột. Các khu vực lân cận là nơi có số lượng lớn các cơ sở điện mặt trời cũng đang bị đe dọa.

Nếu xung đột giữa Nga và Ukraine lan rộng, khả năng các nhà máy khí sinh học và các nhà máy thủy điện nhỏ sẽ bị phá hủy một phần. Chính vì vậy, cuộc xung đột đã đe dọa nghiêm trọng đến nguồn năng lượng tái tạo của Ukraine.

UARE cho biết, vào đầu năm 2022, Ukraine đã đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo hơn 12 tỉ USD nhằm mục đích đạt được công suất lắp đặt 9.500 MW. Hiện nay, hơn 5,6 tỉ USD tài sản năng lượng tái tạo đang nằm ở những khu vực chiến sự. Các cơ sở lắp đặt trị giá khoảng 3,6 tỉ USD nằm ở các khu vực lân cận.

Xét về công suất, hơn 3.970 MW năng lượng tái tạo có nguy cơ sẽ bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn. Đồng thời, các cơ sở lắp đặt có công suất hơn 2.400 MW cũng đang nằm tại những khu vực có mối đe dọa đang ngày càng gia tăng.

Theo các báo cáo gần đây, nhiều cơ sở hạ tầng của Ukraine bị phá hủy như thiệt hại nhiều tấm pin mặt trời, thiết bị điện và đường dây tải điện. Đối mặt với cục diện chưa từng có này, Ukraine đang cân nhắc việc nhờ đến các tòa án quốc tế để yêu cầu Nga bồi thường thiệt hại cho tất cả tổn thất của Ukraine.

Xung đột tại Ukraine đe dọa chuyển đổi năng lượng toàn cầu
Xung đột tại Ukraine đe dọa chuyển đổi năng lượng toàn cầu

Kìm hãm chuyển đổi năng lượng toàn cầu?

Liệu tình hình khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine có tác động tới chuyển đổi năng lượng toàn cầu?

Nếu khủng hoảng trong thời gian ngắn, việc sản xuất than không còn là điều cấm kỵ nữa, hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo, các nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng, đang trở thành những hy vọng giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga.

Trong khi Mỹ áp đặt lệnh cấm đối với dầu mỏ của Nga, châu Âu và những nước khác muốn giảm phụ thuộc hydrocarbon của Nga, đặc biệt là khí đốt. Một số quốc gia đang muốn quay trở lại với than đá - nhiên liệu sản xuất điện có hại cho khí hậu nhất. Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Frans Timmermans, cho rằng: Không có gì phải cấm kỵ về việc sử dụng than lâu hơn đối với các quốc gia như Ba Lan, thậm chí chuyển thẳng sang năng lượng tái tạo mà không cần chuyển qua bước đệm khí đốt. Theo các nhà phân tích của ngân hàng RBC, việc than đá chuyển sang năng lượng tái tạo khiến Liên minh châu Âu (EU) có suy nghĩ thay đổi hoàn toàn với than đá.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) không liệt kê than vào danh sách 10 khoáng sản quan trọng nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga về khí đốt vì than gây hại cho khí hậu, nhưng thừa nhận một điều rằng, than đá có thể giúp sự phụ thuộc này giảm đi “nhanh và xa hơn”. Nhận định này được đưa ra khi nhu cầu sử dụng than trên toàn cầu đã đạt mức lịch sử vào năm 2021, với nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc - quốc gia thích sử dụng than hơn khí đốt vì giá khí đốt đắt hơn.

EU và các tổ chức phi chính phủ khuyến khích đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, điện cũng như khí sinh học. Giám đốc tài chính của Công ty Schroders cho biết: “Tình hình khủng hoảng ở Ukraine càng củng cố xu hướng chuyển đổi sang hệ thống năng lượng dựa trên nguồn điện sạch, chi phí rẻ và an toàn. Với sự tăng giá của các loại năng lượng thông thường, năng lượng tái tạo có sức hút lớn”.

Vào năm 2021, IEA cho biết, thế giới đã chứng kiến một sự huy động chưa từng có về điện mặt trời và điện gió. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Thế giới cần phải tăng gấp 4 lần công suất lắp đặt điện mặt trời và điện gió mỗi năm để giữ cho sự nóng lên toàn cầu không tăng quá 1,50C.

Đối với tác động giá của các loại khoáng sản quan trọng như niken ngày nay (phần lớn được sản xuất ở Nga) thì sao? Còn việc các tập đoàn dầu khí tăng đầu tư nhằm hưởng lợi từ giá cao thì thế nào? Ông Fatih Birol - Giám đốc IEA - cảnh báo: “Quan sát của tôi cho thấy, biến đổi khí hậu đang dần thoát khỏi danh sách các vấn đề ưu tiên của toàn cầu. Một số người nghĩ rằng, chúng ta có những vấn đề an ninh nguồn cung do đã tập trung quá nhiều vào năng lượng sạch. Suy nghĩ này rất nguy hiểm. An ninh năng lượng rất quan trọng, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải ngừng nỗ lực tạo ra nguồn năng lượng sạch”.

Ngoài nguồn cung, cầu còn là đòn bẩy mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Nhà nghiên cứu của Viện Phát triển bền vững và quan hệ quốc tế (IDDRI), ông Nicolas Berghmans, đánh giá: “Điều quan trọng là chúng ta phải nghĩ cách giảm thiểu lãng phí trong tiêu thụ năng lượng”.

Điều quan trọng trong các kịch bản chuyển đổi năng lượng hiện nay là hiệu quả năng lượng. Giám đốc Công ty Năng lượng Pháp Engie - bà Catherine MacGregor - nói rằng, việc giảm nhiệt độ sưởi xuống 1 độ sẽ tiết kiệm được chi phí tương đương với 12-15 tàu chở khí ở Pháp mỗi năm.

EU cũng đang dựa vào các phương pháp tăng cao hiệu quả năng lượng, tiêu thụ ít năng lượng hơn nhưng cho cùng một kết quả, chẳng hạn cách nhiệt tốt hơn các tòa nhà hoặc thay đổi chế độ sưởi...

S.Phương