Làm gì để không còn cảnh “ngân hàng ế vốn, doanh nghiệp đói vốn”
Tại buổi làm việc với đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra nhiều chỉ đạo quan trọng với tinh thần, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp bằng việc “đặt mình vào địa vị của người khác để cùng tháo gỡ khó khăn”.
Ảnh minh họa |
Một trong những chỉ đạo quan trọng của người đứng đầu Chính phủ là ngành ngân hàng cần tiếp tục quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, đặc biệt là triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn thông qua tăng cung tiền, bảo đảm nhu cầu tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Thủ tướng cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay.
Thêm một lần câu chuyện không mới “ngân hàng ế vốn, doanh nghiệp đói vốn” và phía sau đó là câu chuyện tạo những thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng lại nổi lên như một câu chuyện thời sự của nền kinh tế mà ở đó nó đòi hỏi các cơ quan chức năng đã quyết liệt càng cần quyết liệt hơn, đã linh hoạt càng cần linh hoạt hơn. Bởi những khó khăn của doanh nghiệp đã kéo dài và sự chịu đựng này nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế cũng như ổn định an sinh, ổn định xã hội.
Tại họp báo Chính phủ mới đây, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận việc có những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khó tiếp cận tín dụng. Trước đây doanh nghiệp khó về năng lực tài chính để đảm bảo vay phải có khả năng trả nợ, đến nay càng khó hơn. Vấn đề này, Chính phủ, các bộ, ngành, các hiệp hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành ngân hàng đang quyết liệt tháo gỡ.
Trong kinh doanh, câu chuyện “buôn tài không bằng dài vốn” có lẽ chưa lúc nào nóng bỏng như lúc này. Chưa cần nói đến “dài vốn” ma chỉ cần yếu tố tiếp cận được vốn ở mức độ nhất định là mong mỏi tối ngày của đa số các doanh nghiệp. Chính bởi vậy sự chỉ đạo của Thủ tướng thêm một lần trên vấn đề tiếp cận vốn lại càng đòi hỏi các ngân hàng thương mại và ngân hàng cổ phần vào cuộc bằng tinh thần, tư duy, linh hoạt để chung tay cùng gỡ khó cho doanh nghiệp, tạo những đường ray thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Bởi khi doanh nghiệp phục hồi và bước vào giai đoạn tăng trưởng, thì chẳng những nền kinh tế được lợi mà chính là các ngân hàng cũng được lợi, để cùng doanh nghiệp “dài vốn” mà không phải quá đắn đo chuyện “bảo toàn vốn” bằng mọi giá.
Theo Báo Công Thương
Giải pháp nào để vốn ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa “gặp được nhau”? Phương án kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất yếu, phương án kinh doanh mới không có. Ngân hàng vì thế không có cơ sở để cho vay mới… |
-
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư
-
Khoảng 73.000 khách hàng cần "trợ lực" vốn sau bão
-
Tin tức kinh tế ngày 14/8: Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng vượt mốc 21 triệu tỷ đồng
-
Tin tức kinh tế ngày 5/6: Thu ngân sách từ nhà đất tăng vọt
-
Phá "rào cản” tín dụng doanh nghiệp
-
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
-
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
-
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Giá vàng hôm nay (15/11): Phục hồi sau phiên giảm sâu